Quy định pháp luật về Hợp đồng có điều kiện
Hợp đồng là chế định cơ bản được quy định trong Bộ luật dân sự 2015. Trong đó, hợp đồng có điều kiện là loại hợp đồng phổ biến, có quy định cụ thể trong pháp luật như sau:
- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định. Sự kiện nhất định được coi là điều kiện để hợp đồng được thực hiện hay chấm dứt khi đáp ứng ba yêu cầu sau:
+ Sự kiện thoả thuận phải phù hợp với quy định của pháp luật và trong tráI đạo đức xã hội
+ Sự kiện phải mang tính khách quan, xuất hiện trong tương lai sau khi hợp đồng được giao kết. Việc xuất hiện sự kiện hay không xuất hiện sự kiện hoàn toàn nằm ngoài ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia hợp đồng;
+ Trong trường hợp điều kiện là một công việc phải thực hiện thì đó phải là những công việc có thể thực hiện được.
Tựu trung lại, dựa vào các tiêu chí khác nhau mà hợp đồng được phân thành nhiều loại khác nhau như dựa vào quy định của Bộ luật Dân sự, dựa trên phương diện lý luận khoa học pháp lý. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, việc phân loại hợp đồng có ý nghĩa nhất định, bởi qua việc phân loại hợp đồng sẽ xác định những đặc điểm chung và riêng của từng nhóm hợp đồng, và từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình điều chỉnh các quan hệ hợp đồng.
Ví dụ:
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một số nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho - đó chính là tặng cho tài sản có điều kiện.
Tặng cho tài sản có điều kiện được quy định tại Điều 462 của Bộ luật dân sự năm 2015
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
2. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo quy định trên, bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hay nhiều nghĩa vụ dân sự trước hay sau khi tặng cho. Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự là điều kiện của hợp đồng tặng cho phải đáp ứng các yêu cầu: không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội; nếu nghĩa vụ là công việc phải thực hiện thì đó là công việc có khả năng thực hiện được.
Nếu nghĩa vụ được thực hiện trước khi tặng cho và nghĩa vụ đã được hoàn thành mà bên tặng cho không giao tài sản thì hướng giải quyết như sau:
- Bên tặng cho không bắt buộc phải chuyển giao tài sản vì hợp đồng tặng cho chưa phát sinh hiệu lực. Pháp luật cho phép bên tặng cho được cân nhắc quyết định có hay không có tặng cho tài sản cho đến khi trực tiếp chuyển giao và sang tên chủ sở hữu cho bên được tặng cho.
- Bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện nghĩa vụ.
Nếu nghĩa vụ được thực hiện sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì hướng giải quyết là bên tặng cho có quyền yêu cầu đòi lại tài sản và có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Mặc dù hợp đồng tặng cho đã phát sinh hiệu lực nhưng chưa chấm dứt bởi còn đang đợi điều kiện các bên thỏa thuận xảy ra. Nếu việc thực hiện nghĩa vụ hoàn thành thì hợp đồng tặng cho chấm dứt; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không hoàn thành thì hiệu lực của hợp đồng tặng cho bị hủy bỏ. Theo đó bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản từ bên được tặng cho và có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
>>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội
Hợp đồng là chế định cơ bản được quy định trong Bộ luật dân sự 2015. Trong đó, hợp đồng có điều kiện là loại hợp đồng phổ biến, có quy định cụ thể trong pháp luật như sau:
- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định. Sự kiện nhất định được coi là điều kiện để hợp đồng được thực hiện hay chấm dứt khi đáp ứng ba yêu cầu sau:
+ Sự kiện thoả thuận phải phù hợp với quy định của pháp luật và trong tráI đạo đức xã hội
+ Sự kiện phải mang tính khách quan, xuất hiện trong tương lai sau khi hợp đồng được giao kết. Việc xuất hiện sự kiện hay không xuất hiện sự kiện hoàn toàn nằm ngoài ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia hợp đồng;
+ Trong trường hợp điều kiện là một công việc phải thực hiện thì đó phải là những công việc có thể thực hiện được.
Tựu trung lại, dựa vào các tiêu chí khác nhau mà hợp đồng được phân thành nhiều loại khác nhau như dựa vào quy định của Bộ luật Dân sự, dựa trên phương diện lý luận khoa học pháp lý. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, việc phân loại hợp đồng có ý nghĩa nhất định, bởi qua việc phân loại hợp đồng sẽ xác định những đặc điểm chung và riêng của từng nhóm hợp đồng, và từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình điều chỉnh các quan hệ hợp đồng.
Ví dụ:
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một số nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho - đó chính là tặng cho tài sản có điều kiện.
Tặng cho tài sản có điều kiện được quy định tại Điều 462 của Bộ luật dân sự năm 2015
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
2. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo quy định trên, bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hay nhiều nghĩa vụ dân sự trước hay sau khi tặng cho. Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự là điều kiện của hợp đồng tặng cho phải đáp ứng các yêu cầu: không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội; nếu nghĩa vụ là công việc phải thực hiện thì đó là công việc có khả năng thực hiện được.
Nếu nghĩa vụ được thực hiện trước khi tặng cho và nghĩa vụ đã được hoàn thành mà bên tặng cho không giao tài sản thì hướng giải quyết như sau:
- Bên tặng cho không bắt buộc phải chuyển giao tài sản vì hợp đồng tặng cho chưa phát sinh hiệu lực. Pháp luật cho phép bên tặng cho được cân nhắc quyết định có hay không có tặng cho tài sản cho đến khi trực tiếp chuyển giao và sang tên chủ sở hữu cho bên được tặng cho.
- Bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện nghĩa vụ.
Nếu nghĩa vụ được thực hiện sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì hướng giải quyết là bên tặng cho có quyền yêu cầu đòi lại tài sản và có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Mặc dù hợp đồng tặng cho đã phát sinh hiệu lực nhưng chưa chấm dứt bởi còn đang đợi điều kiện các bên thỏa thuận xảy ra. Nếu việc thực hiện nghĩa vụ hoàn thành thì hợp đồng tặng cho chấm dứt; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không hoàn thành thì hiệu lực của hợp đồng tặng cho bị hủy bỏ. Theo đó bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản từ bên được tặng cho và có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
>>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội