Quy định về bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là một loại hình bảo hiểm sức khỏe vô cùng cần thiết đối với cộng đồng. Hiện nay, nhiều người tham gia bảo hiểm y tế không hiểu rõ quyền lợi mà mình sẽ được hưởng khi tham gia đóng bảo hiểm. Luật Bảo hiểm y tế 2014 có những quy định rõ ràng về bảo hiểm y tế và các quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ về các quyền lợi mà bản thân được hưởng.
1. Bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bảo hiểm y tế giúp giảm thiểu những chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khỏe…trong các trường hợp bị mắc bệnh hoặc bị tai nạn… Bảo hiểm y tế của nhà nước cơ cấu và tổ chức nhằm phục vụ, bảo vệ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. BHYT do nhà nước cung cấp không nhằm mục đích lợi nhuận mà nó là một chính sách xã hội. Vì thế, người dân sẽ có trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm theo quy định của của luật bảo hiểm mà nhà nước ban hành.
2. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Hiện bảo hiểm y tế có 2 hình thức tham gia là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện. Đối với bảo hiểm y tế bắt buộc có 6 nhóm đối tượng tham gia BHYT được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đó là: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Nhóm do cơ quan BHXH đóng. Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng. Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình; Nhóm do người sử dụng lao động đóng. Theo quy định mới nhất tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đối tượng tham gia của bảo hiểm y tế tự nguyện là những người không thuộc 6 nhóm tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.
3. Mức đóng bảo hiểm y tế
Theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người lao động phải đóng 4,5% mức lương cơ sở, tiền lương hàng tháng hoặc tiền trợ cấp tháng. Đối với đối tượng tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình, mức đóng bảo hiểm được tính như sau:
+ Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
+ Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất.
+ Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.
+ Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất.
+ Người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Lưu ý: Mức đóng trên chưa tính chi phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và mức đóng này sẽ thay đổi dựa vào mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
4. Mua bảo hiểm y tế ở đâu?
Mỗi đối tượng tham gia BHYT có một cách mua và địa điểm mua khác nhau. Cụ thể:
Với học sinh, sinh viên Học sinh, sinh viên sẽ tham gia BHYT ngay tại trường mà mình đang theo học. Khi tham gia BHYT, sinh viên, học sinh cần có thẻ học sinh/sinh viên, chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác có ảnh để hoàn thiện các thủ tục tham gia BHYT.
Với hộ gia đình Hộ gia đình có thể đăng ký tham gia BHYT tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc Đại lý thu trên địa bàn.
Khi đăng ký tham gia, đại diện hộ gia đình cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Tờ khai tham gia BHYT theo mẫu (mẫu tờ khai sẽ có tại các cơ sở đăng ký BHYT).
+ Danh sách thành viên hộ gia đình tham gia BHYT theo mẫu.
+ Bản sao có công chứng sổ hộ khẩu.
+ Bản chính hoặc bản sao thẻ BHYT của những người đã có thẻ BHYT (Nếu có).
Với các cá nhân khác
Những đối tượng việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và người được Nhà nước hỗ trợ sẽ đóng BHYT tại chính đơn vị nơi đang làm việc hoặc tại cơ quan BHXH trên địa bàn.
5. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế
Đa số những người tham gia bảo hiểm y tế là những đối tượng tham gia theo hình thức bắt buộc. Vì thế, nhiều người chưa tìm hiểu rõ về các chính sách và quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm. Khi tham gia bảo hiểm y tế, người tham gia được hưởng những chế độ và quyền lợi sau:
Được tùy chọn một cơ sở y tế khám chữa bệnh: Người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn một cơ sở y tế thuận lợi gần nơi công tác hoặc nơi cư trú theo hướng dẫn của Cơ quan bảo hiểm xã hội để đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, được đổi nơi đăng ký ban đầu vào đầu mỗi quý
Được giảm chi phí khám chữa bệnh: Tùy vào từng đối tượng và tình hình bệnh tật, tai nạn…mà người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được miễn phí hoàn toàn hoặc một phần chi phí điều trị, chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công cộng. Mức giảm chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng như sau:
Trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến Người bệnh sẽ được hỗ trợ chi trả chi phí khám bệnh theo các mức 80%, 95%, 100% tùy vào từng đối tượng khác nhau nếu khám chữa bệnh đúng tuyến. Người được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh là: + Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan CMKT đang công tác trong lực lượng CAND. + Người có công cách mạng, bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, lão thành cách mạng, thương bệnh binh>81%. + Trẻ em dưới 6 tuổi. + Trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã. + Khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế cấp xã. Người được hưởng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh là: + Người đang được hưởng lương hưu hoặc các trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. + Người được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng. + Người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn. Người được hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh thuộc các đối tượng khác.
Trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến Người tham gia BHYT sẽ được miễn giảm: 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương. 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh; 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện. Đối với các trường hợp người tham gia BHYT sống tại xã đảo, huyện đảo, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo ở vùng kinh tế khó khăn sẽ được hưởng mức hưởng đúng tuyến kể cả khi khám chữa bệnh trái tuyến.
6. Làm thế nào để bảo đảm quyền lợi khi tham gia tham gia bảo hiểm y tế?
Để đảm bảo quyền lợi của mình khi tham gia BHYT, bạn cần lưu ý đến những điểm sau:
Kiểm tra lại các thông tin ghi trên thẻ BHYT gồm họ tên, ngày sinh, giới tính, mã số thẻ BHYT.
Các trường hợp tham gia BHYT bắt buộc có trách nghiệm đóng đầy đủ mức phí tham gia BHYT.
Khi thẻ BHYT sắp hết hạn cần đóng kịp thời để tiếp tục sử dụng quyền lợi của mình.
Tham gia BHYT 5 năm liên tục sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn theo quy định.
Người lao động khi tham gia tuyển dụng cần tìm hiểu về các hợp đồng lao động cũng như chính sách về BHYT mà mình sẽ được hưởng
>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng
Bảo hiểm y tế là một loại hình bảo hiểm sức khỏe vô cùng cần thiết đối với cộng đồng. Hiện nay, nhiều người tham gia bảo hiểm y tế không hiểu rõ quyền lợi mà mình sẽ được hưởng khi tham gia đóng bảo hiểm. Luật Bảo hiểm y tế 2014 có những quy định rõ ràng về bảo hiểm y tế và các quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ về các quyền lợi mà bản thân được hưởng.
1. Bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bảo hiểm y tế giúp giảm thiểu những chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khỏe…trong các trường hợp bị mắc bệnh hoặc bị tai nạn… Bảo hiểm y tế của nhà nước cơ cấu và tổ chức nhằm phục vụ, bảo vệ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. BHYT do nhà nước cung cấp không nhằm mục đích lợi nhuận mà nó là một chính sách xã hội. Vì thế, người dân sẽ có trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm theo quy định của của luật bảo hiểm mà nhà nước ban hành.
2. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Hiện bảo hiểm y tế có 2 hình thức tham gia là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện. Đối với bảo hiểm y tế bắt buộc có 6 nhóm đối tượng tham gia BHYT được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đó là: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Nhóm do cơ quan BHXH đóng. Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng. Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình; Nhóm do người sử dụng lao động đóng. Theo quy định mới nhất tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đối tượng tham gia của bảo hiểm y tế tự nguyện là những người không thuộc 6 nhóm tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.
3. Mức đóng bảo hiểm y tế
Theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người lao động phải đóng 4,5% mức lương cơ sở, tiền lương hàng tháng hoặc tiền trợ cấp tháng. Đối với đối tượng tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình, mức đóng bảo hiểm được tính như sau:
+ Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
+ Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất.
+ Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.
+ Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất.
+ Người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Lưu ý: Mức đóng trên chưa tính chi phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và mức đóng này sẽ thay đổi dựa vào mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
4. Mua bảo hiểm y tế ở đâu?
Mỗi đối tượng tham gia BHYT có một cách mua và địa điểm mua khác nhau. Cụ thể:
Với học sinh, sinh viên Học sinh, sinh viên sẽ tham gia BHYT ngay tại trường mà mình đang theo học. Khi tham gia BHYT, sinh viên, học sinh cần có thẻ học sinh/sinh viên, chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác có ảnh để hoàn thiện các thủ tục tham gia BHYT.
Với hộ gia đình Hộ gia đình có thể đăng ký tham gia BHYT tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc Đại lý thu trên địa bàn.
Khi đăng ký tham gia, đại diện hộ gia đình cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Tờ khai tham gia BHYT theo mẫu (mẫu tờ khai sẽ có tại các cơ sở đăng ký BHYT).
+ Danh sách thành viên hộ gia đình tham gia BHYT theo mẫu.
+ Bản sao có công chứng sổ hộ khẩu.
+ Bản chính hoặc bản sao thẻ BHYT của những người đã có thẻ BHYT (Nếu có).
Với các cá nhân khác
Những đối tượng việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và người được Nhà nước hỗ trợ sẽ đóng BHYT tại chính đơn vị nơi đang làm việc hoặc tại cơ quan BHXH trên địa bàn.
5. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế
Đa số những người tham gia bảo hiểm y tế là những đối tượng tham gia theo hình thức bắt buộc. Vì thế, nhiều người chưa tìm hiểu rõ về các chính sách và quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm. Khi tham gia bảo hiểm y tế, người tham gia được hưởng những chế độ và quyền lợi sau:
Được tùy chọn một cơ sở y tế khám chữa bệnh: Người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn một cơ sở y tế thuận lợi gần nơi công tác hoặc nơi cư trú theo hướng dẫn của Cơ quan bảo hiểm xã hội để đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, được đổi nơi đăng ký ban đầu vào đầu mỗi quý
Được giảm chi phí khám chữa bệnh: Tùy vào từng đối tượng và tình hình bệnh tật, tai nạn…mà người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được miễn phí hoàn toàn hoặc một phần chi phí điều trị, chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công cộng. Mức giảm chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng như sau:
Trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến Người bệnh sẽ được hỗ trợ chi trả chi phí khám bệnh theo các mức 80%, 95%, 100% tùy vào từng đối tượng khác nhau nếu khám chữa bệnh đúng tuyến. Người được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh là: + Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan CMKT đang công tác trong lực lượng CAND. + Người có công cách mạng, bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, lão thành cách mạng, thương bệnh binh>81%. + Trẻ em dưới 6 tuổi. + Trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã. + Khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế cấp xã. Người được hưởng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh là: + Người đang được hưởng lương hưu hoặc các trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. + Người được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng. + Người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn. Người được hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh thuộc các đối tượng khác.
Trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến Người tham gia BHYT sẽ được miễn giảm: 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương. 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh; 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện. Đối với các trường hợp người tham gia BHYT sống tại xã đảo, huyện đảo, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo ở vùng kinh tế khó khăn sẽ được hưởng mức hưởng đúng tuyến kể cả khi khám chữa bệnh trái tuyến.
6. Làm thế nào để bảo đảm quyền lợi khi tham gia tham gia bảo hiểm y tế?
Để đảm bảo quyền lợi của mình khi tham gia BHYT, bạn cần lưu ý đến những điểm sau:
Kiểm tra lại các thông tin ghi trên thẻ BHYT gồm họ tên, ngày sinh, giới tính, mã số thẻ BHYT.
Các trường hợp tham gia BHYT bắt buộc có trách nghiệm đóng đầy đủ mức phí tham gia BHYT.
Khi thẻ BHYT sắp hết hạn cần đóng kịp thời để tiếp tục sử dụng quyền lợi của mình.
Tham gia BHYT 5 năm liên tục sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn theo quy định.
Người lao động khi tham gia tuyển dụng cần tìm hiểu về các hợp đồng lao động cũng như chính sách về BHYT mà mình sẽ được hưởng
>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng