- Tham gia
- 29/4/2010
- Bài viết
- 330
Chương 1
– Dzô!
Thịnh cụng ly rượu của mình vào ly rượu của Duy Thức. Tiếng chạm của hai ly lượu va vào nhau, đôi bạn chí thân nhìn nhau, cùng nâng ly vào miệng uống cạn, và lại rót tiếp rượu đầy ly.
– Đừng uống nữa Duy Thức, chúng mình về thôi!
Duy Thức gạt tay Thịnh ra, lè nhè:
– Cậu còn có vợ đẹp con xinh, có chỗ cho cậu đi về. Còn tôi, dù ở Sài Gòn hay Ban Mê, có ai đợi tôi đâu. Bích Hữu không còn nữa, cô ấy giận tôi nửa đêm lái xe về Sài Gòn và lao xuống hố. Cô ấy không còn nữa, không còn nữa ...
Sau tiếng ''cô ấy không còn nữá' đầy tuyệt vọng đau đớn, là dòng nước mắt thổn thức. Ba năm đã đi qua, Duy Thức vẫn không quên ngày bi thảm ấy. Cái ngày đau đớn nhất đời ...
– Anh là đồ khốn, đồ khốn! Tại sao xem nhà máy, xem nông trại cà phê hơn em? Cuộc đời anh chỉ có nhà máy, nông trại thôi sao hả?
Bích Hữu quật đổ đồ đạc lung tung, cô quát Duy Thức bằng giọng giận dữ:
– Em hỏi anh lần nữa, anh có về Sài Gòn sống với em hay không?
Duy Thức vẫn kiên nhẫn dỗ:
– Em ồn ào như thế thì được gì cả? Nếu như em yêu anh, cần gì cuộc sống ở Sài Gòn, em phải có hạnh phúc bên anh chứ?
– Không! Em không chịu nói cuộc sống ở cái xứ này, thiếu thốn đủ tiện nghi, ngày nắng cháy da, đêm lạnh, mưa dai dẳng, đường lầy lội. Được, anh không chịu về Sài Gòn, chúng ta chia tay.
Duy Thức lặng im, anh hết cách để dỗ ngọt thuyết phục Bích Hữu rồi. Cái cách im lặng của anh càng khiến Bích Hữu nổi giận đùng đùng lên, cô lao lại tủ quần áo, mở tủ lấy valy và dồn hết quần áo vào valy. Cô hằn học:
– Em sẽ bỏ anh. Anh ôm nhà máy và nông trại mà sống với nó đi.
Duy Thức giằng valy lại nghiêm khắc:
– Em đừng có trẻ con nữa . Sự trẻ con của em khiến anh quá mệt mỏi.
Bích Hữu quắc mắt:
– Anh mệt mỏi vì em? Đượ c! Duy Thức! Tôi sẽ không hối hận khi chia tay với anh.
Không cần valy quần áo, Bích Hữu lao ra xe, cô leo lên mở máy phóng chạy đi, mặc cho Duy Thức gọi lạc cả giọng. Anh lắc đầu ngán ngẩm, tình yêu không còn là hương vị ngọt ngào nữa mà đắng như cà phê không đường. Anh đâu biết rằng, chuyến đi định mệnh hằn học đó, Bích Hữu mãi xa lìa anh. Khi anh đến nơi xe cô lao xuống hố, cô chỉ còn là một cái xác nát vụn ...
Thịnh thương hại ôm qua vai Duy Thức:
– Cậu vẫn còn nước mắt để khóc sao? Cậu khóc ba năm cho Bích Hữu đã quá lắm rồi.
Duy Thức thổn thức:
– Không vừa đâu! Nếu như hôm ấy tôi quyết liệt ngăn cô ấy, cô ấy không giận dữ bỏ đi và không chết thảm thương như nhế.
– Cậu đừng nhớ nữa có được không, dù gì Bích Hữu cũng không còn nữa.
– Cậu thì sướng rồi, vợ đẹp con ngoan, địa vị trong xã hội, tiền đầy túi, nói đến cậu là nói đến thành đạt.
Thịnh cười chua chát:
– Cậu nhìn tôi phiến diện quá rồi.
Thịnh bưng ly rượu lên uống. Anh cay đắng nhớ cái ngày đưa bé Na đi bệnh viện, kết quả xét nghiệm máu khiến anh bàng hoàng. Bé Na máu A, trong lúc anh máu B, Tuyết Anh máu O. Bé Na không phải con anh. Một sự thật khiến Thịnh có cảm giác như đất trời chung quanh mình đổ sụp xuống chân. Ba năm qua, anh cố gắng sống trong hạnh phúc giả tạo gượng gạo. Anh không thể mất địa vị anh đang có, ly hôn với Tuyết Anh đồng nghĩa với mọi thứ kết thúc.
– Nào, cụng ly nữa đi!
Rượu rót đầy ly, chạm mạnh vào nhau. Rượu cạn, còn tâm tư và trái tim đầy chua xót cay đắng.
– Anh lại muốn rượu nữa!
Mở cửa cho Thịnh, Tuyết Anh khó chịu:
– Anh có biết em và bé Na rất ghét khi anh về nhà, đầy mùi rượu?
Thịnh cười gượng gạo:
– Gặp Duy Thức, hai thằng cùng uống. Lâu lâu anh say một bữa ... Như hồi đó, nếu anh không say rượu, làm ẩu em, em đâu có bé Na và đâu chịu lấy anh, có đúng không vợ yêu của anh?
Tuyết Anh gắt khẽ:
– Uống rượu say là nhắc lại chuyện cũ, hay ho gì không biết!
– Sao không hay! Vì đó là khởi đầu của một cuộc hôn nhân, anh ... rất hạnh phúc, hạnh phúc chết đi được. Anh là một nhà kinh doanh trẻ tuổi thành đạt, được mọi người ngưỡng mộ, vợ đẹp con ngoan, gia đình hạnh phúc có đúng không? Mà thôi, anh say rồi, xin lỗi em nghen.
Thịnh nằm vật xuống gi.ường như một gã say rượu đổ nát, mắt nhắm nghiền lại. Đồ tồi! Mày đang nói ra những điều trái ngược! Mày có hạnh phúc hả?
Hạnh phúc ảo tưởng đó ...
Đây là lần thứ hai Hồng Hạnh đến phỏng vấn nhà doanh nghiệp trẻ:
Toàn Thịnh. Lần trước anh ta hẹn, nhưng khi cô vừa đến là anh ta ra xe đi mất. Một con người không biết giữ chữ tín.
Đã có hẹn nên Hồng Hạnh đi luôn lên lầu một mà không gặp trở ngại nào.
Cô đưa tay lên gõ cửa.
Cộc ... cộc ...
Bên trong có tiếng nói rất to, dường như đang tức giận.
Rầm! Tiếng gác điện thoại giận dữ, Hồng Hạnh cắn nhẹ môi, có lẽ cô đến không phải lúc rồi.
– Cô tìm ai vậy?
Tiếng nói phía sau khiến Hồng Hạnh giật bắn người quay lại. Ngỡ là trợ lý, cô đưa tấm cart hẹn ra:
– Tôi có hẹn với giám đốc Toàn Thịnh.
– Lần trước đã bảo từ chối rồi mà, có gì đáng phỏng vấn?
– Nhưng bà tổng giám đốc nói cho phép.
– Vậy thì cô đi mà phỏng vấn bà tổng ...
Đang nói, Thịnh im bặt và vụt kêu lên:
– Hồng Hạnh phải không?
Hồng Hạnh nghệch mặt ra nhìn Thịnh, cô bắt gặp nét gì đó quen thuộc của người đối diện và quên mất mình đang ở đâu.
Hồng Hạnh nhảy cẫng lên:
– Anh Thái Thịnh! Em đúng là Hồng Hạnh nè.
Hồng Hạnh khoa báo chí. Ồ, đúng rồi!
Hồng Hạnh hồn nhiên nắm tay Thịnh:
– Ngày em học năm thứ nhất, anh học năm cuối. Hồi đó em ngưỡng mộ anh ghê, hát hay đàn giỏi và khi phát biểu trước đám đông cũng tuyệt.
– Vậy à! Còn anh, anh nhớ cô bé cột tóc đuôi gà, đôi mắt mí lót to tròn như mắt búp bê Nhật Bản. Mà em đi đâu vậy?
– Em đi phỏng vấn giám đốc Toàn Thịnh. Anh giúp em phỏng vấn ông ấy đi.
Thịnh lúng túng:
– Giờ này ... ông ta có ở công ty đâu mà em phỏng vấn.
Vậy chứ ông ta đi đâu, giờ làm việc mà không có mặt ở công ty? Anh giúp em đi, đây là bài phỏng vấn, em cần nạp cho tổng biên tập để được tuyển dụng.
– Chà! Gay quá hả? Em đãi anh một ly cà phê đi, anh sẽ giúp em.
Hồng Hạnh vui mừng:
– Thiệt nghen, không được xí gạt em à!
– Đi!
Thịnh vui vẻ kéo tay Hồng Hạnh đi:
– Nào! Em biết gì về cái gã giám đốc Toàn Thịnh mà đòi phỏng vấn anh ta?
Hồng Hạnh mỉm cười:
– Vì đó là con người tuổi trẻ tài cao, con đường công danh của ông ấy đầy may mắn.
– Em biết tại sao không?
Hồng Hạnh lắc đầu:
– Không biết!
Thịnh toan nói, anh ta đã nhờ một người đàn bà, đó là may mắn của anh ta.
Nhưng giờ đây anh ta đang tự hỏi, anh may mắn hay bất hạnh khi con cũng chảng phải con anh, và nếu ly hôn anh ta sẽ ra đi với bàn tay trắng. Một cuộc sống giả dối. Nhưng anh ghìm lại kịp, nói ra sự thật như thế có hay ho gì đâu, anh tự bôi bẩn mình. Không ai dại dột vạch áo cho người xem vết thẹo trên lưng mình cả.
(còn tiếp)
– Dzô!
Thịnh cụng ly rượu của mình vào ly rượu của Duy Thức. Tiếng chạm của hai ly lượu va vào nhau, đôi bạn chí thân nhìn nhau, cùng nâng ly vào miệng uống cạn, và lại rót tiếp rượu đầy ly.
– Đừng uống nữa Duy Thức, chúng mình về thôi!
Duy Thức gạt tay Thịnh ra, lè nhè:
– Cậu còn có vợ đẹp con xinh, có chỗ cho cậu đi về. Còn tôi, dù ở Sài Gòn hay Ban Mê, có ai đợi tôi đâu. Bích Hữu không còn nữa, cô ấy giận tôi nửa đêm lái xe về Sài Gòn và lao xuống hố. Cô ấy không còn nữa, không còn nữa ...
Sau tiếng ''cô ấy không còn nữá' đầy tuyệt vọng đau đớn, là dòng nước mắt thổn thức. Ba năm đã đi qua, Duy Thức vẫn không quên ngày bi thảm ấy. Cái ngày đau đớn nhất đời ...
– Anh là đồ khốn, đồ khốn! Tại sao xem nhà máy, xem nông trại cà phê hơn em? Cuộc đời anh chỉ có nhà máy, nông trại thôi sao hả?
Bích Hữu quật đổ đồ đạc lung tung, cô quát Duy Thức bằng giọng giận dữ:
– Em hỏi anh lần nữa, anh có về Sài Gòn sống với em hay không?
Duy Thức vẫn kiên nhẫn dỗ:
– Em ồn ào như thế thì được gì cả? Nếu như em yêu anh, cần gì cuộc sống ở Sài Gòn, em phải có hạnh phúc bên anh chứ?
– Không! Em không chịu nói cuộc sống ở cái xứ này, thiếu thốn đủ tiện nghi, ngày nắng cháy da, đêm lạnh, mưa dai dẳng, đường lầy lội. Được, anh không chịu về Sài Gòn, chúng ta chia tay.
Duy Thức lặng im, anh hết cách để dỗ ngọt thuyết phục Bích Hữu rồi. Cái cách im lặng của anh càng khiến Bích Hữu nổi giận đùng đùng lên, cô lao lại tủ quần áo, mở tủ lấy valy và dồn hết quần áo vào valy. Cô hằn học:
– Em sẽ bỏ anh. Anh ôm nhà máy và nông trại mà sống với nó đi.
Duy Thức giằng valy lại nghiêm khắc:
– Em đừng có trẻ con nữa . Sự trẻ con của em khiến anh quá mệt mỏi.
Bích Hữu quắc mắt:
– Anh mệt mỏi vì em? Đượ c! Duy Thức! Tôi sẽ không hối hận khi chia tay với anh.
Không cần valy quần áo, Bích Hữu lao ra xe, cô leo lên mở máy phóng chạy đi, mặc cho Duy Thức gọi lạc cả giọng. Anh lắc đầu ngán ngẩm, tình yêu không còn là hương vị ngọt ngào nữa mà đắng như cà phê không đường. Anh đâu biết rằng, chuyến đi định mệnh hằn học đó, Bích Hữu mãi xa lìa anh. Khi anh đến nơi xe cô lao xuống hố, cô chỉ còn là một cái xác nát vụn ...
Thịnh thương hại ôm qua vai Duy Thức:
– Cậu vẫn còn nước mắt để khóc sao? Cậu khóc ba năm cho Bích Hữu đã quá lắm rồi.
Duy Thức thổn thức:
– Không vừa đâu! Nếu như hôm ấy tôi quyết liệt ngăn cô ấy, cô ấy không giận dữ bỏ đi và không chết thảm thương như nhế.
– Cậu đừng nhớ nữa có được không, dù gì Bích Hữu cũng không còn nữa.
– Cậu thì sướng rồi, vợ đẹp con ngoan, địa vị trong xã hội, tiền đầy túi, nói đến cậu là nói đến thành đạt.
Thịnh cười chua chát:
– Cậu nhìn tôi phiến diện quá rồi.
Thịnh bưng ly rượu lên uống. Anh cay đắng nhớ cái ngày đưa bé Na đi bệnh viện, kết quả xét nghiệm máu khiến anh bàng hoàng. Bé Na máu A, trong lúc anh máu B, Tuyết Anh máu O. Bé Na không phải con anh. Một sự thật khiến Thịnh có cảm giác như đất trời chung quanh mình đổ sụp xuống chân. Ba năm qua, anh cố gắng sống trong hạnh phúc giả tạo gượng gạo. Anh không thể mất địa vị anh đang có, ly hôn với Tuyết Anh đồng nghĩa với mọi thứ kết thúc.
– Nào, cụng ly nữa đi!
Rượu rót đầy ly, chạm mạnh vào nhau. Rượu cạn, còn tâm tư và trái tim đầy chua xót cay đắng.
– Anh lại muốn rượu nữa!
Mở cửa cho Thịnh, Tuyết Anh khó chịu:
– Anh có biết em và bé Na rất ghét khi anh về nhà, đầy mùi rượu?
Thịnh cười gượng gạo:
– Gặp Duy Thức, hai thằng cùng uống. Lâu lâu anh say một bữa ... Như hồi đó, nếu anh không say rượu, làm ẩu em, em đâu có bé Na và đâu chịu lấy anh, có đúng không vợ yêu của anh?
Tuyết Anh gắt khẽ:
– Uống rượu say là nhắc lại chuyện cũ, hay ho gì không biết!
– Sao không hay! Vì đó là khởi đầu của một cuộc hôn nhân, anh ... rất hạnh phúc, hạnh phúc chết đi được. Anh là một nhà kinh doanh trẻ tuổi thành đạt, được mọi người ngưỡng mộ, vợ đẹp con ngoan, gia đình hạnh phúc có đúng không? Mà thôi, anh say rồi, xin lỗi em nghen.
Thịnh nằm vật xuống gi.ường như một gã say rượu đổ nát, mắt nhắm nghiền lại. Đồ tồi! Mày đang nói ra những điều trái ngược! Mày có hạnh phúc hả?
Hạnh phúc ảo tưởng đó ...
Đây là lần thứ hai Hồng Hạnh đến phỏng vấn nhà doanh nghiệp trẻ:
Toàn Thịnh. Lần trước anh ta hẹn, nhưng khi cô vừa đến là anh ta ra xe đi mất. Một con người không biết giữ chữ tín.
Đã có hẹn nên Hồng Hạnh đi luôn lên lầu một mà không gặp trở ngại nào.
Cô đưa tay lên gõ cửa.
Cộc ... cộc ...
Bên trong có tiếng nói rất to, dường như đang tức giận.
Rầm! Tiếng gác điện thoại giận dữ, Hồng Hạnh cắn nhẹ môi, có lẽ cô đến không phải lúc rồi.
– Cô tìm ai vậy?
Tiếng nói phía sau khiến Hồng Hạnh giật bắn người quay lại. Ngỡ là trợ lý, cô đưa tấm cart hẹn ra:
– Tôi có hẹn với giám đốc Toàn Thịnh.
– Lần trước đã bảo từ chối rồi mà, có gì đáng phỏng vấn?
– Nhưng bà tổng giám đốc nói cho phép.
– Vậy thì cô đi mà phỏng vấn bà tổng ...
Đang nói, Thịnh im bặt và vụt kêu lên:
– Hồng Hạnh phải không?
Hồng Hạnh nghệch mặt ra nhìn Thịnh, cô bắt gặp nét gì đó quen thuộc của người đối diện và quên mất mình đang ở đâu.
Hồng Hạnh nhảy cẫng lên:
– Anh Thái Thịnh! Em đúng là Hồng Hạnh nè.
Hồng Hạnh khoa báo chí. Ồ, đúng rồi!
Hồng Hạnh hồn nhiên nắm tay Thịnh:
– Ngày em học năm thứ nhất, anh học năm cuối. Hồi đó em ngưỡng mộ anh ghê, hát hay đàn giỏi và khi phát biểu trước đám đông cũng tuyệt.
– Vậy à! Còn anh, anh nhớ cô bé cột tóc đuôi gà, đôi mắt mí lót to tròn như mắt búp bê Nhật Bản. Mà em đi đâu vậy?
– Em đi phỏng vấn giám đốc Toàn Thịnh. Anh giúp em phỏng vấn ông ấy đi.
Thịnh lúng túng:
– Giờ này ... ông ta có ở công ty đâu mà em phỏng vấn.
Vậy chứ ông ta đi đâu, giờ làm việc mà không có mặt ở công ty? Anh giúp em đi, đây là bài phỏng vấn, em cần nạp cho tổng biên tập để được tuyển dụng.
– Chà! Gay quá hả? Em đãi anh một ly cà phê đi, anh sẽ giúp em.
Hồng Hạnh vui mừng:
– Thiệt nghen, không được xí gạt em à!
– Đi!
Thịnh vui vẻ kéo tay Hồng Hạnh đi:
– Nào! Em biết gì về cái gã giám đốc Toàn Thịnh mà đòi phỏng vấn anh ta?
Hồng Hạnh mỉm cười:
– Vì đó là con người tuổi trẻ tài cao, con đường công danh của ông ấy đầy may mắn.
– Em biết tại sao không?
Hồng Hạnh lắc đầu:
– Không biết!
Thịnh toan nói, anh ta đã nhờ một người đàn bà, đó là may mắn của anh ta.
Nhưng giờ đây anh ta đang tự hỏi, anh may mắn hay bất hạnh khi con cũng chảng phải con anh, và nếu ly hôn anh ta sẽ ra đi với bàn tay trắng. Một cuộc sống giả dối. Nhưng anh ghìm lại kịp, nói ra sự thật như thế có hay ho gì đâu, anh tự bôi bẩn mình. Không ai dại dột vạch áo cho người xem vết thẹo trên lưng mình cả.
(còn tiếp)