Quy Tắc 6 Chiếc Lọ - Cách quản lý tiền cho tiền nhiều thêm

Trúc Nhi RB

Thành viên
Tham gia
1/10/2021
Bài viết
1
Quy tắc 6 chiếc lọ giúp giải bài toán hóc búa về “Quản lý tài chính cá nhân”. Nói dễ hiểu là “quản lý tiền” của cả người giàu lẫn kẻ nghèo. Người giàu thì muốn tiền đẻ ra tiền nhiều hơn, kẻ nghèo thì mong sao cho lúc nào cũng có đủ tiền sống qua ngày. Không phải đi vay mượn là may lắm rồi! Vậy bạn thì sao? Bạn có muốn thành người giàu? Bạn có sợ cảnh thiếu tiền? Hãy xem quy tắc 6 chiếc lọ - bí quyết quản lý tiền nổi tiếng nhất thế giới.​

Quy tắc 6 chiếc lọ là gì?​

Phương pháp JARS hay còn gọi là Quy tắc 6 chiếc lọ. Cái tên nói lên tất cả, với công thức này thu nhập mỗi tháng của bạn (có thể là tiền lương, hoặc tiền được bố mẹ cho, hoặc bất cứ nguồn thu nào khác, ít hay nhiều không quan trọng) sẽ được chia cho các lọ được dánh dấu với số phần trăm tương ứng.​
quy-tac-6-chiec-lo-giup-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan
Phương pháp JARS hay còn gọi là Quy tắc 6 chiếc lọ.

Quản lý tài chính cá nhân với phương pháp 6 chiếc lọ giúp bạn thoát khỏi cảnh túng thiếu, hạn chế vay tiền tiêu dùng những ngày cuối tháng.
Phương pháp Quản lý Tài chính cá nhân JARS được phát minh bởi “Trainer Of Trainers” bậc thầy về quản lý tài chính cá nhân - ông T. Harv Eker (tác giả quyển Secret of Millionaire Mind nổi tiếng).​

Lọ số 1: Chi tiêu cần thiết (55% Thu nhập)​

Lọ thứ nhất cũng là lọ chiếm phần trăm thu nhập cao nhất của bạn. Được đặt tên "Lọ chi tiêu cần thiết".
Lọ chi tiêu cần thiết phục vụ nhu cầu thiết yếu của bạn trong sinh hoạt hàng ngày như: ăn uống, sinh hoạt, trả hóa đơn điện - nước - xăng xe,...
Theo nghiên cứu, thực tế bạn chỉ cần chi 55% tổng thu nhập của mình cho chiếc lọ này. Nhưng đa số các bạn đang sử dụng quá 80%. Để khắc phục, bạn cần tăng tổng thu nhập của mình hoặc thay đổi lối sống, cắt giảm chi tiêu.​

Lọ số 2: Tiết kiệm dài hạn (10% Thu nhập)​

Ai sống trên đời ngoài nhu cầu: ăn, ở, mặc thì cũng có những mong muốn dự đinh “dài hơi” hơn như: mua xe, mua đất, mua nhà, nuôi con,... Nếu bạn cũng có những mong muốn chính đáng ấy thì chắc chắn bạn nên trích ra 10% thu nhập cho chiếc lọ số 2 có tên "Lọ tiết kiệm dài hạn".
Để chiếc lọ thứ 2 có thể thành hiện thực. Trước hết, bạn cần xác định rõ mục đích mình nhắm tới là gì, mục đích nào trước mục đích nào sau, bao giờ thì cần thực hiện mục đích ấy.​
cach-tiet-kiem-tien-redbag-001
Lọ 2: Tiết kiệm dài hạn.

Điều quan trọng là bạn cần thực hiện tiết kiệm ngay khi nhận được thu nhập. Nghĩa là bạn cần lập tức bỏ 10% thu nhập vào chiếc lọ thứ 2 ngay sau khi nhận lương để tránh tiêu vào số tiền này.​

Lọ số 3: Quỹ giáo dục (10% Thu nhập)​

Có câu “Việc học không bao giờ là đủ" nhưng chi bao nhiêu tiền cho việc học là đủ thì chưa ai nói? Theo nghiên cứu, bạn cần trích ra 10% thu nhập của mình cho việc học. Như học thêm ngôn ngữ mới, trau dồi kiển thức cũ, học thêm kỹ năng mềm, mua sách, tham gia các khóa học, đào tạo, các buổi gặp gỡ chia sẻ từ những người thành công...
Xuất phát từ nhu cầu phát triển bản thân. Quy tắc 6 chiếc lọ bao gồm 1 chiếc lọ được dùng làm quỹ giáo dục bản thân. Chiếc lọ thứ 3 này chiếm 10% tổng thu nhập hàng tháng của bạn.
Chiếc lọ thứ 3 này có thể bị nhiều người bỏ quên. Nhưng bạn nên nhớ rằng đầu tư vào giáo dục cũng chính là đầu tư vào bản thân. Từ đó có thể tạo ra nhiều thu nhập hơn bởi khi bạn giỏi hơn bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.​

Lọ số 4: Hưởng thụ (10% Thu nhập)​

Sống chỉ có làm việc mà không có hưởng thụ thì đó không còn là cuộc sống. Nếu bạn cũng nghĩ vậy thì ngại gì mà trích ngay 10% thu nhập của mình cho chiếc lọ thứ 4 mang tên chiếc lọ "Hưởng thụ".
Chiếc lọ này là nơi chứa khoản tiền bạn dành cho việc hưởng thụ như: mua sắm xa xỉ, thư giãn cho bản thân bằng cách đến spa. Hay đi nghỉ dưỡng, làm những việc mới mẻ, tăng cường trải nghiệm bằng những chuyến du lịch...
Hưởng thụ không có nghĩa là hoang phí, chiếc lọ Hưởng thụ giúp bạn có thêm động lực cũng như tiếp thêm sức mạnh trí tuệ cũng như thể chất để giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
Điểm khác biệt của chiếc lọ Hưởng thụ đó là nó cần được sử dụng (tiêu dùng) liên tục.​

Lọ số 5: Quỹ tự do tài chính (10% Thu nhập)​

Có nhiều loại tự do, như: tự do ngôn luận, tự do báo chí,... nhưng nhiều người chưa biết đến “Tự do tài chính”.
Tự do tài chính hay nói cách khác là không phụ thuộc tài chính, đó là khi bạn sống mà không cần làm việc hay phụ thuộc vào tài chính của bất kỳ ai khác.
Chiếc lọ thứ 5 mang tên Tự do tài chính cũng sẽ cần 10% từ thu nhập của bạn. Số tiền trong chiếc lọ thứ 5 này sẽ là khoản để bạn sử dụng để tham gia các hoạt động tạo ra thu nhập thụ động như gửi tiết kiệm, đầu tư, góp vốn kinh doanh. Đặc biệt lưu ý: không bao giờ được tiêu tiền trong quỹ này cho mục đích của những chiếc lọ khác như: chi tiêu sinh hoạt, giải trí,..​

Lọ số 6: Quỹ từ thiện (5% Thu nhập)​

Với tinh thần Lá lành đùm lá rách, thậm chí “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Bạn nên trích 5% thu nhập làm từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, người thân, bạn bè.
Nếu bạn có nhiều thứ phải chi trả hơn, bạn có thể giảm tỷ lệ 5% này xuống, nhưng đừng bỏ qua nó. Biết đâu người bạn giúp hôm nay, sau này lại chính họ là người sẽ giúp bạn khi bạn gặp khó khăn, hoạn nạn.​
quy-tac-6-chiec-lo-tiet-kiem-giup-do-nguoi-xung-quanh-redbag
Sử dụng 5% tiền lương để giúp đỡ người xung quanh.

Còn bí quyết quản lý tài chính nào khác?​

Như đã nói ở trên, quy tắc 6 chiếc lọ là bí quyết quản lý tiền nổi tiếng nhất thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cách quản lý tài chính khác được nhiều người áp dụng. Như quy tắc 50/20/30, quy tắc 80/20 trong quản lý dòng tiền,... Hãy thực hành quy tắc 6 chiếc lọ ngay hôm nay và cùng tìm hiểu thêm về các bí quyết quản lý tài chính khác tại RedBag nhé!

Nguồn: https://redbag.vn/blog/quan-ly-tien-quy-tac-6-chiec-lo/
 
×
Top Bottom