Bean
Thành viên
- Tham gia
- 23/2/2009
- Bài viết
- 199
Để công cuộc tìm việc của bạn được thuận lợi nhất và tốn ít thời gian nhất, ngoài việc trau dồi kinh nghiệm và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết, bạn còn phải biết và tránh mắc phải 5 sai lầm dưới đây.
1. Tự tìm việc
Nếu không ai biết rằng bạn đang tìm kiếm việc làm thì bạn có thể sẽ mất rất nhiều cơ hội. Đừng quên rằng những người mà bạn biết có thể chung tay tìm kiếm cơ hội cùng bạn. Vì vây, ngay khi quyết định tìm việc, hãy nói chuyện với gia đình, bạn bè và người quen của bạn. Chắc chắn bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Ngoài ra, bạn cũng nên tận dụng tối đa các nguồn cung cấp việc làm hiện có như các tờ báo rao vặt, tuyển dụng và các trang web việc làm vốn đang rất sẵn có với kho việc làm phong phú và hấp dẫn.
2. Không tìm kiếm thông tin
Hơn 3/4 các nhà điều hành tham gia cuộc khảo sát của Robert Half cho biết các ứng viên cần phải cho thấy được những hiểu biết tối thiểu về công ty hoặc lĩnh vực mà họ đang muốn làm việc.
Do đó, hãy tự tạo ra cơ hội cho chính mình bằng cách thu thập mọi thông tin liên quan đến công ty cũng như vị trí công việc mà bạn đang quan tâm. Nhờ đó, bạn không chỉ có thể đối đáp trôi chảy với nhà tuyển dụng khi họ hỏi bạn biết gì về công ty hoặc công việc mà còn dựa vào đó để thể hiện với họ cách mà bạn có thể đóng góp cho thành công của công ty.
Các nguồn thông tin bạn cần tìm đến là trang web của công ty, phòng nhân sự hoặc những người bạn quen hiện đang làm việc tại đó.
3. Gửi CV tràn lan, không cụ thể
Các trang web việc làm giúp cho việc đăng tuyển trở nên dễ dàng hơn rất nhiều với chỉ một cái nhấp chuột. Nhưng điều đó cũng có thể khiến công cuộc săn việc của bạn trở nên dài hơn nếu như bạn lạm dụng sự tiện lợi đó để gửi một CV chung chung đến tất cả các công việc mà bạn thấy phù hợp. Các nhà tuyển dụng chỉ để mắt tới những CV thể hiện rõ kỹ năng, năng lực cũng như kinh nghiệm của ứng viên liên quan trực tiếp đến vị trí cần tuyển. Vì vậy, hãy quan tâm hơn tới CV của bạn. Có thể sẽ tốn nhiều thời gian chuẩn bị, nhưng nó chắc chắn sẽ rút ngắn rất nhiều con đường tới chiếc ghế mà bạn mong muốn.
4. Bỏ qua thư xin việc
Một CV hoàn hảo, hấp dẫn không được đi kèm với một lá thư xin việc chắc chắn sẽ bị gạt qua một bên bởi sự thiếu chuyên nghiệp. Và như thế, bạn đã tự gạt bỏ một cơ hội việc làm của chính mình. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều nói rằng lá thư xin việc có vai trò rất quan trọng khi đánh giá ứng viên. Một lá thư xin việc cho phép bạn giải thích chi tiết hơn vì sao bạn lại là người phù hợp với công ty và phù hợp với chiếc ghế đang trống.
5. Tìm việc trong giờ làm
Thật tiện biết bao khi tranh thủ giờ làm việc, bạn lướt qua các web việc làm để ngắm nghía các vị trí hấp dẫn. Tuy nhiên, đó có thể là con dao hai lưỡi khiến bạn mất việc lúc nào không hay. Nhiều công ty quản lý chặt chẽ việc sử dụng web của nhân viên và nếu sếp của bạn phát hiện ra bạn đang tận dụng giờ làm việc để tìm cơ hội mới, sếp sẽ chẳng thể nào đối xử với bạn như trước được nữa.
Vì vậy, dù có vội vã tìm kiếm việc mới đến mức nào thì cũng hãy chỉ làm thế ở ngoài công ty.
1. Tự tìm việc
Nếu không ai biết rằng bạn đang tìm kiếm việc làm thì bạn có thể sẽ mất rất nhiều cơ hội. Đừng quên rằng những người mà bạn biết có thể chung tay tìm kiếm cơ hội cùng bạn. Vì vây, ngay khi quyết định tìm việc, hãy nói chuyện với gia đình, bạn bè và người quen của bạn. Chắc chắn bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Ngoài ra, bạn cũng nên tận dụng tối đa các nguồn cung cấp việc làm hiện có như các tờ báo rao vặt, tuyển dụng và các trang web việc làm vốn đang rất sẵn có với kho việc làm phong phú và hấp dẫn.
2. Không tìm kiếm thông tin
Hơn 3/4 các nhà điều hành tham gia cuộc khảo sát của Robert Half cho biết các ứng viên cần phải cho thấy được những hiểu biết tối thiểu về công ty hoặc lĩnh vực mà họ đang muốn làm việc.
Do đó, hãy tự tạo ra cơ hội cho chính mình bằng cách thu thập mọi thông tin liên quan đến công ty cũng như vị trí công việc mà bạn đang quan tâm. Nhờ đó, bạn không chỉ có thể đối đáp trôi chảy với nhà tuyển dụng khi họ hỏi bạn biết gì về công ty hoặc công việc mà còn dựa vào đó để thể hiện với họ cách mà bạn có thể đóng góp cho thành công của công ty.
Các nguồn thông tin bạn cần tìm đến là trang web của công ty, phòng nhân sự hoặc những người bạn quen hiện đang làm việc tại đó.
3. Gửi CV tràn lan, không cụ thể
Các trang web việc làm giúp cho việc đăng tuyển trở nên dễ dàng hơn rất nhiều với chỉ một cái nhấp chuột. Nhưng điều đó cũng có thể khiến công cuộc săn việc của bạn trở nên dài hơn nếu như bạn lạm dụng sự tiện lợi đó để gửi một CV chung chung đến tất cả các công việc mà bạn thấy phù hợp. Các nhà tuyển dụng chỉ để mắt tới những CV thể hiện rõ kỹ năng, năng lực cũng như kinh nghiệm của ứng viên liên quan trực tiếp đến vị trí cần tuyển. Vì vậy, hãy quan tâm hơn tới CV của bạn. Có thể sẽ tốn nhiều thời gian chuẩn bị, nhưng nó chắc chắn sẽ rút ngắn rất nhiều con đường tới chiếc ghế mà bạn mong muốn.
4. Bỏ qua thư xin việc
Một CV hoàn hảo, hấp dẫn không được đi kèm với một lá thư xin việc chắc chắn sẽ bị gạt qua một bên bởi sự thiếu chuyên nghiệp. Và như thế, bạn đã tự gạt bỏ một cơ hội việc làm của chính mình. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều nói rằng lá thư xin việc có vai trò rất quan trọng khi đánh giá ứng viên. Một lá thư xin việc cho phép bạn giải thích chi tiết hơn vì sao bạn lại là người phù hợp với công ty và phù hợp với chiếc ghế đang trống.
5. Tìm việc trong giờ làm
Thật tiện biết bao khi tranh thủ giờ làm việc, bạn lướt qua các web việc làm để ngắm nghía các vị trí hấp dẫn. Tuy nhiên, đó có thể là con dao hai lưỡi khiến bạn mất việc lúc nào không hay. Nhiều công ty quản lý chặt chẽ việc sử dụng web của nhân viên và nếu sếp của bạn phát hiện ra bạn đang tận dụng giờ làm việc để tìm cơ hội mới, sếp sẽ chẳng thể nào đối xử với bạn như trước được nữa.
Vì vậy, dù có vội vã tìm kiếm việc mới đến mức nào thì cũng hãy chỉ làm thế ở ngoài công ty.