Quy trình xử lý đối với doanh nghiệp được đưa vào diện giám sát

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Lawkey là nhà tư vấn luật miễn phí hàng đầu Việt Nam, chuyên cung cấp về các liên quan đến doanh nghiệp như : Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ công ty, Dịch vụ thay đổi địa chỉ, báo cáo thuế … Bài viết này nói về những quy định xoay quanh các vấn đề liên quan đến quy định đối với doanh nghiệp hiện nay.

Quy trình xử lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp được đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt quy định cụ thể như sau:
1. Phối hợp doanh nghiệp tiến hành phân tích, đánh giá các nguyên nhân chính dẫn tới khả năng mất an toàn tài chính của doanh nghiệp.
2. Phối hợp doanh nghiệp xây dựng phương án khắc phục các khó khăn tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp cần cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh, tài chính, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải tiến hành phê duyệt phương án cơ cấu lại của doanh nghiệp trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án của doanh nghiệp.
Phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại phải quy định rõ đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm triển khai; kết quả cụ thể khi hoàn thành phương án; thời hạn bắt đầu và dự kiến hoàn thành; các điều kiện cần và đủ để triển khai phương án và nhu cầu hỗ trợ trong phạm vi quy định của pháp luật (nếu có).
Cơ quan đại diện chủ sở hữu có thể thuê tư vấn giúp cơ quan đại diện chủ sở hữu nghiên cứu và đánh giá phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại doanh nghiệp. Chi phí thuê tư vấn được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.
3. Quy định tần suất báo cáo, các tiêu chí giám sát và cơ chế phản hồi thông tin giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp và các bên liên quan khác (nếu cần).
4. Giám sát doanh nghiệp thực hiện phương án đã được phê duyệt.
5. Phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tiến hành phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, công tác quản lý tài chính, điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra ý kiến chỉ đạo đối với doanh nghiệp.
6. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan đại diện chủ sở hữu có thể tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tổ chức kiểm tra doanh nghiệp nhằm đánh giá tính trung thực, chính xác về các chỉ tiêu trong các báo cáo của doanh nghiệp; công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Ban điều hành doanh nghiệp; công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, quản lý tài chính và các nguồn lực khác của doanh nghiệp.
Việc kiểm tra phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra. Kết thúc kiểm tra phải có báo cáo, kết luận về những nội dung kiểm tra và đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
7. Trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý trong trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện các yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính mà kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp không được cải thiện.
8. Đánh giá, quyết định đưa doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt ra khỏi Danh sách giám sát tài chính đặc biệt khi doanh nghiệp đã phục hồi, không còn các dấu hiệu mất an toàn tài chính và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo giám sát theo quy định tại Nghị định này. Cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định kết thúc giám sát tài chính đặc biệt. Quyết định này được thông báo tới cơ quan tài chính cùng cấp.
9. Doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt sau khi kết thúc thời hạn áp dụng phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại mà chưa phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính theo phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, phương án khắc phục thì phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để thực hiện chuyển đổi sở hữu hoặc sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định.

Như vậy, bài viết dưới đây công ty luật Lawkey đã cung cấp thông tin về Quy trình xử lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp được đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt.
 
×
Top Bottom