Rượu ngoại xách tay và rượu ngoại chính hãng cần được phân biệt như thế nào

seogirl7979

Thành viên
Tham gia
10/12/2016
Bài viết
0
Trong mỗi dịp xuân về thì rượu ngoại vẫn được nhiều người lựa chọn, trong đó, rượu ngoại chính hãng được nhiều người ưa chuộng hơn. Một phần do thói quen tiêu dùng, một phần là để biếu tặng dịp tết như một phong tục. Nhưng mấy năm gần đây rượu ngoại xách tay đang là một trào lưu của nhiều người tiêu dùng, qua đó khiến cho loại rượu này càng nhiều người muốn làm giả. Và càng trở nên tinh vi khiến người tiêu dùng khó mà phân biệt được.

IMG-Fab491b1e5d7dac3.jpg

Anh Hải - 1 công chức ở Hà Nội cho biết: “Hiện nay, khi đi mua rượu ngoại, không khác gì lạc vào ma trận, rất khó phân biệt thật giả. Vỏ thật, rượu giả, tem thật, rượu giả, vỏ giả là những hiện tượng báo chí phản ánh nhiều. Để “yên tâm” là mua được “hàng xịn” thì chúng tôi hay tìm đến những nơi bán hàng “xách tay”, yêu cầu là phải đầu đủ cả túi Seal (nilon dán ngoài của các cửa hàng miễn thuế ở sân bay) và Bill (hóa đơn). Thế nhưng, rất khó vì lấy đâu ra lắm “hàng xách tay” thế”.

Có cầu thì có cung, khi nhu cầu tăng cao cũng là lúc các hoạt động làm giả, tiêu thụ rượu ngoại xách tay không rõ nguồn gốc tăng mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới người tiêu dùng. Cuộc chiến chống rượu giả, rượu lậu đã diễn ra nhiều năm, thế nhưng, cho đến thời điểm này, người tiêu dùng vẫn mất niềm tin khi phải bỏ ra những khoản tiền không nhỏ để mua những chai rượu ngoại xách tay hay rượu ngoại chính hãng. Điều đáng nói, để qua mặt người tiêu dùng và cơ quan chức năng, việc làm giả đang diễn ra hết sức tinh vi, không một chút sơ hở…

Phía sau rượu “xách tay” - dấu hỏi lớn về chất lượng

Mới đây, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 52/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 120/2015/TT-BTC đã bổ sung: “Người xuất cảnh, nhập cảnh phải khai Tờ khai Hải quan khi xuất cảnh, nhập cảnh nếu thuộc các đối tượng: Có hàng hóa phải nộp thuế đối với rượu từ 20 độ trở lên vượt trên 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ vượt trên 2 lít hoặc đồ uống có cồn, bia vượt trên 3 lít…”. Chính quy định này đã khiến cho dân buôn hàng xách tay, trong đó có rượu ngoại gặp khó.

Quy định tuy có nghiêm ngặt thế nhưng, hàng thì vẫn đầy. Câu hỏi lớn nhất là ở đâu ra? Cuối năm 2017, Báo Lao Động đã có loạt bài về “thủ phủ xách tay” Nguyễn Sơn - Hà Nội và ghi nhận về hoạt động bán công khai rượu “xách tay” không nhãn mác được bán công khai. Bên cạnh đó, phía sau mấy chữ “hàng xách tay” lại là dấu hỏi lớn về chất lượng. Theo tìm hiểu của Báo Lao Động, cũng ngay ở Nguyễn Sơn thì không ít chủ buôn đã bán hàng trộn, nghĩa là, pha thêm hàng chất lượng thấp, hàng Trung Quốc vào các lô hàng xách tay từ các nước phát triển. Trong đó có mặt hàng rượu ngoại.

Vì thế khi muốn kiểm tra rượu ngoại xách tay thật hay giả người tiêu dùng cần có những lưu ý như sau: Trước tiên là tem rượu, vỏ chai, điểm lưu ý nhất là mức rượu trong chai, vì rượu ngoại xách tay hay rượu ngoại chính hãng được đóng theo dây chuyền nên mức rược luôn luôn được chuẩn mực và đều nhau, chỉ có những chai rượu giả hoặc chiết là không đều nhau, kiểm tra màu sắc, nhãn hàng rượu. Nhưng lời khuyên dành cho những người tiêu dùng nên chọn những cửa hàng uy tín chất lượng, đừng vì rẻ hơn vài trăm mà mua nhầm rượu "dỏm".
 
×
Quay lại
Top Bottom