- Tham gia
- 10/3/2014
- Bài viết
- 245
Công trình đoạt giải Nobel kinh tế năm nay đã chỉ ra rằng những người đưa ra các quyết định về tài chính không phải lúc nào cũng lý trí, mà thật ra rất bản năng, "rất người".
Richard H. Thaler, kinh tế gia đến từ ĐH Chicago (Mỹ), có thể là cái tên không xa lạ nếu biết rằng vào tháng 10-2011, Nhà xuất bản Trẻ ở Việt Nam từng phát hành quyển "Cú hích - Nudge", trình bày chính các vấn đề đã mang đến cho ông giải thưởng danh giá trong Kinh tế học.
Các nghiên cứu của nhà kinh tế học Thaler đã chỉ ra rằng các thói quen thiếu kiềm chế bản thân, sợ mất mát những gì đã có sẽ dẫn đến các quyết định không mang lại lợi ích trong dài hạn.
Thông cáo của giải thưởng Nobel đã nhắc đến các nghiên cứu về "kế toán tinh thần" của ông Thaler, ý chỉ những người có thói quen chia số tiền mình có thành các tài khoản tưởng tượng trong đầu và tập trung vào việc hạn chế tác động của mỗi quyết định đơn lẻ, thay vì tính đến tác động chung lên toàn bộ số tiền đó.
Những người có thói quen "kế toán tinh thần" thường dựa vào nhiều yếu tố tham khảo khác nhau để đánh giá việc mình chi tiền có hợp lý hay không. Chẳng hạn khi mua một món đồ, ta sẽ so nó với giá rẻ nhất có thể tìm được trên Internet để xem cái giá mình đã trả là đúng hay sai lầm.
Báo Guardian cho biết ông Thaler đã đưa ra hàng loạt ví dụ cho thấy việc so sánh, tham khảo này có thể dẫn đến "các quyết định kỳ quặc nếu đánh giá chúng theo quan điểm kinh tế truyền thống".
Chẳng hạn một khách hàng chuẩn bị mua đồng hồ giá 1 triệu ở cửa hàng A bỗng nhận ra rằng cửa hàng B bán rẻ hơn 100.000 đồng, liền chạy sang bên đó để mua rẻ hơn. Điều này sẽ không xảy ra nếu chiếc đồng hồ giá 10 triệu, dù rằng trong cả hai trường hợp mức tiết kiệm được đều là 100.000 đồng. Chuyên gia kinh tế Thaler lý giải điểm tham khảo của khách hàng này là tỉ lệ phần trăm của mức tiền tiết kiệm được, thay vì con số tuyệt đối.
Ông Thaler cũng tạo ra công cụ gọi là "trò chơi độc tài" để kiểm tra quan niệm về "công bằng" của các cá nhân. Một người tham gia đóng vai "nhà độc tài" sẽ được trao một số tiền và được quyền quyết định chia cho người thứ hai bao nhiêu tùy ý. Người thứ hai không được có ý kiến gì về phần được chia của mình. Số tiền "nhà độc tài" sẽ phản ánh quan điểm của anh ta về "công bằng" (chia đều, không chia hay hào phóng cho hết?).
Cũng bàn về quan niệm về công bằng, trong một bài báo khoa học công bố năm 1986, ông Thaler và hai đồng sự đưa ra ví dụ kinh điển. 107 người tham gia được đọc tình huống sau: một cửa hàng bán dụng cụ trước giờ vẫn bán xẻng xúc tuyết với giá 15 USD. Sáng hôm sau, bỗng dưng có bão tuyết và cửa hàng tăng giá lên 20 USD. Khi được yêu cầu đánh giá hành động tăng giá của cửa hàng, 82% người tham gia cho rằng làm vậy là "không công bằng" hoặc "rất không công bằng".
Thông cáo của giải Nobel dù không nhắc đến ví dụ trên, nhưng cho rằng các nghiên cứu của ông Thaler chứng minh "quan điểm về công bằng của người tiêu dùng có thể khiến các cửa hàng không thể tăng giá khi nhu cầu tăng, nhưng có thể làm thế nếu chi phí sản xuất tăng".
Xét về tính thiếu kiềm chế bản thân, ông Thaler chỉ ra người ta có xu hướng để các cám dỗ trước mắt làm ảnh hưởng đến số tiền vốn dành cho các kế hoạch dài hơi hơn (tiền dưỡng già, để phòng khi khó khăn hay để chăm sóc sức khỏe). Điểm hạn chế này cũng giống như ta thường hào hứng lên kế hoạch mỗi dịp đầu năm nhưng chẳng bao giờ thực hiện được.
Richard H. Thaler, kinh tế gia đến từ ĐH Chicago (Mỹ), có thể là cái tên không xa lạ nếu biết rằng vào tháng 10-2011, Nhà xuất bản Trẻ ở Việt Nam từng phát hành quyển "Cú hích - Nudge", trình bày chính các vấn đề đã mang đến cho ông giải thưởng danh giá trong Kinh tế học.
Các nghiên cứu của nhà kinh tế học Thaler đã chỉ ra rằng các thói quen thiếu kiềm chế bản thân, sợ mất mát những gì đã có sẽ dẫn đến các quyết định không mang lại lợi ích trong dài hạn.
Thông cáo của giải thưởng Nobel đã nhắc đến các nghiên cứu về "kế toán tinh thần" của ông Thaler, ý chỉ những người có thói quen chia số tiền mình có thành các tài khoản tưởng tượng trong đầu và tập trung vào việc hạn chế tác động của mỗi quyết định đơn lẻ, thay vì tính đến tác động chung lên toàn bộ số tiền đó.
Những người có thói quen "kế toán tinh thần" thường dựa vào nhiều yếu tố tham khảo khác nhau để đánh giá việc mình chi tiền có hợp lý hay không. Chẳng hạn khi mua một món đồ, ta sẽ so nó với giá rẻ nhất có thể tìm được trên Internet để xem cái giá mình đã trả là đúng hay sai lầm.
Ông Thaler cũng đặt ra thuật ngữ "cú hích" (nudge), ý chỉ các tác động cần thiết để giúp con người vượt qua định kiến, loại bỏ thói quen làm theo người khác để tránh phạm lầm ngớ ngẩn khi phải đưa ra quyết định.
"Mỗi ngày, chúng ta thực hiện đủ loại quyết định, nhưng đáng tiếc là chúng ta thường có những lựa chọn tồi tệ (…). Lý do là vì con người dễ bị tác động bởi nhiều định kiến khác nhau, mà lắm lúc chúng làm ta trở nên thật ngớ ngẩn (…). Người ta cần những cú hích trước những quyết định khó khăn và hiếm khi xảy ra, mà hiện thời họ không có đủ thông tin" - lời giới thiệu của quyển sách viết.
Báo Guardian cho biết ông Thaler đã đưa ra hàng loạt ví dụ cho thấy việc so sánh, tham khảo này có thể dẫn đến "các quyết định kỳ quặc nếu đánh giá chúng theo quan điểm kinh tế truyền thống".
Chẳng hạn một khách hàng chuẩn bị mua đồng hồ giá 1 triệu ở cửa hàng A bỗng nhận ra rằng cửa hàng B bán rẻ hơn 100.000 đồng, liền chạy sang bên đó để mua rẻ hơn. Điều này sẽ không xảy ra nếu chiếc đồng hồ giá 10 triệu, dù rằng trong cả hai trường hợp mức tiết kiệm được đều là 100.000 đồng. Chuyên gia kinh tế Thaler lý giải điểm tham khảo của khách hàng này là tỉ lệ phần trăm của mức tiền tiết kiệm được, thay vì con số tuyệt đối.
Ông Thaler cũng tạo ra công cụ gọi là "trò chơi độc tài" để kiểm tra quan niệm về "công bằng" của các cá nhân. Một người tham gia đóng vai "nhà độc tài" sẽ được trao một số tiền và được quyền quyết định chia cho người thứ hai bao nhiêu tùy ý. Người thứ hai không được có ý kiến gì về phần được chia của mình. Số tiền "nhà độc tài" sẽ phản ánh quan điểm của anh ta về "công bằng" (chia đều, không chia hay hào phóng cho hết?).
Cũng bàn về quan niệm về công bằng, trong một bài báo khoa học công bố năm 1986, ông Thaler và hai đồng sự đưa ra ví dụ kinh điển. 107 người tham gia được đọc tình huống sau: một cửa hàng bán dụng cụ trước giờ vẫn bán xẻng xúc tuyết với giá 15 USD. Sáng hôm sau, bỗng dưng có bão tuyết và cửa hàng tăng giá lên 20 USD. Khi được yêu cầu đánh giá hành động tăng giá của cửa hàng, 82% người tham gia cho rằng làm vậy là "không công bằng" hoặc "rất không công bằng".
Thông cáo của giải Nobel dù không nhắc đến ví dụ trên, nhưng cho rằng các nghiên cứu của ông Thaler chứng minh "quan điểm về công bằng của người tiêu dùng có thể khiến các cửa hàng không thể tăng giá khi nhu cầu tăng, nhưng có thể làm thế nếu chi phí sản xuất tăng".
Xét về tính thiếu kiềm chế bản thân, ông Thaler chỉ ra người ta có xu hướng để các cám dỗ trước mắt làm ảnh hưởng đến số tiền vốn dành cho các kế hoạch dài hơi hơn (tiền dưỡng già, để phòng khi khó khăn hay để chăm sóc sức khỏe). Điểm hạn chế này cũng giống như ta thường hào hứng lên kế hoạch mỗi dịp đầu năm nhưng chẳng bao giờ thực hiện được.