nganluongvn
Thành viên
- Tham gia
- 10/8/2010
- Bài viết
- 1
Đầu tháng 4/2010, cư dân mạng xôn xao với hàng loạt vụ lừa đảo sim số đẹp trên các trang rao rặt như 5giay.vn, muaban.com, vatgia.com, raovat123.com... Thỏa thuận xong giá cả, thanh toán tiền sòng phẳng, nhiều người đặt mua sim điện thoại qua mạng đã không nhận được dải số di động mong muốn.
Bất kỳ giao dịch nào trên mạng cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân của lừa đảo
Không chỉ sim điện thoại, bất kỳ giao dịch nào trên mạng cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân của lừa đảo. Anh Huy ở TP.HCM chưa hết bức xúc kể lại chuyện bị lừa mua phải điện thoại “lởm” trên 5giay.vn: “Khi mua điện thoại N97 với giá hời chỉ hơn 5 triệu đồng, mình đã cẩn thận kiểm tra hộp trùng Imei, check trên trang Web International Numbering Plans là hàng chính hãng, trùng trên thẻ Nokia Pass, còn hạn bảo hành tới tháng 4/2011. Máy có dán tem FPT và tem Nokia đầy đủ thế mà vẫn bị dính hàng nhái”. Trường hợp bị lừa đảo như anh Huy xảy ra thường xuyên tại các website mua bán, rao vặt. Nguyên nhân là do hầu hết các website này mới chỉ sử dụng hình thức thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng, hoặc chỉ lên mạng tìm thông tin rồi thực hiện giao dịch thỏa thuận giữa người mua và người bán. Những giao dịch này không đủ ràng buộc về mặt pháp lý và có nhiều kẽ hở dễ tạo điều kiện cho nạn gian lận tung hoành.
Để hạn chế tối đa rủi ro này, nhiều website bán hàng trực tuyến đã mạnh dạn tích hợp cổng thanh toán trực tuyến trung gian (TTTTTG). Cổng này đóng vai trò “1 kết nối” giữa các ngân hàng và các website bán hàng, hay nói cách khác là trung gian giữa người mua và người bán hàng. Đến nay, đây là công cụ tiện lợi và an toàn nhất cho cả người mua và người bán.
Ông Nguyễn Thanh Bảo – Giám đốc kinh doanh của Dịch vụ xổ số trực tuyến Loto365.vn, đơn vị đang sử dụng cổng TTTTTG Ngânlượng.vn cho rằng: “TTTTTG giúp người dùng có thể thanh toán trực tiếp trên môi trường internet mà không phải chạy ra ngân hàng hay cột ATM để chuyển tiền, hoặc trả tiền mặt. Các doanh nghiệp không đủ khả năng tiềm lực và thời gian để tự xây dựng cổng thanh toán cho riêng mình giờ đây không còn phải lo nghĩ đến chuyện làm việc trực tiếp với mấy chục ngân hàng để xin kết nối”.
Thay đổi thói quen người dùng
Các hình thức sơ khai của dịch vụ TTTTTG bắt đầu xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ năm 2006. Đến năm 2009, sự trỗi dậy mạnh mẽ của các cổng thanh toán như Ngânlượng.vn, Payoo, VinaPay, Mobivi, PayNet, VnPay… đã thổi luồng gió mới làm thay đổi cái nhìn về thương mại điện tử tại Việt nam và người dùng cũng biết tới nhiều hơn với khái niệm TTTTTG.
Là một trong những công cụ thanh toán trực tuyến xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam, được xây dựng theo mô hình của mạng thanh toán PayPal (Mỹ), Ngânlượng.vn hiện có cộng đồng người dùng đông đảo nhất với 100.000 tài khoản đăng ký.
Ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng giám đốc Công ty Peacesoft – đơn vị sở hữu Ngân lượng.vn cho biết: “Ngânlượng.vn là cổng TTTTTG duy nhất tại Việt nam thực hiện chính sách “Bảo hiểm người mua”. Đây là chương trình bồi hoàn lại toàn bộ số tiền mà người mua đã thanh toán cho người bán nếu giao dịch gặp rủi ro. Hơn nữa, khi thanh toán qua cổng Nganluong.vn, khách hàng sẽ được sử dụng chế độ thanh toán tạm giữ.
Đây là chế độ thanh toán mà khi người mua thanh toán và xác minh giao dịch, tiền vẫn ở tài khoản của người mua và được đặt trong tình trạng "Chờ chuyển" sang tài khoản người nhận. Chỉ khi nào người mua nhận được hàng đúng như thỏa thuận mua bán, người mua xác nhận khoản thanh toán đó thì người bán mới thực sự nhận được tiền.Cách giao dịch như vậy bảo vệ người mua hàng an toàn tuyệt đối trước những chiêu lừa đảo như không giao hàng, hàng không như mô tả”.
Những lợi ích như vậy đã khiến cho ngày càng nhiều website bán hàng online có xu hướng tích hợp các cổng TTTTTG. Nhưng có lẽ con đường tới TMĐT thực sự ở Việt Nam vẫn còn lắm gian nan bởi thói quen mua sắm theo cách truyền thống chưa dễ gì thay đổi.
Bà Lệ Thủy - Trưởng phòng kinh doanh Siêu thị sách Trực tuyến XBOOK chia sẻ: “Khách hàng của XBOOK phần lớn giao dịch qua môi trường mạng Internet, vì thế chúng tôi khuyến khích khách hàng thanh toán qua kênh này. Tuy nhiên, do người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn bỡ ngỡ và ngại tìm hiểu cách thanh toán này nên hiện tại chưa có nhiều khách hàng thực hiện thanh toán qua cổng TTTTTG”.
Không chỉ sim điện thoại, bất kỳ giao dịch nào trên mạng cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân của lừa đảo. Anh Huy ở TP.HCM chưa hết bức xúc kể lại chuyện bị lừa mua phải điện thoại “lởm” trên 5giay.vn: “Khi mua điện thoại N97 với giá hời chỉ hơn 5 triệu đồng, mình đã cẩn thận kiểm tra hộp trùng Imei, check trên trang Web International Numbering Plans là hàng chính hãng, trùng trên thẻ Nokia Pass, còn hạn bảo hành tới tháng 4/2011. Máy có dán tem FPT và tem Nokia đầy đủ thế mà vẫn bị dính hàng nhái”. Trường hợp bị lừa đảo như anh Huy xảy ra thường xuyên tại các website mua bán, rao vặt. Nguyên nhân là do hầu hết các website này mới chỉ sử dụng hình thức thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng, hoặc chỉ lên mạng tìm thông tin rồi thực hiện giao dịch thỏa thuận giữa người mua và người bán. Những giao dịch này không đủ ràng buộc về mặt pháp lý và có nhiều kẽ hở dễ tạo điều kiện cho nạn gian lận tung hoành.
Để hạn chế tối đa rủi ro này, nhiều website bán hàng trực tuyến đã mạnh dạn tích hợp cổng thanh toán trực tuyến trung gian (TTTTTG). Cổng này đóng vai trò “1 kết nối” giữa các ngân hàng và các website bán hàng, hay nói cách khác là trung gian giữa người mua và người bán hàng. Đến nay, đây là công cụ tiện lợi và an toàn nhất cho cả người mua và người bán.
Ông Nguyễn Thanh Bảo – Giám đốc kinh doanh của Dịch vụ xổ số trực tuyến Loto365.vn, đơn vị đang sử dụng cổng TTTTTG Ngânlượng.vn cho rằng: “TTTTTG giúp người dùng có thể thanh toán trực tiếp trên môi trường internet mà không phải chạy ra ngân hàng hay cột ATM để chuyển tiền, hoặc trả tiền mặt. Các doanh nghiệp không đủ khả năng tiềm lực và thời gian để tự xây dựng cổng thanh toán cho riêng mình giờ đây không còn phải lo nghĩ đến chuyện làm việc trực tiếp với mấy chục ngân hàng để xin kết nối”.
Thay đổi thói quen người dùng
Các hình thức sơ khai của dịch vụ TTTTTG bắt đầu xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ năm 2006. Đến năm 2009, sự trỗi dậy mạnh mẽ của các cổng thanh toán như Ngânlượng.vn, Payoo, VinaPay, Mobivi, PayNet, VnPay… đã thổi luồng gió mới làm thay đổi cái nhìn về thương mại điện tử tại Việt nam và người dùng cũng biết tới nhiều hơn với khái niệm TTTTTG.
Là một trong những công cụ thanh toán trực tuyến xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam, được xây dựng theo mô hình của mạng thanh toán PayPal (Mỹ), Ngânlượng.vn hiện có cộng đồng người dùng đông đảo nhất với 100.000 tài khoản đăng ký.
Ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng giám đốc Công ty Peacesoft – đơn vị sở hữu Ngân lượng.vn cho biết: “Ngânlượng.vn là cổng TTTTTG duy nhất tại Việt nam thực hiện chính sách “Bảo hiểm người mua”. Đây là chương trình bồi hoàn lại toàn bộ số tiền mà người mua đã thanh toán cho người bán nếu giao dịch gặp rủi ro. Hơn nữa, khi thanh toán qua cổng Nganluong.vn, khách hàng sẽ được sử dụng chế độ thanh toán tạm giữ.
Đây là chế độ thanh toán mà khi người mua thanh toán và xác minh giao dịch, tiền vẫn ở tài khoản của người mua và được đặt trong tình trạng "Chờ chuyển" sang tài khoản người nhận. Chỉ khi nào người mua nhận được hàng đúng như thỏa thuận mua bán, người mua xác nhận khoản thanh toán đó thì người bán mới thực sự nhận được tiền.Cách giao dịch như vậy bảo vệ người mua hàng an toàn tuyệt đối trước những chiêu lừa đảo như không giao hàng, hàng không như mô tả”.
Những lợi ích như vậy đã khiến cho ngày càng nhiều website bán hàng online có xu hướng tích hợp các cổng TTTTTG. Nhưng có lẽ con đường tới TMĐT thực sự ở Việt Nam vẫn còn lắm gian nan bởi thói quen mua sắm theo cách truyền thống chưa dễ gì thay đổi.
Bà Lệ Thủy - Trưởng phòng kinh doanh Siêu thị sách Trực tuyến XBOOK chia sẻ: “Khách hàng của XBOOK phần lớn giao dịch qua môi trường mạng Internet, vì thế chúng tôi khuyến khích khách hàng thanh toán qua kênh này. Tuy nhiên, do người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn bỡ ngỡ và ngại tìm hiểu cách thanh toán này nên hiện tại chưa có nhiều khách hàng thực hiện thanh toán qua cổng TTTTTG”.
(Pháp luật Việt Nam)
Hiệu chỉnh bởi quản lý: