Quy định về tài sản hình thành trong tương lai

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Quy định về tài sản hình thành trong tương lai
Tài sản là một trong các vấn đề cơ bản của pháp luật dân sự trong đó quy định về tài sản hình thành trong tương lai vẫn đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi và chưa rõ ràng trong pháp luật Việt Nam. Bộ luật dân sự 2015 quy định về tài sản hình thành trong tương lai, cụ thể như sau:

“Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Với quy định trên, quy định về tài sản đã được BLDS 2015 tiếp cận theo hướng bảo đảm bao quát về các tài sản giao lưu trong dân sự bao gồm cả tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

BLDS 2015 đã bổ sung thêm điều luật mới về tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai, sử dụng thuật ngữ “tài sản hình thành trong tương lai” và thay vì đưa ra khái niệm tài sản hình thành trong tương lai, BLDS 2015 quy định theo hướng liệt kê. Cụ thể, tại điều 108 BLDS 2015 quy định:

“Điều 108. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai

1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

a) Tài sản chưa hình thành;

b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.”

Tuy nhiên, sự liệt kê này cho thấy BLDS đã tiếp cận theo hướng mở rộng tài sản hình thành trong tương lai so với BLDS 2005 và các luật khác (Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở). Theo đó, tài sản hình thành trong tương lai gồm: (1) Tài sản chưa hình thành; (2) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Như vậy, ta có thể hiểu rằng một tài sản được xem là hình thành trong tương lai thì tài sản đó phải đang trong quá trình hình thành (đầu tư, xây dựng) và chưa hoàn thiện về công dụng, tính chất đặc trưng của sản phẩm hoặc tài sản được hình thành từ vốn vay (là tài sản chưa hình thành khi giao kết giao dịch bảo đảm).

Đồng thời, BLDS 2015 đã pháp điểm hóa quy định của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm đã được thực tiễn kiểm nghiệm bằng quy định tại Điều 295, cụ thể như sau:

“Điều 295. Tài sản bảo đảm

1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.”

Như vậy thực tiễn áp dụng, quy định này có thể sẽ tạo nên nhiều cách hiểu về tài sản hình thành trong tương lai. Ví dụ: Một tài sản mới chỉ được hình thành trên ý tưởng hay hợp đồng giao dịch hay bản vẽ kiến trúc, kỹ thuật có được coi tài sản hình thành trong tương lai không? Hay nói cách khác, ở giai đoạn nào của quá trình hình thành tài sản, tài sản đó được xác định là tài sản chưa hình thành nhưng sẽ hình thành trong tương lai?



Trên đây là một số lý giải về định nghĩa tài sản hình thành trong tương lai theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ về Công ty TNHH Tư vấn luật LawKey Việt Nam để được giải đáp một cách nhanh nhất.


>>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế tại Đà Nẵng
 
×
Quay lại
Top Bottom