- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Đã bao giờ bạn làm mẹ khóc, đã bao giờ bạn làm cha buồn, đã bao giờ bạn nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi tới những người thân yêu bên bạn? Những bộ phim ngắn của rất nhiều tác giả đã khiến cho chúng ta được nhìn thấy hình ảnh của mình trong đó. Phim ngắn “Để lại lời nhắn” là một trong những bộ phim như thế.
Gần 3 ngàn lượt xem, với thời lượng 11 phút nhưng bộ phim đã chuyển tải được một nội dung ý nghĩa về tình cảm giữa cha và con gái. Giữa người còn sống và người đã chết.
Câu chuyện kể về người cha cùng sống với cô con gái. Hàng ngày, công việc của cô gái là một nhiếp ảnh gia, bận rộn đến nỗi dù rất nhớ bố nhưng cô cũng không có thời gian và quên gọi điện về cho bố. Nhưng không vì thế mà ông la mắng con, ngược lại ông còn nhắn tin, gọi điện thoại nhắc nhở con ăn cơm, nghỉ ngơi đúng giờ mỗi ngày.
Ông bố thường xuyên gọi điện thoại cho con.
Cô con gái cũng rất yêu bố của mình.
Cuộc sống sẽ hạnh phúc như thế với cả hai cha con nếu như không có ngày định mệnh ấy xảy ra. Cô con gái đã bị tai nạn và qua đời, người cha vì quá nhớ con nên cứ muốn tìm kiếm hình bóng con, thứ mà ông có thể tìm duy nhất là những tin nhắn và giọng nói qua điện thoại khi hai cha con cùng trò chuyện.
Thông qua những lần nghe lại giọng nói con qua điện thoại, ông Lâm hồi ức về những cuộc chuyện trò của hai cha con.
Người bố tưởng tượng như đang ở bên cô con gái.
Người bố cứ thế sống trong cô đơn, đau khổ, đôi khi mỉm cười vì bất chợt tưởng tượng thấy hình ảnh con gái đang đứng trước mặt mình, ngồi bên mình.
Và rồi một ngày nọ nhà mạng thay đổi nâng cấp hệ thống nên đã xóa hết toàn bộ những đoạn hội thoại của cô con gái. Ông Lâm - Người bố trong phim đã bàng hoàng, giọt nước mắt lăn dài trên má.
Ông quyết định gọi đến tổng đài để hỏi xem có còn cách nào để lấy lại được giọng nói của cô con gái hay không. Những lời tâm sự, chia sẻ của ông với nhân viên trực tổng đài: “Đã ba năm rồi, thật sự đã ba năm rồi, tôi luôn nộp tiền đúng hạn, tôi chưa dừng một phút nào cả, thật sự là chưa…Tôi chỉ muốn giữ lại giọng nói của con gái tôi, một giọng nói mà tôi đã không còn có thể nghe được nữa”.
Cô nhân viên ấy đã trình bày lên sếp và mong muốn sếp có thể giúp thực hiện tâm nguyện của ông Lâm:“Tại sao chúng ta không thử giúp ông ấy? Vì em tin rằng, mỗi một người đều có những thứ rất quan trọng đối với họ”.
Câu chuyện chân thực và cảm động đã khiến ông sếp đồng ý, gửi tặng lại toàn bộ giọng nói của cô con gái còn trong điện thoại cho ông Lâm.
Cảnh kết của bộ phim khiến nhiều người xem phải rơi lệ. Những người con bận rộn với cuộc sống như thế nào thì cũng đừng quên quan tâm, trò chuyện cùng cha mẹ, bởi cha mẹ là người giành trọn tình yêu thương cho mình. Đôi khi không cần quá cầu kì mà chỉ cần một cái ôm, một cử chỉ quan tâm nhẹ nhàng cũng đủ làm cho cha mẹ cảm thấy an ủi phần nào.
Đôi khi chỉ cần một cái ôm cũng làm cha mẹ hài lòng.
Đúng là có những điều tưởng chừng như đơn giản, có những điều tưởng chừng như muốn lãng quên nhưng những hình ảnh, giọng nói của những người thân quen thì ta không thể nào có thể quên được. Dù bạn là ai, bạn đang làm gì thì hãy giành thời gian ít nhất 5 phút mỗi ngày để nói chuyện, hỏi thăm đến cha mẹ mình nhé. Bởi vì “Người lớn cũng có lúc cô đơn”.
Theo DS & PL
Gần 3 ngàn lượt xem, với thời lượng 11 phút nhưng bộ phim đã chuyển tải được một nội dung ý nghĩa về tình cảm giữa cha và con gái. Giữa người còn sống và người đã chết.
Câu chuyện kể về người cha cùng sống với cô con gái. Hàng ngày, công việc của cô gái là một nhiếp ảnh gia, bận rộn đến nỗi dù rất nhớ bố nhưng cô cũng không có thời gian và quên gọi điện về cho bố. Nhưng không vì thế mà ông la mắng con, ngược lại ông còn nhắn tin, gọi điện thoại nhắc nhở con ăn cơm, nghỉ ngơi đúng giờ mỗi ngày.
Ông bố thường xuyên gọi điện thoại cho con.
Cô con gái cũng rất yêu bố của mình.
Cuộc sống sẽ hạnh phúc như thế với cả hai cha con nếu như không có ngày định mệnh ấy xảy ra. Cô con gái đã bị tai nạn và qua đời, người cha vì quá nhớ con nên cứ muốn tìm kiếm hình bóng con, thứ mà ông có thể tìm duy nhất là những tin nhắn và giọng nói qua điện thoại khi hai cha con cùng trò chuyện.
Thông qua những lần nghe lại giọng nói con qua điện thoại, ông Lâm hồi ức về những cuộc chuyện trò của hai cha con.
Người bố tưởng tượng như đang ở bên cô con gái.
Người bố cứ thế sống trong cô đơn, đau khổ, đôi khi mỉm cười vì bất chợt tưởng tượng thấy hình ảnh con gái đang đứng trước mặt mình, ngồi bên mình.
Và rồi một ngày nọ nhà mạng thay đổi nâng cấp hệ thống nên đã xóa hết toàn bộ những đoạn hội thoại của cô con gái. Ông Lâm - Người bố trong phim đã bàng hoàng, giọt nước mắt lăn dài trên má.
Ông quyết định gọi đến tổng đài để hỏi xem có còn cách nào để lấy lại được giọng nói của cô con gái hay không. Những lời tâm sự, chia sẻ của ông với nhân viên trực tổng đài: “Đã ba năm rồi, thật sự đã ba năm rồi, tôi luôn nộp tiền đúng hạn, tôi chưa dừng một phút nào cả, thật sự là chưa…Tôi chỉ muốn giữ lại giọng nói của con gái tôi, một giọng nói mà tôi đã không còn có thể nghe được nữa”.
Cô nhân viên ấy đã trình bày lên sếp và mong muốn sếp có thể giúp thực hiện tâm nguyện của ông Lâm:“Tại sao chúng ta không thử giúp ông ấy? Vì em tin rằng, mỗi một người đều có những thứ rất quan trọng đối với họ”.
Câu chuyện chân thực và cảm động đã khiến ông sếp đồng ý, gửi tặng lại toàn bộ giọng nói của cô con gái còn trong điện thoại cho ông Lâm.
Cảnh kết của bộ phim khiến nhiều người xem phải rơi lệ. Những người con bận rộn với cuộc sống như thế nào thì cũng đừng quên quan tâm, trò chuyện cùng cha mẹ, bởi cha mẹ là người giành trọn tình yêu thương cho mình. Đôi khi không cần quá cầu kì mà chỉ cần một cái ôm, một cử chỉ quan tâm nhẹ nhàng cũng đủ làm cho cha mẹ cảm thấy an ủi phần nào.
Đôi khi chỉ cần một cái ôm cũng làm cha mẹ hài lòng.
Đúng là có những điều tưởng chừng như đơn giản, có những điều tưởng chừng như muốn lãng quên nhưng những hình ảnh, giọng nói của những người thân quen thì ta không thể nào có thể quên được. Dù bạn là ai, bạn đang làm gì thì hãy giành thời gian ít nhất 5 phút mỗi ngày để nói chuyện, hỏi thăm đến cha mẹ mình nhé. Bởi vì “Người lớn cũng có lúc cô đơn”.
Theo DS & PL