taphuclam2000
Thành viên
- Tham gia
- 15/9/2021
- Bài viết
- 0
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển hàng hoá ngày càng tăng cao. Từ đó làm phát sinh ra các loại hình vận tải, phổ biến nhất đó là việc kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Loại hình kinh doanh này phải được cấp giấy phép hoạt động thì mới được xem là hợp pháp. Sau đây là nội dung về thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Theo quy định trên, có thể hiểu hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là hoạt động:
Hiện nay, các chủ thể chủ yếu lựa chọn các hình thức kinh doanh vận tải như sau:
Theo quy định nêu trên, các chủ thể bao gồm cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh vận tải bằng ô tô phải đáp ứng các điều kiện sau:
Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông trước ngày 01/7/2021.
Yêu cầu riêng đối với ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên.
Tìm hiểu thêm: phụ tùng xe cơ giới
Đối với doanh nghiệp và hợp tác xã:
Hình thức nộp: tổ chức, cá nhân có thể nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Lệ phí: Do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, thường thì lệ phí cấp giấy phép sẽ là 200.000 đồng.
Đó là thủ tục để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu cần nắm rõ quy định này để không vướng phải trường hợp bị phạt do không có giấy phép.
Nội dung khác: thứ tự xe ưu tiên b2
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì?
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.Theo quy định trên, có thể hiểu hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là hoạt động:
- Thực hiện được ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải trong đó bao gồm việc trực tiếp điều hành phương tiện, hoạt động lái xe hoặc hoạt động quyết định giá cước vận tải.
- Hoạt động này phục vụ cho việc vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa trên đường bộ.
- Mục đích thu về lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh.
Các hình thức kinh doanh vận tải
Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.Hiện nay, các chủ thể chủ yếu lựa chọn các hình thức kinh doanh vận tải như sau:
- Kinh doanh theo tuyến cố định;
- Kinh doanh bằng xe buýt theo tuyến cố định;
- Kinh doanh bằng xe taxi;
- Kinh doanh theo hợp đồng không theo tuyến cố định (thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử);
- Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô;
- Vận tải trung chuyển hành khách.
Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Căn cứ pháp lý: Điều 13, Điều 14 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.Theo quy định nêu trên, các chủ thể bao gồm cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh vận tải bằng ô tô phải đáp ứng các điều kiện sau:
Kinh doanh vận tải hàng hoá
Quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải là hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản giữa hai chủ thể là đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc theo hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã trong trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông trước ngày 01/7/2021.
Kinh doanh vận tải hành khách
Quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với xe ô tô được sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách phải là hợp pháp theo nội dung của hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản Giữa hai chủ thể là đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và các tổ chức, cá nhân khác hoặc theo hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.Yêu cầu riêng đối với ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên.
Tìm hiểu thêm: phụ tùng xe cơ giới
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Căn cứ pháp lý: Điều 17 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nếu muốn được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô thì trước tiên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh có liên quan đến ngành nghề kinh doanh vận tải, tuỳ vào loại hình kinh doanh mà tổ chức, cá nhân hướng đến thì phải chuẩn bị các loại hồ sơ khác nhau:Đối với doanh nghiệp và hợp tác xã:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu có sẵn, mẫu này được quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
- Văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải (bản sao).
- Quyết định thành lập và quy định về chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo các hình thức như: tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử (Bản sao hoặc bản chính).
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu có sẵn, mẫu này được quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao)
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cá nhân, tổ chức có nguyện vọng xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô nộp hồ sơ đăng ký tại Sở Giao thông vận tải cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,Hình thức nộp: tổ chức, cá nhân có thể nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Bước 3: Giải quyết
Đơn vị có thẩm quyền thuộc Sở Giao thông vận tải sau khi nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ đã đầy đủ thì sẽ tiến hành giải quyết trong thời hạn 05 ngày làm việc. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ phải thông báo cho cá nhân, tổ chức trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.Lệ phí: Do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, thường thì lệ phí cấp giấy phép sẽ là 200.000 đồng.
Đó là thủ tục để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu cần nắm rõ quy định này để không vướng phải trường hợp bị phạt do không có giấy phép.
Nội dung khác: thứ tự xe ưu tiên b2