hotrotinviet
Thành viên
- Tham gia
- 2/3/2019
- Bài viết
- 1
Trước khi thành lập công ty hoặc sau khi đã thành lập, quý khách cần biết việc góp vốn như thế nào là đúng quy định pháp luật. Góp vốn là việc các thành viên hoặc cổ đông chuyển tài sản của mình vào công ty, trở thành chủ sở hữu hoặc các đồng sở hữu đối với công ty.
Quy định chung về góp vốn
Khái niệm về góp vốn theo luật doanh nghiệp Việt Nam được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Việc góp vốn này được thực hiện khi thành lập doanh nghiệp mới hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã thành lập.
Góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Theo quy định tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 thì:
- Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
- Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Quy định mới về tài sản góp vốn
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều 34 mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, so với quy định về tài sản góp vốn trong Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 đã thay đổi thuật ngữ “giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ” thành “quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ”.
Định nghĩa về tài sản được quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Theo đó, thuật ngữ “giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ” được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014 được sử dụng không đúng và không thuộc bất cứ đối tượng nào được coi là tài sản. Sự thay đổi sang thuật ngữ “quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ” trong Luật Doanh nghiệp 2020 đã đúng bản chất của quyền tài sản – một trong những đối tượng được coi là tài sản theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015.
Quy định chung về góp vốn
Khái niệm về góp vốn theo luật doanh nghiệp Việt Nam được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Việc góp vốn này được thực hiện khi thành lập doanh nghiệp mới hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã thành lập.
Góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Theo quy định tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 thì:
- Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
- Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Quy định mới về tài sản góp vốn
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều 34 mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, so với quy định về tài sản góp vốn trong Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 đã thay đổi thuật ngữ “giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ” thành “quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ”.
Định nghĩa về tài sản được quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Theo đó, thuật ngữ “giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ” được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014 được sử dụng không đúng và không thuộc bất cứ đối tượng nào được coi là tài sản. Sự thay đổi sang thuật ngữ “quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ” trong Luật Doanh nghiệp 2020 đã đúng bản chất của quyền tài sản – một trong những đối tượng được coi là tài sản theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015.