Quản trị tài chính là gì và tầm quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp!

Trinh Mai

Banned
Tham gia
12/8/2021
Bài viết
1

1. Quản trị tài chính là gì?​

Đối với các trường đại học, cao đẳng thì quản trị tài chính là môn khoa học mà trong đó sẽ nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Về thực tiễn, quản trị tài chính là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính. Dựa theo quyết định này, doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện để đạt được các mục tiêu kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận và làm tăng giá trị doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Quản trị tài chính tốt sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu
Quản trị tài chính tốt sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh

2. Vai trò của quản trị tài chính​

Từ lâu, quản trị tài chính là một trong những chức năng cơ bản, không thể thiếu trong quản trị doanh nghiệp. Theo đó, quản trị tài chính có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động khác trong một tổ chức như quản trị tài sản, quản trị marketing hay quản trị nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, quản trị tài chính còn giúp các nhà quản trị có kế hoạch và dự toán chi phí hợp lý cho các tình huống phát sinh trong tương lai. Ngoài ra, quản lý tốt tài chính sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm các nguồn lợi nhuận mới như đầu tư bằng vốn cổ phần, vốn vay.

3. Nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp​

Tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh, loại hình doanh nghiệp cũng như chính sách hiện hành của nhà nước mà doanh nghiệp sẽ có từng nguyên tắc quản trị tài chính phù hợp. Tuy nhiên nhìn chung sẽ có 4 nguyên tắc sau:

Rủi ro càng cao, lợi nhuận càng lớn​

Đây là nguyên tắc tất yếu mà tất cả các doanh nghiệp phải chấp nhận nếu muốn sinh lời cao. Các nhà quản trị cần phải biết rằng, việc chấp nhận rủi ro không có nghĩa là không thể quản trị được rủi ro xảy ra. Vì thế, hãy cân nhắc đến nguồn nhân lực, tài chính hiện tại để có những phương án dự phòng cho các rủi ro có thể xảy ra.

Giá trị thời gian của tiền tệ​

Một tổ chức ra quyết định phân bổ nguồn ngân sách lớn thì ngoài việc phải chịu chi phí cơ hội, doanh nghiệp cũng cần phải chấp nhận giá trị đầu tư giảm dần theo thời gian do các yếu tố lạm phát.

Thuế​

Thuế là trách nhiệm mà mỗi doanh nghiệp phải hoàn thành. Tuy nhiên mức thuế này sẽ có tác dụng như một đòn bẩy giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí hoặc cũng có thể khiến bạn không đạt được mục tiêu mong muốn.

Giả sử như cả hai doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng. Nhưng doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế như thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với doanh nghiệp còn lại.

Vốn vay và vốn chủ sở hữu​

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các nhà quản trị sẽ gặp phải nhiều rào cản nếu chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu. Vì thế để tối ưu hóa lợi nhuận, nhà quản trị cần linh hoạt sử dụng thêm vốn vay để thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển nhanh hơn.

Tuy nhiên nhà quản trị cần phải tính toán thật kỹ trước khi ra quyết định vay vốn tín chấp để tránh điều này trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp.

4. Làm sao để quản trị tài chính hiệu quả?​

Nhà quản trị cần biết rằng, trong quản trị tài chính thì không có một lời giải duy nhất. Điều này có nghĩa là, nhà quản trị có rất nhiều phương pháp để quản lý tài chính hiện tại của doanh nghiệp nhưng nhìn chung, tất cả các phương pháp đều phải được xem xét, tính toán kỹ lưỡng thì mới thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn.

Bên cạnh đó trong quá trình hoạt động, nhà quản lý cũng cần phải hạn chế việc trộn lẫn tài sản cá nhân vào tài sản doanh nghiệp, không ủy thác việc ký giấy tờ quan trọng cho người khác. Hơn nữa, nhà quản trị cũng không được tự ý thỏa thuận miệng với bất kỳ hoạt động mua bán nào và cần phải có một trình tự thống nhất về điều này.

Có thể thấy rằng, quản trị tài chính là một trong những chức năng cơ bản nhưng rất quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Nắm rõ được đáp án cho câu hỏi “Quản trị tài chính là gì?” Cùng các nguyên tác quản lý sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc đạt được mục tiêu kinh doanh.

(Nguồn: The Bank Blog)
 
×
Quay lại
Top Bottom