- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Tôi đã sống ở Sài Gòn được gần 10 năm. Đó là nơi tôi từng yêu thương, căm ghét và gắn bó sau những chông chênh. Đó là nơi tôi từng mơ ước, từ bỏ, và trở về. Với tôi, Sài Gòn như một mối tình đầy hương vị để nhớ thương và trăn trở.
(Ảnh: Vnphoto.net)
Từ những ngày học cấp ba, tôi đã bắt đầu tưởng tượng về cuộc sống sinh viên của mình. Trong những giấc mơ, Sài Gòn hiện ra lộng lẫy, không nghèo nàn, sỏi đá như vùng đất Tây Nguyên tôi đang sống. Tôi thấy mình được đi dưới ánh đèn lấp lánh, giữa phố xá đông vui, khác xa với những buổi tối lạnh lẽo và âm u ở quê tôi. Tôi nghĩ người Sài Gòn ai ai cũng đẹp, ăn mặc đẹp, nụ cười đẹp, dịu dàng và tốt bụng hơn hẳn những người nông dân lam lũ suốt ngày quanh quẩn bên gốc cà phê, động một tí là nói năng cộc lốc và than thở những tràng dài thườn thượt.
Tôi hình dung mình được tung tăng trên con đường bằng phẳng và sạch sẽ, không nhấp nhô, gồ ghề và nhiều đèo dốc như những đoạn đường tôi đi học mỗi ngày. Tôi tưởng tượng mình sẽ được ăn những món ngon, lạ hơn món cơm chiên mẹ vẫn hay làm mỗi sáng… Những gì tốt đẹp nhất có thể nghĩ ra được, tôi đều dành cho Sài Gòn.
Lần đầu tiên đến Sài Gòn để thi đại học, hành lý của tôi để cả trong tim!
Trải qua không biết bao nhiêu lần nôn thốc nôn tháo trên chuyến xe đằng đẵng, khi bố vỗ về: Tới Sài Gòn rồi, con ráng chịu chút nữa”, tôi cố gắng ngồi thẳng dậy để nhìn thấy thành phố mơ ước qua ô cửa kính lem nhem. Xe cộ đông đúc, người này chen lấn người kia, họa hoằn lắm tôi mới thấy được vài người không đeo khẩu trang, và trong số họ chẳng ai cười vui vẻ cả, mặt họ lạnh lùng, thậm chí nhăn nhó. Xe đi một chút lại dừng vì đèn đỏ, vì kẹt xe. Đông đúc, chật chội và bụi bặm. Cảm giác thật kinh khủng. Tôi đòi xuống đi bộ, nhưng dĩ nhiên là bố không đồng ý.
Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi, anh tôi dẫn đi ăn toàn những quán ngon, đảm bảo vệ sinh, và đổi món liên tục để tôi không ngán. Nhưng khi anh ấy hỏi tôi ăn ngon miệng không, tôi đã rất thành thật: “Bé thích cơm mẹ nấu hơn”.
Lần thứ hai đến Sài Gòn để chính thức làm sinh viên, tôi chẳng bao giờ nghĩ Thủ Đức lại xa đến thế. Anh tôi chở qua những con đường đông đúc, những đoạn xa lộ đầy xe tải rồi rẽ vào một con đường nhỏ và dừng lại cái rụp ở một nơi chỉ toàn những căn nhà tạm bợ được bao quanh bởi những tấm bạt. Làng đại học Thủ Đức những năm 2003 vào mùa sinh viên lác đác nhập học, nghĩa là quán sá chưa hoạt động trở lại, khắp nơi chỉ toàn lá cây và lá cây, lá ướt đè lên lá khô, não nề… Sài Gòn của tôi là đây sao? Anh tôi an ủi cho sự thất vọng ấy bằng cách tặng cho tôi những cuốn sách, và tôi lấp đầy sự hụt hẫng bằng những người bạn mới. Dần dà, Thủ Đức lại là một nơi thân thương, đầy ắp kỷ niệm và nỗi nhớ. Giờ đây, thỉnh thoảng bị stress tôi lại trở về với những con đường cũ và những quán cà phê cũ ở đó, bình yên lạ.
Như bao người, thời sinh viên của tôi có những niềm tự hào, những điều đáng nhớ, và cả những điều phải quên. Không ai biết trọn vẹn, bản thân tôi cũng không muốn và không chắc là mình có nhớ đầy đủ không. Nhưng chắc chắn Sài Gòn là người biết rõ nhất. Những con người, những câu chuyện, và cả những mối tình dở dang…
Có những lúc vật lộn với cuộc sống mưu sinh, nỗ lực cho học hành, oằn vai dưới áp lực công việc, cô đơn với những điều không được sẻ chia, tuyệt vọng trước những va vấp, chông chênh trước những lựa chọn không bằng phẳng… tôi đã muốn từ bỏ Sài Gòn. Nhưng cũng vì chọn bình yên, tôi đã ở lại, và tiếp tục.
Mười năm có thể là khoảng thời gian ngắn cho một sự gắn bó, nhưng đủ dài cho một trải nghiệm yêu thương. Dù tốt nghiệp ngành văn, tôi chưa bao giờ viết được một câu đủ ý để nói đúng về Sài Gòn. Tôi cũng chưa tìm được một hình ảnh cụ thể nào diễn tả trọn vẹn nét đẹp của nơi ấy. Nhưng tôi biết, Sài Gòn luôn ở trong tim tôi.
Tôi hiểu Sài Gòn qua ngôi trường tôi học, ký túc xá tôi ở, những nhà trọ tôi đến và đi, những nơi tôi làm việc, những con đường, những quán ăn, những con người tôi gặp và cả những chiếc lá rụng trên đường về... Sài Gòn không xa hoa và diễm lệ, cũng không hoàn hảo như tưởng tượng của một cô bé cấp ba, nhưng bây giờ tôi không còn cảm giác thất vọng như thời mới đặt chân đến. Tôi nhìn thấy thành phố này từ những góc khuất bình dị hơn, lặng lẽ hơn, đôi khi đắng chát hơn, nhưng lại vô cùng ấm áp.
Như bao người, tôi yêu những con đường đẹp như Lê Duẩn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ,… nhưng tôi cũng tha thiết nhớ những con hẻm hun hút, ngoằn ngoèo dẫn về những xóm trọ nhỏ, những căn nhà xập xệ và tạm bợ.
Sài Gòn có vô số người giỏi giang, sang trọng làm tôi nể phục, nhưng khiến lòng tôi lắng sâu lại chính là những cụ già ngồi bên đường với mớ rau quắt quéo, những em bé ăn mặc nhếch nhác sống nhờ tình thương của người khác.
Những tấm hình rạng ngời, lấp lánh niềm vui được chụp vào mỗi dịp tốt nghiệp là những tấm hình đẹp nhất của tôi ở Sài Gòn, nhưng làm tôi day dứt mãi vẫn là những tấm hình chụp chung với các bé mồ côi ở chùa Lá, quận 7 trong một hoạt động công tác xã hội.
(Ảnh: TTVH)
Ngày tháng cứ trôi qua, thành phố ấy vẫn luôn trở mình, và có khi oằn vai trước những thay đổi. Người ta chê Sài Gòn ngày càng xấu đi với những lô cốt mọc lên khắp nơi, những con đường ngập lụt mỗi khi triều cường lên, hay những giờ kẹt xe nóng nảy… nhưng người ta quên mất Sài Gòn vẫn luôn có những không gian phù hợp cho bất cứ ai, dù bạn thích yên bình hay sôi động.
Người ta nói công viên Hoàng Văn Thụ có đầy rẫy những tệ nạn, nhưng tôi chỉ nhìn thấy vẻ đẹp tinh khiết và tuyệt vời của nó vào những buổi sáng thể dục.
Báo chí gần đây thường xuyên đăng tin về vụ cướp giật táo tợn này, vụ giết người ghê rợn kia, và người ta than thở với nhau là Sài Gòn đang nổi loạn, người Sài Gòn đang trở nên vô cảm. Có lẽ một phần vì truyền thông đã phát huy quá tốt vai trò của nó. Nhưng với tôi, người Sài Gòn đáng yêu lắm. Đó là bác chủ nhà thỉnh thoảng bưng lên tô cháo khi thấy tôi bị ốm. Là những người bạn sẵn sàng sẻ chia khi tôi cần. Là những người đồng nghiệp hết lòng giúp đỡ khi tôi khó khăn. Và cả những người tôi chỉ gặp một lần. Ví như người đàn ông đặt vào tay tôi chiếc khăn lạnh khi tôi ngồi một mình thút thít trong một góc bệnh viện đợi kết quả xét nghiệm khối u. Chú ấy cũng đang khóc, vì vợ chú bị ung thư... Có biết bao người đang sống quanh tôi, quan tâm, yêu thương và chăm sóc tôi, làm cho cuộc sống của tôi đẹp hơn và ý nghĩa hơn. Họ mới là Sài Gòn.
Sài Gòn cũng như một con người, nên nó không thể hoàn toàn tốt, cũng không thể hoàn toàn xấu. Tôi xem Sài Gòn như một người tình, nên luôn đủ thông cảm cho những điều chưa được như mong muốn.
Không chỉ đẹp và xa hoa, nên nơi đó không chỉ dành riêng cho những người nhiều tiền và thành đạt. Sài Gòn là nơi cưu mang cho những mảnh đời và số phận khác nhau. Đó là nơi ai cũng có thể đến và sinh sống. Có người chỉ đến Sài Gòn để học tập, có người tìm ở Sài Gòn một cơ hội đổi đời, có người tìm một nơi trú ngụ bình yên, lại có người muốn trốn tránh quá khứ… Có người đến rồi đi, có người sống một thời gian ngắn, có người bỏ đi hẳn, cũng có người lại quay về… Sài Gòn vẫn âm thầm đón nhận tất cả, không hân hoan, cũng không trách móc.
Không phải vì Sài Gòn vô tình, mà vì nơi ấy đủ bao dung.
(Ảnh: Vnphoto.net)
Từ những ngày học cấp ba, tôi đã bắt đầu tưởng tượng về cuộc sống sinh viên của mình. Trong những giấc mơ, Sài Gòn hiện ra lộng lẫy, không nghèo nàn, sỏi đá như vùng đất Tây Nguyên tôi đang sống. Tôi thấy mình được đi dưới ánh đèn lấp lánh, giữa phố xá đông vui, khác xa với những buổi tối lạnh lẽo và âm u ở quê tôi. Tôi nghĩ người Sài Gòn ai ai cũng đẹp, ăn mặc đẹp, nụ cười đẹp, dịu dàng và tốt bụng hơn hẳn những người nông dân lam lũ suốt ngày quanh quẩn bên gốc cà phê, động một tí là nói năng cộc lốc và than thở những tràng dài thườn thượt.
Tôi hình dung mình được tung tăng trên con đường bằng phẳng và sạch sẽ, không nhấp nhô, gồ ghề và nhiều đèo dốc như những đoạn đường tôi đi học mỗi ngày. Tôi tưởng tượng mình sẽ được ăn những món ngon, lạ hơn món cơm chiên mẹ vẫn hay làm mỗi sáng… Những gì tốt đẹp nhất có thể nghĩ ra được, tôi đều dành cho Sài Gòn.
Lần đầu tiên đến Sài Gòn để thi đại học, hành lý của tôi để cả trong tim!
Trải qua không biết bao nhiêu lần nôn thốc nôn tháo trên chuyến xe đằng đẵng, khi bố vỗ về: Tới Sài Gòn rồi, con ráng chịu chút nữa”, tôi cố gắng ngồi thẳng dậy để nhìn thấy thành phố mơ ước qua ô cửa kính lem nhem. Xe cộ đông đúc, người này chen lấn người kia, họa hoằn lắm tôi mới thấy được vài người không đeo khẩu trang, và trong số họ chẳng ai cười vui vẻ cả, mặt họ lạnh lùng, thậm chí nhăn nhó. Xe đi một chút lại dừng vì đèn đỏ, vì kẹt xe. Đông đúc, chật chội và bụi bặm. Cảm giác thật kinh khủng. Tôi đòi xuống đi bộ, nhưng dĩ nhiên là bố không đồng ý.
Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi, anh tôi dẫn đi ăn toàn những quán ngon, đảm bảo vệ sinh, và đổi món liên tục để tôi không ngán. Nhưng khi anh ấy hỏi tôi ăn ngon miệng không, tôi đã rất thành thật: “Bé thích cơm mẹ nấu hơn”.
Lần thứ hai đến Sài Gòn để chính thức làm sinh viên, tôi chẳng bao giờ nghĩ Thủ Đức lại xa đến thế. Anh tôi chở qua những con đường đông đúc, những đoạn xa lộ đầy xe tải rồi rẽ vào một con đường nhỏ và dừng lại cái rụp ở một nơi chỉ toàn những căn nhà tạm bợ được bao quanh bởi những tấm bạt. Làng đại học Thủ Đức những năm 2003 vào mùa sinh viên lác đác nhập học, nghĩa là quán sá chưa hoạt động trở lại, khắp nơi chỉ toàn lá cây và lá cây, lá ướt đè lên lá khô, não nề… Sài Gòn của tôi là đây sao? Anh tôi an ủi cho sự thất vọng ấy bằng cách tặng cho tôi những cuốn sách, và tôi lấp đầy sự hụt hẫng bằng những người bạn mới. Dần dà, Thủ Đức lại là một nơi thân thương, đầy ắp kỷ niệm và nỗi nhớ. Giờ đây, thỉnh thoảng bị stress tôi lại trở về với những con đường cũ và những quán cà phê cũ ở đó, bình yên lạ.
Như bao người, thời sinh viên của tôi có những niềm tự hào, những điều đáng nhớ, và cả những điều phải quên. Không ai biết trọn vẹn, bản thân tôi cũng không muốn và không chắc là mình có nhớ đầy đủ không. Nhưng chắc chắn Sài Gòn là người biết rõ nhất. Những con người, những câu chuyện, và cả những mối tình dở dang…
Có những lúc vật lộn với cuộc sống mưu sinh, nỗ lực cho học hành, oằn vai dưới áp lực công việc, cô đơn với những điều không được sẻ chia, tuyệt vọng trước những va vấp, chông chênh trước những lựa chọn không bằng phẳng… tôi đã muốn từ bỏ Sài Gòn. Nhưng cũng vì chọn bình yên, tôi đã ở lại, và tiếp tục.
Mười năm có thể là khoảng thời gian ngắn cho một sự gắn bó, nhưng đủ dài cho một trải nghiệm yêu thương. Dù tốt nghiệp ngành văn, tôi chưa bao giờ viết được một câu đủ ý để nói đúng về Sài Gòn. Tôi cũng chưa tìm được một hình ảnh cụ thể nào diễn tả trọn vẹn nét đẹp của nơi ấy. Nhưng tôi biết, Sài Gòn luôn ở trong tim tôi.
Tôi hiểu Sài Gòn qua ngôi trường tôi học, ký túc xá tôi ở, những nhà trọ tôi đến và đi, những nơi tôi làm việc, những con đường, những quán ăn, những con người tôi gặp và cả những chiếc lá rụng trên đường về... Sài Gòn không xa hoa và diễm lệ, cũng không hoàn hảo như tưởng tượng của một cô bé cấp ba, nhưng bây giờ tôi không còn cảm giác thất vọng như thời mới đặt chân đến. Tôi nhìn thấy thành phố này từ những góc khuất bình dị hơn, lặng lẽ hơn, đôi khi đắng chát hơn, nhưng lại vô cùng ấm áp.
Như bao người, tôi yêu những con đường đẹp như Lê Duẩn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ,… nhưng tôi cũng tha thiết nhớ những con hẻm hun hút, ngoằn ngoèo dẫn về những xóm trọ nhỏ, những căn nhà xập xệ và tạm bợ.
Sài Gòn có vô số người giỏi giang, sang trọng làm tôi nể phục, nhưng khiến lòng tôi lắng sâu lại chính là những cụ già ngồi bên đường với mớ rau quắt quéo, những em bé ăn mặc nhếch nhác sống nhờ tình thương của người khác.
Những tấm hình rạng ngời, lấp lánh niềm vui được chụp vào mỗi dịp tốt nghiệp là những tấm hình đẹp nhất của tôi ở Sài Gòn, nhưng làm tôi day dứt mãi vẫn là những tấm hình chụp chung với các bé mồ côi ở chùa Lá, quận 7 trong một hoạt động công tác xã hội.
(Ảnh: TTVH)
Ngày tháng cứ trôi qua, thành phố ấy vẫn luôn trở mình, và có khi oằn vai trước những thay đổi. Người ta chê Sài Gòn ngày càng xấu đi với những lô cốt mọc lên khắp nơi, những con đường ngập lụt mỗi khi triều cường lên, hay những giờ kẹt xe nóng nảy… nhưng người ta quên mất Sài Gòn vẫn luôn có những không gian phù hợp cho bất cứ ai, dù bạn thích yên bình hay sôi động.
Người ta nói công viên Hoàng Văn Thụ có đầy rẫy những tệ nạn, nhưng tôi chỉ nhìn thấy vẻ đẹp tinh khiết và tuyệt vời của nó vào những buổi sáng thể dục.
Báo chí gần đây thường xuyên đăng tin về vụ cướp giật táo tợn này, vụ giết người ghê rợn kia, và người ta than thở với nhau là Sài Gòn đang nổi loạn, người Sài Gòn đang trở nên vô cảm. Có lẽ một phần vì truyền thông đã phát huy quá tốt vai trò của nó. Nhưng với tôi, người Sài Gòn đáng yêu lắm. Đó là bác chủ nhà thỉnh thoảng bưng lên tô cháo khi thấy tôi bị ốm. Là những người bạn sẵn sàng sẻ chia khi tôi cần. Là những người đồng nghiệp hết lòng giúp đỡ khi tôi khó khăn. Và cả những người tôi chỉ gặp một lần. Ví như người đàn ông đặt vào tay tôi chiếc khăn lạnh khi tôi ngồi một mình thút thít trong một góc bệnh viện đợi kết quả xét nghiệm khối u. Chú ấy cũng đang khóc, vì vợ chú bị ung thư... Có biết bao người đang sống quanh tôi, quan tâm, yêu thương và chăm sóc tôi, làm cho cuộc sống của tôi đẹp hơn và ý nghĩa hơn. Họ mới là Sài Gòn.
Sài Gòn cũng như một con người, nên nó không thể hoàn toàn tốt, cũng không thể hoàn toàn xấu. Tôi xem Sài Gòn như một người tình, nên luôn đủ thông cảm cho những điều chưa được như mong muốn.
Không chỉ đẹp và xa hoa, nên nơi đó không chỉ dành riêng cho những người nhiều tiền và thành đạt. Sài Gòn là nơi cưu mang cho những mảnh đời và số phận khác nhau. Đó là nơi ai cũng có thể đến và sinh sống. Có người chỉ đến Sài Gòn để học tập, có người tìm ở Sài Gòn một cơ hội đổi đời, có người tìm một nơi trú ngụ bình yên, lại có người muốn trốn tránh quá khứ… Có người đến rồi đi, có người sống một thời gian ngắn, có người bỏ đi hẳn, cũng có người lại quay về… Sài Gòn vẫn âm thầm đón nhận tất cả, không hân hoan, cũng không trách móc.
Không phải vì Sài Gòn vô tình, mà vì nơi ấy đủ bao dung.
Xuân Dung
Dân Trí
Dân Trí