- Tham gia
- 31/12/2011
- Bài viết
- 3.333
Với văn hóa lâu đời đi cùng với những giá trị truyền thống theo lối mòn xưa nay của Việt Nam. Gia đình luôn là nơi chốn trở về thân thuộc, gần gũi, an toàn cho bao người sau cả chặng đường thử sức với cuộc sống bươn chải, va chạm, nếm trải đến mỏi mệt hay là lúc lỡ bước, lạc đường...
Và thường thấy qua bao đời giá trị văn hóa đề cao tính nhân văn, tình cảm gia đình của người Việt Nam thường được thể hiện nhiều và cụ thể nhất trong các trường hợp bao bọc, chở che, định hướng cho con trẻ qua tuyến nhân vật thân thuộc là bà - cháu hay mẹ - con, rất hiếm khi thấy sự xuất hiện của người cha, người ông trong các câu chuyện này.
Mang đến một hơi thở mới trong góc nhìn về tình cảm gia đình, không phải không ai nhận ra, mà là trước nay ít ai đề cập đến về tình cảm giữa ông và cháu trai. Ngoài việc chở che, hướng dẫn bao điều hay cho những bước đầu đời non dại đến việc bầu bạn như những người đàn ông với nhau, đã đem đến cho người một góc nhìn rất chân thực và cảm động về tình cảm ông - cháu.
Gồm 38 hình ảnh tất cả, bộ ảnh là một câu chuyện xuyên xuốt từ lúc lọt lòng mẹ đến khi trưởng thành của nhân vật luôn gắn liền với hình ảnh của người ông, từ việc chăm chút cho từng giấc ngủ, hướng dẫn đọc sách, xếp mô hình, ngồi sau yên xe ông, những lúc cãi lời, bướng bỉnh, cả lúc vòi tiền ông để cắm đầu vào game online... đến việc được cho phép uống bia như bạn bè với nhau như một kẻ trưởng thành nhỏ tuổi.
Bộ ảnh được tác giả Thăng Fly hoàn tất trong 3 tiếng đồng hồ và gửi đến người em thân thiết của mình với cách gọi thân thuộc của người miền Bắc: "Tặng chú Sơn" nhân ngày giỗ 3 năm của ông người em này - thời điểm dánh dấu 1000 năm Thăng Long - Hà Nội... Nhưng đáng tiếc người bạc đầu đã không đợi được kẻ xanh tóc... với những tâm sự và kỉ niệm chân thật nhất qua nét vẽ của bản thân.
...
Tác giả trẻ Thăng Fly và chân dung tự họa