mennguyen6382
Thành viên
- Tham gia
- 30/11/2018
- Bài viết
- 0
Rối loạn đường huyết lúc đói có thể là một biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm cần phải được chữa trị ngay. Do đó ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng rối loạn đường huyết lúc đói là gì ? Biểu hiện như thế nào thì là bệnh lý cũng như các cách khắc phục hiệu quả.
Rối loạn đường huyết lúc đói là gì ?
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu rõ được vai trò quan trong của chỉ số đường huyết. Đường huyết chính là nồng độ đường glucose ở trong máu, nó có thể phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe của mỗi người. Đường huyết thấp quá cũng không tốt mà cao quá cũng rất nguy hiểm.
Đường huyết lúc đói là chỉ số đường huyết được đo vào thời điểm chúng ta không ăn gì trong ít nhất 4 giờ trước đó (thường đo vào thời điểm buổi sáng sau khi thức dậy mà chưa ăn). Mức độ đường huyết lúc đói bình thường của chúng là là khoảng 3,9 - 5,6 mmol/L (70 -100 mg/dL).
Nếu đường huyết nằm ngoài khoảng này thì sẽ được gọi là rối loạn đường huyết lúc đói. Nếu đường huyết thấp hơn 3,9 mmol/l thì được gọi là tụt đường huyết, nếu đường huyết cao hơn 5,6 mmol/l được gọi là tăng đường huyết.
Sự thay đổi đường huyết lúc đói do nguyên nhân sinh lý
Thực tế thì chỉ số đường huyết của chúng ta sẽ không bao giờ cố định ở một con số nào đó mà sẽ thay đổi liên tục trong quá trình sinh hoạt, làm việc, ăn uống.
+ Đường huyết sẽ tăng lên nhiều khi chúng ta ăn nhiều thức ăn, nhất là các đồ ngọt có đường, chất tinh bột. Nhưng nếu là bình thường thì cơ thể sẽ tiết ra hormon điều chỉnh đường huyết (insulin) để hạ chỉ số này về mức an toàn. Ngoài ra thì khi căng thẳng, suy nghĩ nhiều, lo âu… cũng có thể khiến cho đường huyết tăng.
+ Đường huyết sẽ giảm xuống nhiều khi chúng ta đói, không ăn gì trong 1 khoảng thời gian dài, hay vận động, làm việc, lao động nặng tốn sức… Khi đó cơ thể sẽ tiết ra hormon làm tăng đường huyết lên (glucagon) về mức bình thường.
Đó là những biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể.
Rối loạn đường huyết lúc đói đến mức độ nào thì là bệnh
Rối loạn đường huyết lúc đói được gọi là bệnh lý khi nó tăng hoặc giảm diễn ra trong khoảng thời gian dài mà cơ thể không thể tự điều chỉnh lại được.
+ Rối loạn đường huyết lúc đói quá thấp (tụt đường huyết) dưới 3,9 mmol/l kéo dài sẽ khiến cho cơ thể thiếu năng lượng để hoạt động có thể dẫn đến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, nặng hơn thì suy nhược cơ thể, ngất xỉu, hôn mê…
+ Rối loạn đường huyết lúc đói quá cao (tăng đường huyết) kéo dài còn được gọi là bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Tuy nhiên đường huyết tăng lúc đói được chia thành 2 mức độ: nếu lớn hơn 7mmol/l (126 mg/dL) thì là tiểu đường mạn
tính còn mới chỉ trong khoảng 5,6-6,9 mmol/l được gọi là tình trạng tiền đái tháo đường.
Tiểu đường nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Cách khắc phục rối loạn đường huyết lúc đói
Nếu như thường xuyên gặp phải tình trạng tụt đường huyết thì bạn hãy chuẩn bị những đồ ngọt như bánh kẹo, chocolate hoặc nước ngọt trong người để dự phòng. Nếu như có các triệu chứng như hoa mắt, đổ mồ hôi, chóng mặt, người
mệt mỏi bất thường thì cần phải dùng đồ ngọt ngay để cân bằng lại chỉ số đường huyết.
Còn với tình trạng tăng đường huyết, nếu như mới chỉ ở mức độ tiền đái tháo đường thì bạn cần phải điều chỉnh lại lối sống để ổn định lại đường huyết:
+ Trong ăn uống thì nên hạn chế tối đa các đồ ăn ngọt chứa nhiều đường, kiểm soát lượng tinh bột ăn trong mỗi bữa. Kiêng các loại đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, chất béo xấu, không dùng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá…
+ Nên tăng cường vận động, rèn luyện thể chất, hạn chế ngồi nhiều, lười vận động, thức khuya…
+ Thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết hằng ngày để phòng các nguy cơ biến chứng.
Nếu đã bị tiểu đường mạn tính rồi thì bạn cần phải đến gặp các bác sỹ chuyên khoa để được chỉ định các phương pháp điều trị sao cho phù hợp với thể trạng.
Rối loạn đường huyết lúc đói là gì ?
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu rõ được vai trò quan trong của chỉ số đường huyết. Đường huyết chính là nồng độ đường glucose ở trong máu, nó có thể phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe của mỗi người. Đường huyết thấp quá cũng không tốt mà cao quá cũng rất nguy hiểm.
Đường huyết lúc đói là chỉ số đường huyết được đo vào thời điểm chúng ta không ăn gì trong ít nhất 4 giờ trước đó (thường đo vào thời điểm buổi sáng sau khi thức dậy mà chưa ăn). Mức độ đường huyết lúc đói bình thường của chúng là là khoảng 3,9 - 5,6 mmol/L (70 -100 mg/dL).
Nếu đường huyết nằm ngoài khoảng này thì sẽ được gọi là rối loạn đường huyết lúc đói. Nếu đường huyết thấp hơn 3,9 mmol/l thì được gọi là tụt đường huyết, nếu đường huyết cao hơn 5,6 mmol/l được gọi là tăng đường huyết.
Sự thay đổi đường huyết lúc đói do nguyên nhân sinh lý
Thực tế thì chỉ số đường huyết của chúng ta sẽ không bao giờ cố định ở một con số nào đó mà sẽ thay đổi liên tục trong quá trình sinh hoạt, làm việc, ăn uống.
+ Đường huyết sẽ tăng lên nhiều khi chúng ta ăn nhiều thức ăn, nhất là các đồ ngọt có đường, chất tinh bột. Nhưng nếu là bình thường thì cơ thể sẽ tiết ra hormon điều chỉnh đường huyết (insulin) để hạ chỉ số này về mức an toàn. Ngoài ra thì khi căng thẳng, suy nghĩ nhiều, lo âu… cũng có thể khiến cho đường huyết tăng.
+ Đường huyết sẽ giảm xuống nhiều khi chúng ta đói, không ăn gì trong 1 khoảng thời gian dài, hay vận động, làm việc, lao động nặng tốn sức… Khi đó cơ thể sẽ tiết ra hormon làm tăng đường huyết lên (glucagon) về mức bình thường.
Đó là những biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể.
Rối loạn đường huyết lúc đói đến mức độ nào thì là bệnh
Rối loạn đường huyết lúc đói được gọi là bệnh lý khi nó tăng hoặc giảm diễn ra trong khoảng thời gian dài mà cơ thể không thể tự điều chỉnh lại được.
+ Rối loạn đường huyết lúc đói quá thấp (tụt đường huyết) dưới 3,9 mmol/l kéo dài sẽ khiến cho cơ thể thiếu năng lượng để hoạt động có thể dẫn đến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, nặng hơn thì suy nhược cơ thể, ngất xỉu, hôn mê…
+ Rối loạn đường huyết lúc đói quá cao (tăng đường huyết) kéo dài còn được gọi là bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Tuy nhiên đường huyết tăng lúc đói được chia thành 2 mức độ: nếu lớn hơn 7mmol/l (126 mg/dL) thì là tiểu đường mạn
tính còn mới chỉ trong khoảng 5,6-6,9 mmol/l được gọi là tình trạng tiền đái tháo đường.
Tiểu đường nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Cách khắc phục rối loạn đường huyết lúc đói
Nếu như thường xuyên gặp phải tình trạng tụt đường huyết thì bạn hãy chuẩn bị những đồ ngọt như bánh kẹo, chocolate hoặc nước ngọt trong người để dự phòng. Nếu như có các triệu chứng như hoa mắt, đổ mồ hôi, chóng mặt, người
mệt mỏi bất thường thì cần phải dùng đồ ngọt ngay để cân bằng lại chỉ số đường huyết.
Còn với tình trạng tăng đường huyết, nếu như mới chỉ ở mức độ tiền đái tháo đường thì bạn cần phải điều chỉnh lại lối sống để ổn định lại đường huyết:
+ Trong ăn uống thì nên hạn chế tối đa các đồ ăn ngọt chứa nhiều đường, kiểm soát lượng tinh bột ăn trong mỗi bữa. Kiêng các loại đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, chất béo xấu, không dùng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá…
+ Nên tăng cường vận động, rèn luyện thể chất, hạn chế ngồi nhiều, lười vận động, thức khuya…
+ Thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết hằng ngày để phòng các nguy cơ biến chứng.
Nếu đã bị tiểu đường mạn tính rồi thì bạn cần phải đến gặp các bác sỹ chuyên khoa để được chỉ định các phương pháp điều trị sao cho phù hợp với thể trạng.