Sai sót trong y khoa ảnh hưởng thế nào đến bệnh nhân ung thư?

IIMSVietnam

Thành viên
Tham gia
18/11/2021
Bài viết
0
Tại Mỹ, các sự cố về nhầm lẫn/ sai sót trong y khoa là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tử vong (đứng thứ 3), chỉ đứng sau ung thư và các bệnh về tim mạch, thậm chí vượt qua cả đột quỵ, Alzheimers, tiểu đường, v.v. Báo cáo này dựa theo dữ liệu của các nhà nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins – Trường ĐH nghiên cứu khoa học uy tín top đầu trên thế giới. Họ cho rằng sự cố này có thể gây nên khoảng 250.000 trường hợp tử vong mỗi năm. Vậy cần làm gì để có thể hạn chế được những rủi ro, hạn chế trên? Hãy cùng IIMS Việt Nam tham khảo bài viết dưới đây.

1. Sự cố, sai sót trong y khoa

Sự cố sai sót trong y khoa là gì?

Theo Viện Y khoa Hoa Kỳ, sai sót y khoa là thất bại trong việc thực hiện một việc làm (không theo như ý định được vạch ra lúc ban đầu), hay sai lầm trong lúc lên kế hoạch hành động để hoàn tất mục tiêu.

Sai sót y tế là một tác động có hại có thể ngăn ngừa được trong quá trình chăm sóc y tế. Có thể kể đến một số vấn đề thường xuyên xảy ra như:
  • Thông tin chụp chiếu, xét nghiệm sai (Nhầm tên, danh tính, nhầm mẫu, v.v.)​
  • Chẩn đoán sai bệnh​
  • Sai sót trong việc lựa chọn phương thức, phác đồ điều trị​
  • Sai sót trong lỗi kê đơn thuốc​
  • Điều trị chậm trễ​
  • Sai sót liên quan đến gây mê, phẫu thuật sai vị trí​
  • Theo dõi không đầy đủ sau khi điều trị (cấp cứu, thủ thuật, phẫu thuật, v.v.)​
  • Tác dụng phụ của thuốc, sai liều lượng và truyền máu không đúng cách​
  • Không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp và các lỗi kĩ thuật gây nhiễm trùng, v.v.​
Những lỗi này do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên có thể ngăn ngừa và phòng tránh được. Dưới đây là một số ảnh hưởng bởi chẩn đoán nhầm, sai, chậm trễ có thể tác động tới bệnh nhân ung thư.

Tuy rằng việc chẩn đoán nhầm ung thư không thường xuyên xảy ra, song những trường hợp này vẫn có khả năng diễn ra và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều trị cũng như tỉ lệ sống sót của bệnh nhân.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Boston, các bác sĩ ở Mỹ tin rằng ung thư hạch bạch huyết (lymphoma) là “bệnh ung thư bị chẩn đoán sai nhiều nhất”. Một lí do chính khiến các bác sĩ chẩn đoán nhầm loại ung thư này là do các triệu chứng biểu hiện khá phổ biến, tương đồng với các tình trạng bệnh khác, ít nghiêm trọng hơn, ví dụ như sốt, sụt cân, mệt mỏi, đổ mồ hôi ban đêm, v.v. Thường họ cho rằng những dấu hiệu này là triệu chứng của cảm lạnh thông thường hoặc nhiễm trùng.

Theo Hiệp hội các nhà văn khoa học quốc gia, ung thư vú cũng thường bị chẩn đoán nhầm, dẫn đến việc bị phát hiện chậm trễ. Theo Tạp chí Y học New England, có tới 31% trường hợp ung thư vú được chẩn đoán quá mức, khiến bệnh nhân khỏe mạnh phải trải qua các đợt điều trị điều trị ung thư nặng nề và tốn kém mà không có lí do. Mặt khác, chụp nhũ ảnh tuyến vú bỏ sót khoảng 16% các trường hợp ung thư vú, theo tổ chức Susan G. Komen – Tổ chức ung thư vú lớn nhất và được tài trợ tốt nhất tại Hoa Kỳ. Đối với những bệnh nhân này, việc chậm phát hiện và điều trị ung thư vú có thể gây tử vong. Vì đối với ung thư vú giai đoạn đầu có tỉ lệ sống sót gần 100%. Tuy nhiên, khi ung thư thư vú tiến triển đến giai đoạn IV, chỉ 28% bệnh nhân sống sót trong 5 năm hoặc lâu hơn. Khi các bác sĩ chẩn đoán sai ung thư vú, hậu quả có thể gây tử vong.

Ung thư phổi có ít triệu chứng trong giai đoạn đầu. Các bác sĩ có thể chẩn đoán nhầm bệnh ung thư với tình trạng khó thở do hen suyễn hoặc COPD (Chronic Obstructive Pulmonary Disease – Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính). Họ cũng có thể nhầm lẫn ho mãn tính do ung thư phổi gây ra với viêm phổi hoặc viêm phế quản. Nếu bạn ho ra máu, các bác sĩ cũng có thể cho rằng bạn bị bệnh lao trong khi tình trạng thực sự là ung thư phổi. Bệnh ung thư phổi càng kéo dài không được chẩn đoán, tiên lượng của bệnh nhân càng trở nên tồi tệ hơn. Ở giai đoạn 0, tỉ lệ sống sót là 73 – 90%, nhưng tỉ lệ đó giảm xuống dưới 10% khi ung thư chuyển sang giai đoạn IV.

Ung thư đại tràng cũng được đánh giá là một trong bệnh ung thư khó phát hiện, dễ nhầm lẫn vì hầu hết các dấu hiệu sớm không rõ ràng, có thể bị chẩn đoán sai. Tỉ lệ sống sót nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm là 91% và nếu phát hiện muộn ở giai đoạn IV, chỉ còn là 14%.

Melanoma – Ung thư tế bào hắc tố là một dạng ung thư da hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong cũng là một những loại ung thư thường bị chẩn đoán nhầm nhất ở Hoa Kì. Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu của căn bệnh này có thể giống với bệnh chàm hoặc các tình trạng khác không phải ung thư. Nếu các bác sĩ loại bỏ các dấu hiệu và sự phát triển trên da đáng ngờ mà không cần kiểm tra thêm có thể khiến ung thư tiến triển đến các giai đoạn đe dọa tính mạng.

Ung thư thực sự không phải là bản án tử hình nếu người bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm và có kế hoạch điều trị chính xác. Tuy nhiên, việc chẩn đoán căn bệnh này ở giai đoạn đầu là khá phức tạp và thường bị nhầm lẫn với một số bệnh khác. Từ những thiếu sót trong việc chẩn đoán hình ảnh, hay bỏ qua một số thông tin quan trọng hoặc năng lực y khoa còn hạn chế có thể khiến người bệnh giảm đi cơ hội sống.

chan-doan-ung-thu-cham-tre

2. Hạn chế sai sót trong y khoa

Để hạn chế sai sót trong y khoa, về phía đội ngũ y tế, họ đã và đang không ngừng cập nhật, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cũng như thường xuyên tổ chức, diễn tập các tình huống cấp cứu tối khẩn cấp. Còn về phía bệnh nhân, dưới đây là một số cách mà bạn có thể hạn chế được những rủi ro, sai sót không đáng có, ngay từ khâu chẩn đoán bệnh:

Đặt câu hỏi: Hãy hỏi về lợi ích, tác dụng phụ và nhược điểm của một số loại thuốc hoặc thủ thuật được khuyến nghị. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các phương tiện truyền thông, công cụ tìm kiếm để tìm hiểu thêm về tình trạng của chính mình, cũng như những loại thuốc đã được kê đơn.

Ý kiến y tế thứ hai: Nếu bạn vẫn có những băn khoăn, lo lắng sau khi nhận được chẩn đoán bệnh, hãy sử dụng dịch vụ ý kiến y tế thứ hai, tham vấn ý kiến từ một chuyên gia y tế khác với nơi chẩn đoán ban đầu. Đây là cách giúp bạn giảm thiểu được tối đa những rủi ro ngay từ những bước đầu tiên, để có thể xác định được: tình trạng sức khỏe hiện tại, phương thức điều trị phù hợp, tác dụng phụ của những loại thuốc được kê đơn, có nên thực hiện phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hay không, v.v. Hơn nữa, sau khi được chẩn đoán ban đầu, người bệnh có thể sẽ không có nhiều câu hỏi vì còn bất ngờ, hoặc không có bất cứ một thông tin, khái niệm gì về căn bệnh mắc phải. Tuy nhiên, sau đó, bệnh nhân nắm bắt được thông tin qua nhiều nguồn (người thân, bạn bè, thông tin trên mạng tìm kiếm),... và có thể xuất hiện nhiều câu hỏi được đặt ra. Đây là cơ hội để người bệnh có thể trao đổi chi tiết, kĩ càng hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân để lựa chọn ra phương hướng điều trị phù hợp nhất.

3. Hỗ trợ y tế toàn diện – IIMS Việt Nam

Hệ thống chăm sóc y tế của Nhật Bản phù hợp với những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như ung thư và đột quỵ não, hoặc các bệnh liên quan tới lối sống mà người già hay mắc phải. Chính vì vậy, đối với các bệnh nhân có mong muốn được thăm khám hay điều trị tại nước ngoài, IIMS Việt Nam cung cấp các dịch vụ hỗ trợ y tế toàn diện để khách hàng có thể lựa chọn dựa trên nhu cầu và mong muốn:
  • Khám sức khỏe tổng quát​
  • Tầm soát ung thư​
  • Khám chuyên sâu​
  • Điều trị chuyên sâu​
  • Điều trị ung thư với phương pháp tiên tiến: ion nặng, miễn dịch, v.v.​
  • Ý kiến y tế thứ hai (Lắng nghe ý kiến tư vấn chuyên môn từ các chuyên gia y tế hàng đầu tại Nhật Bản)​

4. Dịch vụ hỗ trợ toàn diện – IIMS Việt Nam

Không phải lo lắng tìm kiếm thông tin hay lựa chọn nhiều đơn vị cung cấp các dịch vụ riêng lẻ như dịch thuật, tư vấn, khi đến với IIMS Việt Nam, bạn sẽ được đội ngũ nhân viên chăm sóc và hỗ trợ một cách toàn diện, chu đáo nhất:
  • Tiếp nhận đầy đủ thông tin của bệnh nhân bao gồm bệnh án (nếu có)​
  • Dịch thuật hồ sơ bệnh án chính xác, đầy đủ, chi tiết bởi nhân viên dịch thuật chuyên nghiệp​
  • Lựa chọn, tư vấn bệnh viện phù hợp nhất với khách hàng (có thế mạnh liên quan đến tình hình sức khỏe của bệnh nhân hoặc theo nhu cầu mong muốn của khách hàng)​
  • Hỗ trợ xin visa y tế​
  • Hỗ trợ đặt vé máy bay, khách sạn (trong trường hợp khách hàng có nhu cầu).​
  • Hỗ trợ dịch vụ đưa đón tại Nhật Bản​
  • Hỗ trợ trong quá trình thăm khám, điều trị tại Nhật Bản​
  • Chăm sóc khách hàng sau khi về nước​
IIMS Việt Nam là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ du lịch y tế, khám chữa bệnh tại Nhật Bản. Không chỉ có vậy, IIMS Việt Nam còn trực thuộc tập đoàn y tế IMS – một trong những tập đoàn y tế hàng đầu Nhật Bản với 140 cơ sở y tế trên khắp cả nước. Bạn hoàn toàn có thể an tâm, tin tưởng.

5. Ý kiến y tế thứ 2

Nếu như gặp phải những vấn đề dưới đây, bạn có thể sử dụng dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2:
  • Chẩn đoán bệnh chưa thực sự rõ ràng​
  • Lo ngại sai sót trong y khoa, muốn lắng nghe ý kiến từ những chuyên gia y tế khác​
  • Băn khoăn không biết phương án điều trị đã thực sự tối ưu chưa, muốn tìm hiểu về những phác đồ, và phương án khác trên thế giới​
  • Kết quả điều trị trước đây không được như mong đợi​
  • Được đề nghị phẫu thuật hoặc can thiệp lớn có thể không cần thiết​
  • Đang mắc phải bệnh hiếm gặp​
  • Có nguy cơ đe dọa đến tính mạng hoặc gánh chịu những tác động ảnh hưởng nặng nề nếu điều trị không đúng​
  • Đang mắc phải nhiều vấn đề bệnh lý nghiêm trọng cùng 1 lúc​
  • Tình trạng bệnh hiện tại phức tạp​
  • Mong muốn tiếp cận với nền y tế phát triển nhưng hạn chế về thời gian, sức khỏe, tài chính.​
Ý kiến y tế thứ 2 là dịch vụ giúp khách hàng tham khảo thêm từ các chuyên gia y tế thuộc bệnh viện/ cơ sở y tế khác với nơi/ bác sĩ chẩn đoán ban đầu. Trong thực tế, những trường hợp sai sót y khoa chiếm tỉ lệ không hề nhỏ. Việc tham vấn ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa tại Tập đoàn y tế IMS và các bệnh viện liên kết hàng đầu tại Nhật Bản sẽ giúp người bệnh cảm thấy an tâm, tin tưởng hơn.

(*) Các bệnh viện liên kết:
  • Bệnh viện Trung tâm Ung thư Quốc gia Higashi​
  • Bệnh viện Ariake - Hiệp hội nghiên cứu ung thư​
  • Trung tâm điều trị Ion nặng – Gunma​
  • Bệnh viện đại học Keio​
  • Bệnh viện Đại học và phúc lợi quốc tế MITA, v.v.​
Chưa bao giờ việc lắng nghe, lấy ý kiến từ các chuyên gia Nhật Bản lại dễ dàng và thuận tiện đến thế. IIMS Việt Nam – Đơn vị tiên phong trong lĩnh vực hỗ trợ y tế, khám chữa bệnh tại Nhật Bản sẽ hỗ trợ khách hàng một cách toàn diện nhất. Việc tư vấn từ các chuyên gia quốc tế có thể thực hiện thông qua hình thức Online hoặc nhân viên của IMS sẽ thay bạn đến trực tiếp bệnh viện để lắng nghe, trao đổi. Bệnh nhân hoàn toàn không phải lo lắng về việc di chuyển, tiếp xúc nơi đông người, hạn chế khả năng lây nhiễm COVID-19.

Xem thêm:

Khám bệnh từ xa là gì?

Hiệu quả điều trị ung thư tại Nhật Bản: Trước và Sau như thế nào?

AminoIndex – Phương pháp tầm soát ung thư tiên tiến nhất hiện nay




Nếu bạn đọc có nhu cầu hỗ trợ thêm về dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2 - tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế quốc tế hoặc tìm hiểu về các phương pháp tầm soát ung thư, điều trị ung thư tiên tiến tại Tập đoàn IMS – Một trong những tập đoàn y tế hàng đầu tại Nhật Bản, xin vui lòng liên hệ:

IIMS Việt Nam – Công ty TNHH Hỗ trợ y tế quốc tế IMS Việt Nam:
Ngoài ra, bạn đọc có thể nhấn nút Quan tâm hoặc chat với Zalo IIMS Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin hữu ích bằng cách quét mã code QR sau:

Zalo iims vietnam
 
×
Top Bottom