- Tham gia
- 29/11/2011
- Bài viết
- 1.816
Hiện tại, rất nhiều trường đại học đã công bố điểm. Nếu điểm bạn hơi tệ, thay vì ngồi than thân trách phận, hãy tìm hiểu nguyên do.
Khi hiểu ra vấn đề, bạn sẽ biết mình thật sự cần gì.
Đừng vội đổ lỗi, hoặc ngạc nhiên kiểu: “Mình là học sinh giỏi 12 năm, tại sao mình lại rớt đại học?”, “Mình đã chọn một trường vừa sức, và mình cực kì quyết tâm, mình làm bài thi cũng rất tốt, tại sao mình trượt?”, “Đây là trường mình ao ước được học từ nhỏ, mình biết mình không chọn sai ngành, tại sao mình lại thấp điểm như vậy”… Đọc những lí do sau đây để hiểu hơn về chính mình, rồi bạn sẽ nhận ra, để đậu, học giỏi, siêng làm bài tập, thông minh, có năng khiếu, có đam mê…, tất cả vẫn chưa đủ.
Bạn có tâm lí không vững
Đó là lí do có rất nhiều bạn lười biếng, học hành chểnh mảng suốt 12 năm nhưng rồi lại đậu đại học danh chính ngôn thuận. Trong khi bạn học tốt suốt 12 năm nhưng điểm thấp đến khó tin. Bạn hơn người khác về kiến thức, nhưng lại thua về tâm lí. Có thể họ học không giỏi bằng bạn, nhưng họ đi thi với tâm lí “đậu thì tốt, không đậu thì chọn con đường khác” nên họ vận dụng được tối đa khả năng và kiến thức. Còn bạn vì quá lo lắng và thiếu tự tin nên chỉ dùng khoảng 20% khả năng bản thân. Điều đó chứng tỏ bạn không quen với áp lực phòng thi và hay mất tập trung.
Quá nhiều người kì vọng nơi bạn
Thầy cô, bạn bè, người thân, và thậm chí là người yêu… luôn coi việc đậu đại học là một điều gì đó cực kì lớn lao, to tát. Họ khuyên bạn nhưng ngầm ý muốn bảo: “Phải đậu, nhất quyết phải đậu chứ không được trượt!”, điều này vô tình tạo cho bạn một áp lực cực lớn. Chỉ có một con đường duy nhất dành cho bạn: Bằng mọi giá, phải đậu. Nhưng bạn cảm thấy con đường phía trước cực kì mơ hồ, bạn không chắc với trường mình chọn, không tin tưởng khả năng bản thân, và thật sự không thích chuyên ngành bạn sẽ học trong tương lai. Nói cách khác, bạn học vì tất cả mọi người, chứ không học cho bản thân mình.
Bạn hơi chậm chạp
Có thể bình thường bạn học cực giỏi, tính toán thông minh. Nhưng đó là lúc bạn học thêm, bạn tự ôn tập tại nhà - những lúc bạn cực kì dư dả thời gian. Vào phòng thi, áp lực thời gian khiến bạn tư duy và giải đề chậm hơn mức bình thường. Nhiều bạn ý thức được sự chậm chạp của mình nên thường cố gắng làm nhanh, mà làm nhanh thì thường sai sót những cái không đáng, bị trừ điểm oan uổng và kết quả là điểm số dưới mức trung bình.
Bạn hơi ảo tưởng về khả năng của mình
Có thể bình thường bạn nằm trong top của lớp, được thầy cô yêu quý, bạn bè khen ngợi và gia đình tự hào. Nhưng bạn có chắc bạn giỏi hơn mọi đối thủ trong phòng thi? Hay bạn đạt điểm cao chỉ vì bạn chịu khó học bài và làm theo công thức? Thi đại học, nếu chỉ học thuộc và nhớ công thức rành mạch bạn cũng sẽ khó đậu. Thời gian không có nhiều, quan trọng là bạn phải nghĩ ra được cách giải hay nhất, thông minh nhất, ngắn gọn nhất. Đó là những kĩ năng mà không phải học sinh giỏi nào cũng biết được.
Phương pháp ôn luyện sai lệch
Bạn đã “nhai kĩ” hàng chục quyển sách tham khảo, làm hàng trăm bộ đề thi và bắt đầu luyện thi đại học ngay từ năm lớp 11? Học quá nhiều và quá kĩ có thể khiến bạn dễ bị nhầm lẫn kiến thức hoặc “rối tung” trong phòng thi. “Rất nhiều người có hàng trăm bộ đồ trong tủ, nhưng khi cần thì chẳng biết mặc bộ nào”, cũng giống như bạn có rất nhiều kiến thức trong đầu, nhưng khi làm bài thì không biết áp dụng kiến thức đúng đắn. Và kết quả không tốt là điều tất yếu.
Nếu quả thật bạn đã vướng phải những điều trên thì "đất trời vẫn chưa sụp đổ" bởi bạn vẫn có thể khắc phục chúng trong kì thi năm sau mà!
Khi hiểu ra vấn đề, bạn sẽ biết mình thật sự cần gì.
Đừng vội đổ lỗi, hoặc ngạc nhiên kiểu: “Mình là học sinh giỏi 12 năm, tại sao mình lại rớt đại học?”, “Mình đã chọn một trường vừa sức, và mình cực kì quyết tâm, mình làm bài thi cũng rất tốt, tại sao mình trượt?”, “Đây là trường mình ao ước được học từ nhỏ, mình biết mình không chọn sai ngành, tại sao mình lại thấp điểm như vậy”… Đọc những lí do sau đây để hiểu hơn về chính mình, rồi bạn sẽ nhận ra, để đậu, học giỏi, siêng làm bài tập, thông minh, có năng khiếu, có đam mê…, tất cả vẫn chưa đủ.
Bạn có tâm lí không vững
Đó là lí do có rất nhiều bạn lười biếng, học hành chểnh mảng suốt 12 năm nhưng rồi lại đậu đại học danh chính ngôn thuận. Trong khi bạn học tốt suốt 12 năm nhưng điểm thấp đến khó tin. Bạn hơn người khác về kiến thức, nhưng lại thua về tâm lí. Có thể họ học không giỏi bằng bạn, nhưng họ đi thi với tâm lí “đậu thì tốt, không đậu thì chọn con đường khác” nên họ vận dụng được tối đa khả năng và kiến thức. Còn bạn vì quá lo lắng và thiếu tự tin nên chỉ dùng khoảng 20% khả năng bản thân. Điều đó chứng tỏ bạn không quen với áp lực phòng thi và hay mất tập trung.
Thầy cô, bạn bè, người thân, và thậm chí là người yêu… luôn coi việc đậu đại học là một điều gì đó cực kì lớn lao, to tát. Họ khuyên bạn nhưng ngầm ý muốn bảo: “Phải đậu, nhất quyết phải đậu chứ không được trượt!”, điều này vô tình tạo cho bạn một áp lực cực lớn. Chỉ có một con đường duy nhất dành cho bạn: Bằng mọi giá, phải đậu. Nhưng bạn cảm thấy con đường phía trước cực kì mơ hồ, bạn không chắc với trường mình chọn, không tin tưởng khả năng bản thân, và thật sự không thích chuyên ngành bạn sẽ học trong tương lai. Nói cách khác, bạn học vì tất cả mọi người, chứ không học cho bản thân mình.
Bạn hơi chậm chạp
Có thể bình thường bạn học cực giỏi, tính toán thông minh. Nhưng đó là lúc bạn học thêm, bạn tự ôn tập tại nhà - những lúc bạn cực kì dư dả thời gian. Vào phòng thi, áp lực thời gian khiến bạn tư duy và giải đề chậm hơn mức bình thường. Nhiều bạn ý thức được sự chậm chạp của mình nên thường cố gắng làm nhanh, mà làm nhanh thì thường sai sót những cái không đáng, bị trừ điểm oan uổng và kết quả là điểm số dưới mức trung bình.
Bạn hơi ảo tưởng về khả năng của mình
Có thể bình thường bạn nằm trong top của lớp, được thầy cô yêu quý, bạn bè khen ngợi và gia đình tự hào. Nhưng bạn có chắc bạn giỏi hơn mọi đối thủ trong phòng thi? Hay bạn đạt điểm cao chỉ vì bạn chịu khó học bài và làm theo công thức? Thi đại học, nếu chỉ học thuộc và nhớ công thức rành mạch bạn cũng sẽ khó đậu. Thời gian không có nhiều, quan trọng là bạn phải nghĩ ra được cách giải hay nhất, thông minh nhất, ngắn gọn nhất. Đó là những kĩ năng mà không phải học sinh giỏi nào cũng biết được.
Phương pháp ôn luyện sai lệch
Bạn đã “nhai kĩ” hàng chục quyển sách tham khảo, làm hàng trăm bộ đề thi và bắt đầu luyện thi đại học ngay từ năm lớp 11? Học quá nhiều và quá kĩ có thể khiến bạn dễ bị nhầm lẫn kiến thức hoặc “rối tung” trong phòng thi. “Rất nhiều người có hàng trăm bộ đồ trong tủ, nhưng khi cần thì chẳng biết mặc bộ nào”, cũng giống như bạn có rất nhiều kiến thức trong đầu, nhưng khi làm bài thì không biết áp dụng kiến thức đúng đắn. Và kết quả không tốt là điều tất yếu.
Nếu quả thật bạn đã vướng phải những điều trên thì "đất trời vẫn chưa sụp đổ" bởi bạn vẫn có thể khắc phục chúng trong kì thi năm sau mà!
Theo Mực Tím
Hiệu chỉnh bởi quản lý: