- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Sẽ không bao giờ có 1 con người biết trân trọng ngôn ngữ nếu suốt thời ngồi ghế nhà trường chỉ biết giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ cộc lốc, biến dạng như niềm hân hoan nhặt "rác" vào bị. Rác công nghiệp còn có thể có ích sau tái chế, "rác văn hóa" có bao giờ làm nên 1 xã hội văn minh?
Đừng nhầm lẫn...
Đúng! Trong sự phát triển ngôn ngữ mỗi dân tộc, (ngay cả "tử ngữ"), trong từng giai đoạn lịch sử tồn tại của nó cũng không ngừng giao thoa với ngôn ngữ của cộng đồng khác. Thậm chí ngay trong một cộng đồng có sự khác nhau về vùng văn hóa.
Chẳng hạn: Sự xâm nhập lẫn nhau giữa tiếng Hán Hoa Hạ với tiếng Hán miền Đông, giữa tiếng Việt Bắc Bộ với tiếng Việt Trung Bộ. Sự giao thoa, ngày nay, càng thiết yếu, và vì thế, cũng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Song, giao thoa, vay mượn khác hoàn toàn về bản chất với biến thái ngôn ngữ trong thói sử dụng "đầu Ngô mình Sở". Sự khác biệt đó, tối thiểu thể hiện ở 2 điểm căn bản:
a) Vấn đề giao thoa, vay mượn ngôn ngữ (thuộc về Ứng xử ngôn ngữ (Language Treatment) trong hoạt động "tiếp xúc ngôn ngữ" bao giờ và ở đâu cũng có tính quy luật, tính chọn lọc.
Chỉ cần am hiểu chút ít về ngôn ngữ học cũng thấy, chính điều này dẫn đến khả năng tồn tại trong đa dạng của ngôn ngữ một dân tộc. Với tiếng Hán, người Việt mượn với 1 khối lượng lớn và 1 diện tương đối rộng, đặc biệt ở kí tự từ vựng và âm đọc để từ đó, hình thành nên cách đọc Hán - Việt.
Xa hơn, chế tác ra một loại văn tự mới: Chữ Nôm. Sự vay mượn có quy tắc trong ngôn ngữ khiến những chữ/ từ của ngôn ngữ này được xâm nhập vào ngôn ngữ kia mà không gây ra khó khăn gì cho số đông người bản ngữ khi đọc hiểu. Những biểu hiện ngôn ngữ biến thái, trái lại, được dùng hoàn toàn tùy tiện, lai căng, không có nguyên tắc gì cả.
Vì thế, nói "miễn bàn" (mượn Hán) thì người Việt đều hiểu. Nhưng nói "Đồn có địch, no table!", hay "Lovz vo... Mua iÊn bÌnh... tUyẾt, bYnh thuOng hok tâam thuOng; ... song hok dc vy dong doi xo dey? Thì tuyệt đại đa số người Việt không hiểu; người Tây, người Tàu cũng... chịu! Sự khác nhau trên sẽ dẫn đến điểm dị biệt thứ 2.
b) Giao thoa, vay mượn diễn ra cả quá trình lịch sử lâu dài, đích đến là dân tộc hóa và hoàn thiện hóa. Chẳng hạn, sự giao thoa ngôn ngữ Việt - Mường được xác định trên 2000 năm, trong quá trình này, dưới tác động của các ngôn ngữ Thái, vốn từ vựng tiếng Việt trước kia thuần Mon-Khme, nay, dần tách khỏi khối ngôn ngữ Mon-Khme, mang nhiều đặc điểm của tiếng Việt ngày nay.
Trường hợp tiếng Hán cũng vậy, tuy người Việt từ thời Văn Lang - Âu Lạc đã tiếp xúc, nhưng, phải trải qua thời kỳ tương đối dài, đến thế kỷ X mới hình thành tiếng Hán - Việt (theo H. Maspéro, trong An Nam dịch ngữ và Từ điển Alexandre de Rhode (1651).
Ngược lại, ngôn ngữ biến thái, do là kết quả của sự phá cách tùy tiện nên chỉ có tính thời điểm, dĩ nhiên, tuyệt đối không có vai trò gì (nếu không muốn nói là gây nhiễu) trong tiến trình ngôn ngữ.
Sự biến thái ngôn ngữ diễn ra ở đâu?
Sự biến thái ngôn ngữ, trong bối cảnh toàn cầu hóa, diễn ra khá phổ biến. Ở đây, chỉ xin bàn đến sự biến thái ngôn ngữ trong hoạt động truyền thông, đặc biệt trong giới học đường.
Trong bối cảnh bùng nổ Internet, báo mạng với lợi thế: Nhanh, tiện, rẻ, phát triển chóng mặt, thu hút lượng độc giả đông đảo gấp nhiều lần báo giấy. Những tờ thông dụng, như 24h.com, docbao.vn, baomoi.com, lượng truy cập lên đến hàng triệu lượt.
Ngôn từ báo mạng nhiều chỗ dùng những ngôn từ dễ dãi, thậm chí, ngôn ngữ vỉa hè. Ảnh minh họa
Điều này tốt, vì nó chứng tỏ, rất nhiều người Việt đã được thừa hưởng thành tựu của công nghệ thông tin. Song, báo mạng có điểm dở là rất khó kiểm soát, kiểm soát nội dung tư tưởng đã khó, kiểm soát năng lực và hành vi ngôn ngữ, mà ở đây là tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt càng khó hơn.
Kẽ hở này đã được đội ngũ người viết báo (tôi không dùng từ "nhà báo") khai thác tối đa để "câu" khách.
Các báo mạng, nhiều chỗ, đã tước đi sự đúng mực, nghiêm cẩn trong việc đưa tin, thay vào bằng những ngôn từ dễ dãi, thậm chí, ngôn ngữ vỉa hè, ví dụ: "lộ hàng", "hàng khủng", "bỏng mắt", "thiên đường sung sướng".... Hệ thống chữ nghĩa lệch chuẩn này đang từng ngày "nối giáo" cho sự biến thái ngôn ngữ trong xã hội, mà phía sau nó chính là sự xuống cấp của nền tảng nhân văn căn bản - tư duy và hành động có văn hóa.
Cần nhấn mạnh, "khách" của báo mạng đa phần là giới trẻ, cụ thể hơn, giới trẻ học đường, tức những người đang cần được trau dồi nền tảng nhân văn để trở thành người sống tử tế, và cao hơn, trở thành người có ích.
Ngôn ngữ học đường là ngôn ngữ được quy chuẩn (ngôn ngữ phổ thông) của 1 dân tộc. Người giáo dục phải dùng ngôn ngữ chuẩn. Người được giáo dục cũng phải dùng ngôn ngữ chuẩn, suy luận thông thường sẽ cho ra kết quả: Học sinh có khả năng nhận thức tầm quan trọng, đồng thời, có trình độ để trở thành tầng lớp sử dụng ngôn ngữ dân tộc tốt nhất.
Nhưng, thực tế lại trái hẳn. Ngôn ngữ biến thái được dùng phổ biến và chủ yếu ở học sinh: Dùng để nói, trong rất nhiều trường hợp, dùng để viết, viết tin nhắn trên điện thoại, yahoo, email, facebook. Đáng lo ngại hơn, dùng ngôn ngữ lệch lạc viết bài kiểm tra!!!.
Không ít học sinh đứng trước nguy cơ tư duy bằng thứ ngôn ngữ lệch lạc, liệu có đáng "hốt hoảng"? Điều gì sẽ xảy ra với tiếng Việt trong tương lai?
Tuy nhiên, cần phải "hốt hoảng" trong sự... bình tĩnh để nhận thấy rằng, hiện trạng sử dụng ngôn ngữ, lỗi không hoàn toàn ở trẻ em. Ngôn ngữ biến thái liệu có được dùng phổ biến không, khi mà nền giáo dục với mục tiêu cao cả "phát triển toàn diện con người Việt Nam" do người lớn điều hành đủ mạnh để học sinh nâng niu tiếng Việt?
Và hiện trạng đó, liệu có thể ngăn chặn được không trong lúc, ngay cả các đơn vị làm văn hóa như Nhà xuất bản Mỹ thuật và Công ty Nhã Nam lại cấp giấy phép (tức chấp nhận sự tồn tại đương nhiên trong đời sống ngôn ngữ của loại ngôn ngữ biến thái, tùy tiện) cho 1 cuốn sách có ngôn ngữ nhảm nhí cỡ "Sát thủ đầu mưng mủ". Hay các báo mạng chính thống, thông dụng lại chềnh ềnh ra những kiểu dùng từ "vỉa hè" nhường ấy?
Người Việt vốn thích nói tếu, nhưng nói tếu đến đâu cũng thể hiện cách sử dụng ngôn ngữ thông minh, dí dỏm, hướng tới khai thác tối đa đặc sắc ngữ âm, ngữ nghĩa. Nói, không chỉ thực hành, mà còn là làm giàu cho vốn liếng ngôn ngữ dân tộc.
Truyền thống coi trọng cách hành xử ngôn từ của nhân dân còn lưu lại đậm nét: "Bút sa gà chết", "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"...
Phật giáo, trong tư tưởng "bát chánh đạo" thâm sâu của mình, cũng coi lời nói là 1 trong những con đường giải thoát: Chánh ngữ. Ngôn ngữ dân tộc là thành tựu hàng ngàn năm, vì thế, phải sử dụng một cách trân trọng, đó là văn hóa, là con đường mặc định của văn hóa Việt.
Sẽ không bao giờ có 1 con người biết trân trọng ngôn ngữ nếu suốt thời ngồi ghế nhà trường chỉ biết giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ cộc lốc, biến dạng như niềm hân hoan nhặt "rác" vào bị. Rác công nghiệp còn có thể có ích sau tái chế, "rác văn hóa" có bao giờ làm nên 1 xã hội văn minh?
Đừng nhầm lẫn...
Đúng! Trong sự phát triển ngôn ngữ mỗi dân tộc, (ngay cả "tử ngữ"), trong từng giai đoạn lịch sử tồn tại của nó cũng không ngừng giao thoa với ngôn ngữ của cộng đồng khác. Thậm chí ngay trong một cộng đồng có sự khác nhau về vùng văn hóa.
Chẳng hạn: Sự xâm nhập lẫn nhau giữa tiếng Hán Hoa Hạ với tiếng Hán miền Đông, giữa tiếng Việt Bắc Bộ với tiếng Việt Trung Bộ. Sự giao thoa, ngày nay, càng thiết yếu, và vì thế, cũng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Song, giao thoa, vay mượn khác hoàn toàn về bản chất với biến thái ngôn ngữ trong thói sử dụng "đầu Ngô mình Sở". Sự khác biệt đó, tối thiểu thể hiện ở 2 điểm căn bản:
a) Vấn đề giao thoa, vay mượn ngôn ngữ (thuộc về Ứng xử ngôn ngữ (Language Treatment) trong hoạt động "tiếp xúc ngôn ngữ" bao giờ và ở đâu cũng có tính quy luật, tính chọn lọc.
Chỉ cần am hiểu chút ít về ngôn ngữ học cũng thấy, chính điều này dẫn đến khả năng tồn tại trong đa dạng của ngôn ngữ một dân tộc. Với tiếng Hán, người Việt mượn với 1 khối lượng lớn và 1 diện tương đối rộng, đặc biệt ở kí tự từ vựng và âm đọc để từ đó, hình thành nên cách đọc Hán - Việt.
Xa hơn, chế tác ra một loại văn tự mới: Chữ Nôm. Sự vay mượn có quy tắc trong ngôn ngữ khiến những chữ/ từ của ngôn ngữ này được xâm nhập vào ngôn ngữ kia mà không gây ra khó khăn gì cho số đông người bản ngữ khi đọc hiểu. Những biểu hiện ngôn ngữ biến thái, trái lại, được dùng hoàn toàn tùy tiện, lai căng, không có nguyên tắc gì cả.
Vì thế, nói "miễn bàn" (mượn Hán) thì người Việt đều hiểu. Nhưng nói "Đồn có địch, no table!", hay "Lovz vo... Mua iÊn bÌnh... tUyẾt, bYnh thuOng hok tâam thuOng; ... song hok dc vy dong doi xo dey? Thì tuyệt đại đa số người Việt không hiểu; người Tây, người Tàu cũng... chịu! Sự khác nhau trên sẽ dẫn đến điểm dị biệt thứ 2.
b) Giao thoa, vay mượn diễn ra cả quá trình lịch sử lâu dài, đích đến là dân tộc hóa và hoàn thiện hóa. Chẳng hạn, sự giao thoa ngôn ngữ Việt - Mường được xác định trên 2000 năm, trong quá trình này, dưới tác động của các ngôn ngữ Thái, vốn từ vựng tiếng Việt trước kia thuần Mon-Khme, nay, dần tách khỏi khối ngôn ngữ Mon-Khme, mang nhiều đặc điểm của tiếng Việt ngày nay.
Trường hợp tiếng Hán cũng vậy, tuy người Việt từ thời Văn Lang - Âu Lạc đã tiếp xúc, nhưng, phải trải qua thời kỳ tương đối dài, đến thế kỷ X mới hình thành tiếng Hán - Việt (theo H. Maspéro, trong An Nam dịch ngữ và Từ điển Alexandre de Rhode (1651).
Ngược lại, ngôn ngữ biến thái, do là kết quả của sự phá cách tùy tiện nên chỉ có tính thời điểm, dĩ nhiên, tuyệt đối không có vai trò gì (nếu không muốn nói là gây nhiễu) trong tiến trình ngôn ngữ.
Sự biến thái ngôn ngữ diễn ra ở đâu?
Sự biến thái ngôn ngữ, trong bối cảnh toàn cầu hóa, diễn ra khá phổ biến. Ở đây, chỉ xin bàn đến sự biến thái ngôn ngữ trong hoạt động truyền thông, đặc biệt trong giới học đường.
Trong bối cảnh bùng nổ Internet, báo mạng với lợi thế: Nhanh, tiện, rẻ, phát triển chóng mặt, thu hút lượng độc giả đông đảo gấp nhiều lần báo giấy. Những tờ thông dụng, như 24h.com, docbao.vn, baomoi.com, lượng truy cập lên đến hàng triệu lượt.
Ngôn từ báo mạng nhiều chỗ dùng những ngôn từ dễ dãi, thậm chí, ngôn ngữ vỉa hè. Ảnh minh họa
Điều này tốt, vì nó chứng tỏ, rất nhiều người Việt đã được thừa hưởng thành tựu của công nghệ thông tin. Song, báo mạng có điểm dở là rất khó kiểm soát, kiểm soát nội dung tư tưởng đã khó, kiểm soát năng lực và hành vi ngôn ngữ, mà ở đây là tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt càng khó hơn.
Kẽ hở này đã được đội ngũ người viết báo (tôi không dùng từ "nhà báo") khai thác tối đa để "câu" khách.
Các báo mạng, nhiều chỗ, đã tước đi sự đúng mực, nghiêm cẩn trong việc đưa tin, thay vào bằng những ngôn từ dễ dãi, thậm chí, ngôn ngữ vỉa hè, ví dụ: "lộ hàng", "hàng khủng", "bỏng mắt", "thiên đường sung sướng".... Hệ thống chữ nghĩa lệch chuẩn này đang từng ngày "nối giáo" cho sự biến thái ngôn ngữ trong xã hội, mà phía sau nó chính là sự xuống cấp của nền tảng nhân văn căn bản - tư duy và hành động có văn hóa.
Cần nhấn mạnh, "khách" của báo mạng đa phần là giới trẻ, cụ thể hơn, giới trẻ học đường, tức những người đang cần được trau dồi nền tảng nhân văn để trở thành người sống tử tế, và cao hơn, trở thành người có ích.
Ngôn ngữ học đường là ngôn ngữ được quy chuẩn (ngôn ngữ phổ thông) của 1 dân tộc. Người giáo dục phải dùng ngôn ngữ chuẩn. Người được giáo dục cũng phải dùng ngôn ngữ chuẩn, suy luận thông thường sẽ cho ra kết quả: Học sinh có khả năng nhận thức tầm quan trọng, đồng thời, có trình độ để trở thành tầng lớp sử dụng ngôn ngữ dân tộc tốt nhất.
Nhưng, thực tế lại trái hẳn. Ngôn ngữ biến thái được dùng phổ biến và chủ yếu ở học sinh: Dùng để nói, trong rất nhiều trường hợp, dùng để viết, viết tin nhắn trên điện thoại, yahoo, email, facebook. Đáng lo ngại hơn, dùng ngôn ngữ lệch lạc viết bài kiểm tra!!!.
Không ít học sinh đứng trước nguy cơ tư duy bằng thứ ngôn ngữ lệch lạc, liệu có đáng "hốt hoảng"? Điều gì sẽ xảy ra với tiếng Việt trong tương lai?
Tuy nhiên, cần phải "hốt hoảng" trong sự... bình tĩnh để nhận thấy rằng, hiện trạng sử dụng ngôn ngữ, lỗi không hoàn toàn ở trẻ em. Ngôn ngữ biến thái liệu có được dùng phổ biến không, khi mà nền giáo dục với mục tiêu cao cả "phát triển toàn diện con người Việt Nam" do người lớn điều hành đủ mạnh để học sinh nâng niu tiếng Việt?
Và hiện trạng đó, liệu có thể ngăn chặn được không trong lúc, ngay cả các đơn vị làm văn hóa như Nhà xuất bản Mỹ thuật và Công ty Nhã Nam lại cấp giấy phép (tức chấp nhận sự tồn tại đương nhiên trong đời sống ngôn ngữ của loại ngôn ngữ biến thái, tùy tiện) cho 1 cuốn sách có ngôn ngữ nhảm nhí cỡ "Sát thủ đầu mưng mủ". Hay các báo mạng chính thống, thông dụng lại chềnh ềnh ra những kiểu dùng từ "vỉa hè" nhường ấy?
Người Việt vốn thích nói tếu, nhưng nói tếu đến đâu cũng thể hiện cách sử dụng ngôn ngữ thông minh, dí dỏm, hướng tới khai thác tối đa đặc sắc ngữ âm, ngữ nghĩa. Nói, không chỉ thực hành, mà còn là làm giàu cho vốn liếng ngôn ngữ dân tộc.
Truyền thống coi trọng cách hành xử ngôn từ của nhân dân còn lưu lại đậm nét: "Bút sa gà chết", "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"...
Phật giáo, trong tư tưởng "bát chánh đạo" thâm sâu của mình, cũng coi lời nói là 1 trong những con đường giải thoát: Chánh ngữ. Ngôn ngữ dân tộc là thành tựu hàng ngàn năm, vì thế, phải sử dụng một cách trân trọng, đó là văn hóa, là con đường mặc định của văn hóa Việt.
Sẽ không bao giờ có 1 con người biết trân trọng ngôn ngữ nếu suốt thời ngồi ghế nhà trường chỉ biết giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ cộc lốc, biến dạng như niềm hân hoan nhặt "rác" vào bị. Rác công nghiệp còn có thể có ích sau tái chế, "rác văn hóa" có bao giờ làm nên 1 xã hội văn minh?
Theo Tuanvietnam