Quy trình in catalogue chất lượng

seokenken

Banned
Tham gia
19/10/2019
Bài viết
0
Catalogue không chỉ là phương tiện để quảng bá sản phẩm công ty đến khách hàng mà nó còn thể hiện được chất lượng của sản phẩm của công ty được thể hiện trên từng trang catalogue. Do đó, các doanh nghiệp thường lựa chọn những cơ sở in catalogue uy tín để có được những cuốn catalogue chất lượng.
Hãy cùng cơ sở in Phước Minh Thành chúng tôi tìm hiểu về quy trình in catalogue chất lượng qua bài viết này.

1. Kích thước in Catalogue

Theo như kết quả phân tích thì quy trình công nghệ in Catalogue được thực hiện qua 5 bước chính. Mỗi khâu như vậy, đóng vai trò hết sức quan trọng trong chuỗi thiết kế bản quảng cáo Catalogue. Tuy nhiên bước đầu tiên để làm nên sản phẩm này chính là lựa chọn kích thước in Catalogue. Trong đó, bao gồm 2 kích thước chính phổ biến cho người dùng như sau:

Kích thước

Catalogue tiêu chuẩn
Kích thước Catalogue tiêu chuẩn chính là kích thước hoàn hảo khi thiết kế Catalogue. Kích thước này giúp doanh nghiệp công ty vừa tiết kiệm được chi phí in ấn. Đồng thời kích thước ấy cũng đảm bảo phần nào những thông tin phân tích logic và ngắn gọn. Cụ thể kích thước tiêu chuẩn bao gồm:

Kích thước A3
A3 là khổ in Catalogue có kích thước khá lớn khoảng 29.7cm x 42cm. Mẫu sản phẩm này được sử dụng trong các buổi triển lãm, buổi ra mắt sản phẩm,…Bởi lẽ, kích thước in A3 khi hoàn thành sẽ cần có giá đỡ để trưng bày sản phẩm. Tuy nhiên cũng chính vì kích thước lớn ấy mà sản phẩm có thể phô diễn hết ưu điểm của mình. Hệ thống thông tin có thể khái quát dàn trải và tỉ mỉ hơn cho người dùng.

Kích thước A4
In Catalogue A4 là sản phẩm Catalogue có kích thước là 20.5cm x 29.5cm. Đây là kích thước thông dụng cũng như phổ biến nhất được người dùng chọn in Catalogue. Với kích thước này, thông thường sẽ được in trên khổ giấy 32cm x 43cm. Lúc này, kích thước sản phẩm sẽ được gập đôi lại là 20.5cm x 29.5cm. Tuy nhiên kích thước mở ra của sản phẩm là 41cm x 29.5cm.

Kích thước A5
In Catalogue khổ A5 là in sản phẩm với kích thước vừa phải, khoảng 14.5cm x 20.5cm. Thông thường kích thước này được sử dụng khi quảng cáo sản phẩm có ít thông tin. Nội dung quảng cáo mang tính súc tích cao và đảm bảo yêu cầu đề ra. Mẫu khổ này hoàn toàn có thể sử dụng khổ cỡ 32cm x 43cm để tránh lỗ khổ giấy.

Đối với kích thước tiêu chuẩn A4 này, người dùng có thể thỏa thích sáng tạo thông tin. Nội dung Catalogue sẽ nhiều hơn đôi phần so với khổ A5. Số trang sản phẩm cũng hoàn thiện và vừa tay người cầm hơn.

MHA-333.jpg

Công nghệ in Catalogue gồm nhiều bước nên rất cần sự tỉ mỉ

Kích thước in công nghệ Catalogue khác

Bên cạnh kích thước tiêu chuẩn, bạn có thể đặt in Catalogue theo một số kích thước khác. Mặc dù những kích thước ấy không quá phổ biến như kích thước tiêu chuẩn đặt ra. Tuy nhiên những kích này được sử dụng trong một số trường hợp nhất định.

Kích thước Catalogue vuông
Đối với các sản phẩm được lựa chọn kích thước vuông chủ yếu có kích thước 12cm x 12cm. Kích thước này được xem là kích thước lớn nhất cho Catalog. Kích thước vuông sử dụng khi có nhiều thông tin giới thiệu sản phẩm trong cửa hàng bách hóa hoặc siêu thị.

Kích thước Catalogue dọc
Catalogue dọc được phân thành 3 loại khác nhau. Đầu tiên là kích thước 5.5 x 8.5cm. Kích thước này phù hợp để giới thiệu hình ảnh sản phẩm với hình thức mô tả ngắn. Hầu hết chúng thường được sử dụng cho công ty, cửa hàng đồng hồ hoặc sản phẩm trang sức. Thứ hai là 6cm x 6cm đến 6cm x 9cm thường dùng để mô tả sản phẩm có số lượng nhỏ, ít tính năng. Thứ ba là 8.5cm x 11cm đến 9cm x 12cm áp dụng cho các ngành thời trang may mặc.

2. Số trang cần in Catalogue

Hầu hết số trang đều tùy thuộc vào người đặt in ấn sản phẩm. Tức là khách hàng đặt bao nhiêu trang thì kỹ thuật viên sẽ tiến hành làm theo yêu cầu.

Bởi lẽ, mỗi trang in ấn sẽ là một yếu tố tác động đến giá thành. Cho dù thừa một trang cũng có thể làm giá thành tăng lên một chút. Hơn nữa, việc đưa ra số trang tiêu chuẩn còn giúp kỹ thuật viên biết cách xây dựng sản phẩm sao cho đẹp mắt.

Hầu hết, một cuốn Catalogue thường được thiết kế trang bằng thông qua phép tính chia hết cho 4. Tức là người dùng cần lựa chọn tất cả các số trang chia hết cho 4 như 08, 20, 12, 16, 24, 28, 32, 36,….Một cuốn Catalogue hoàn hảo sẽ có số trang vừa phải không quá dày cũng không quá mỏng.

Kỹ thuật thực hiện công nghệ in Catalogue
Nhìn chung, quy trình công nghệ in Catalogue không thể bỏ qua kỹ thuật thực hiện. Bởi lẽ kỹ thuật càng cao thì quá trình gia công sản phẩm càng đẹp mắt và chất lượng. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều kỹ thuật thực hiện. Tuy nhiên giữa muôn vàn kỹ thuật ấy thì 3 trong số các kỹ thuật tiên tiến sau được sử dụng nhiều nhất.

In Offset
In Catalogue bằng kỹ thuật Offset có thể nói là kỹ thuật in phổ biến nhất hiện nay. Đây là kỹ thuật hay còn được biết đến là in phẳng. Đặc biệt chủ chốt của kỹ thuật này chính là quy trình in ấn đơn giản, thao tác không quá phức tạp. Chất lượng hình ảnh in cao, có độ nét hoàn thiện và sạch hơn hình thức in trực tiếp lên giấy. Bởi vì miếng cao su được thiết kế áp sát bề mặt cần in.

Hơn nữa, kỹ thuật in này còn có khả năng in lên nhiều bề mặt khác nhau. Thời gian sử dụng in Offset lâu hơn và ít xảy ra tình trạng lệch tông, kém sắc và nhòe chữ. Đặc biệt, in Offset còn là công nghệ hiện đại với hình thức vận hành tự động. Hầu hết tất cả quá trình thực hiện đều được điều khiển bằng máy tính. Vì thế in Offset có thể giúp đẩy nhanh tiến độ thi công và đảm bảo tính chính xác trong mỗi công đoạn.

Bên cạnh đó, kỹ thuật in công nghệ này còn làm nên các sản phẩm có chi phí khá đảm bảo. Hầu như không quá cao so với các kỹ thuật in ấn khác. Quá trình thực hiện sản phẩm được hoàn thành nhanh chóng và ít xảy ra các sai sót đáng tiếc. Chính vì thế mà nhiều khách hàng khá tin tưởng lựa chọn kỹ thuật này.

Loại giấy và định lượng giấy cần có

Có thể nói, để in Catalogue đẹp một phần cũng do công đoạn thứ 3 này tác động. Mà công đoạn 3 chính là khâu lựa chọn giấy in và định hướng giấy cho sản phẩm. Vậy giai đoạn này được thực hiện như thế nào? Chất liệu gì khi in là tốt nhất?

Chất liệu giấy in Catalogue
Nói chung về chất liệu giấy in thì hiện tại trên thị trường có khá nhiều mẫu giấy khác nhau. Mỗi mẫu giấy mang trong mình những ưu và nhược điểm riêng đáp ứng trong các điều kiện khác nhau. Tuy nhiên nói về tính chất lượng hoàn thiện khi in Catalogue thì hầu hết sử dụng giấy Couche.

Bởi lẽ, mẫu giấy này có bề mặt bóng, mịn và sáng đẹp. Độ tương phản màu sắc và hình ảnh của sản phẩm khi làm ra rất đẹp mắt. Hiệu ứng in rất tốt và kỹ thuật in có thể thực hiện dễ dàng. Trong đó, phần bìa cứng và phần in kẹp File công ty thường dùng giấy 300. Còn cốt lõi Catalogue bên trong thường in giấy C150 loại mỏng và C200 loại vừa.

Ngoài ra, ở một số địa chỉ in Catalogue quảng cáo còn sử dụng thêm các loại giấy khác. Bao gồm giấy Couche, giấy mỹ thuật, giấy Bristol với bề mặt láng bóng và có độ chuẩn xác màu sắc rõ nét

Gia công sau in Catalogue

Công đoạn cuối cùng trong quy trình công nghệ in Catalogue chính là gia công sau khi in. Quá trình gia công này bao gồm những công đoạn đóng, ghép sản phẩm lại cho thật hoàn chỉnh. Trong đó chủ yếu trải qua 3 phần chính như sau:

In kỹ thuật UV
Đối với kỹ thuật in phủ UV trong thiết kế Catalogue thì khá phức tạp hơn chút. Kỹ thuật này là loại kỹ thuật in mà người thực hiện cần dùng một lớp màng mực UV để phủ lên mặt giấy in. Kỹ thuật này không chỉ dừng lại ở 1 cách thức mà được thực hiện theo 2 dạng chính. Đầu tiên là cán UV toàn phần mặt in và thứ hai là cán UV từng phần mặt in.

Thông thường, đặc điểm nổi bật của kỹ thuật in này là giúp hình ảnh trở nên bóng bẩy và nổi bật hơn. Sản phẩm làm ra có độ tương phản cao khi xuất hiện dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên vì kỷ thuật này khá kén chọn với máy in vì thế nên giá thành sản phẩm làm từ UV khá cao.

In kỹ thuật ép kim
Hầu hết kỹ thuật ép kim được dùng trong quá trình in Catalogue cho thời gian ngắn. Mục đích chính của kỹ thuật này là mang đến những điểm nhấn đặc biệt cho cuốn Catalogue. Trong đó, điểm nhấn này cần được in tỉ mỉ, rõ rét và đầy lôi cuốn.

Tuy nhiên vì tính phức tạp và cầu kỳ của kỹ thuật in mà in ép kim không còn được phổ biến nhiều. Thông thường, kỹ thuật này chỉ được làm trong các trang bìa cuối của Catalogue. Đồng thời chúng sẽ kết hợp với kỹ thuật in Offset để giúp cuốn Catalogue thêm ấn tượng.


Định lượng in Catalogue
Trong quy trình công nghệ in Catalogue thì định lượng cũng là công đoạn đáng chú ý. Định lượng chính là đơn vị độ dày hay mỏng của nguyên liệu được tính theo trọng lượng/diện tích. Với mỗi ấn phẩm in sẽ có loại giấy, kích thước và định lượng khác nhau. Tuy nhiên đa phần chúng được xác định theo hệ thống kích thước như sau:

Định lượng theo giấy bìa Catalogue
In Catalogue bìa cứng được thiết kế với định lượng giấy dày hơn phần ruột. Thông thường bìa thiết kế thường được làm định lượng từ 200gsm đến 300gsm. Điều này giúp phần bìa có thể bảo quản tốt hệ thống các trang giấy bên trong.

Định lượng in ruột Catalogue
Giấy ruột bên trong bìa Catalogue thông thường sẽ nhẹ hơn nhiều so với bìa cứng bên ngoài. Vì thế, đa phần định lượng giấy cho phần ruột này dự tính giao động khoảng từ 150 gsm đến 300gsm.

>> Xem thêm xưởng in túi vải giá rẻ tphcm tại đây !!!

Công đoạn cắt xén
Công đoạn cắt xén là công đoạn gia công để sản phẩm sao cho cân xứng và đảm bảo kích thước tiêu chuẩn. Lý do phải thực hiện công đoạn này là do khi in thường có một số khổ lớn hơn kích thước. Mặc dù chỉ là trong một trường hợp nhất định nào đó. Tuy nhiên để đảm bảo tính chất lượng đề ra, sản phẩm cần được gia công cắt xén.

Công đoạn cán
Để cuốn Catalogue khi hoàn thành được đẹp và chuyên nghiệp hơn thì cần gia công cán. Các hình thức cán gia công gồm 3 hình thức tuy nhiên cán bóng và cán mờ được sử dụng nhiều nhất.

Cán màng bóng
Cán màng bóng là hình thức phủ lên bề mặt Catalogue lớp màng Polymer. Lớp màng này giúp tăng độ sáng bóng cho sản phẩm. Đồng thời phần nào giúp màu sắc của ấn phẩm luôn tươi đẹp và tránh bụi bẩn bám vào theo thời gian.

Cán màng mờ
Đối với hình thức cán màng mờ cũng được phủ lên một lớp màng mờ Polymer. Cán màng mờ sẽ tạo cho người nhìn một cảm giác sang trọng cho sản phẩm. Phần mặt sau khi cán màng mờ sẽ rất mịn màng và thanh thoát. Lúc cầm trên tay sản phẩm trơn mượt và tạo cảm giác dễ chịu.

Công đoạn đóng cuốn
Sau khi hoàn thành xong công đoạn xén, chỉ còn công đoạn đóng cuốn nữa là kết thúc. Đây là công đoạn hoàn thiện quy trình in để tạo nên một sản phẩm đáp ứng chất lượng đề ra. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều hình thức đóng cuốn vì thế bạn cần lựa chọn tỉ mỉ. Trong đó chẳng hạn như đóng cuốn bấm kim ngang, đóng cuốn nhiệt, đóng cuốn bấm kim giữa hay cuốn keo,… Cụ thể một số kỹ thuật đóng được làm như sau:

Kỹ thuật đóng lò xo
Đóng lò xo dùng để đóng tất cả các tờ trong ấn phẩm thành một cuốn tập dày. Đóng lò xo hỗ trợ hoàn thiện cho quá trình lật mở và lưu giữ ấn phẩm được lâu hơn. Phần lò xo được làm từ chất liệu thép nên độ bền và chất lượng rất cao. Trung bình kỹ thuật đóng lò xo có thể làm được từ 20 đến 500 tờ giấy.

Kỹ thuật đóng kim
Đóng kim thường là kỹ thuật đóng phổ biến nhất trong các ấn phẩm Catalogue. Việc đóng kim không ảnh hưởng đến thẩm mỹ sản phẩm nhưng rất chắc chắn. Đường đóng kim thường gần gáy, giữa Catalogue để cố định giấy. Tùy vào kích thước sản phẩm mà kích thước kim sẽ tương ứng theo

Kỹ thuật đóng keo
Đóng keo thường là kỹ thuật gia công dành cho các ấn phẩm với số lượng hơn 32 trang trở lên. Các tờ giấy được xếp ngay ngắn và cố định bởi loại keo chuyên dụng ở phần đầu. Phương thức này đảm bảo các tờ giấy nguyên vẹn, thẳng tắp và đẹp mắt.

Có thể nói, để thiết kế nên được một ấn phẩm Catalogue quả thật không hề đơn giản. Các khâu công nghệ in Catalogue cần phẩm đảm bảo đúng tiêu chuẩn về chất lượng cũng như vẻ ngoài. Bởi vậy để đảm bảo sản phẩm làm ra không bị sai sót, tốt nhất bạn cần kỹ càng lựa chọn địa chỉ in ấn.
 
×
Quay lại
Top Bottom