Quản trị “sáng tạo mở” – Giải pháp đột phá cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

PLACEVIET_MNG

Banned
Tham gia
3/12/2014
Bài viết
2
1420187945.jpg

Tại Việt Nam, với khoảng 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động thì phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Và một bài toán có thể nói là muôn thuở đó là bài toán về cạnh tranh và chi phí. Doanh nghiệp muốn có sức cạnh tranh cao nhưng lại muốn mức chi phí thấp. Giải pháp sẽ là gì?

Theo GS, TS. Wim Vanhaverbeke. Để các doanh nghiệp việt nam vừa giải quyết được bài toán về chi phí thấp vừa nâng cao được năng lực cạnh tranh thì quản trị sáng tạo theo mô hình “sáng tạo mở” cần được đầu tư và đưa vào áp dụng.

“Sáng tạo mở” được định nghĩa nguyên văn theo tiếng anh như sau: “Open innovations is the use of purposive inflows and outflows of knowledge to accelerate internal innovations and expand the markets for external use of innovations, respectively.”

Định nghĩa trên được tạm dịch là: Đổi mới sáng tạo hay sáng tạo mở là việc sử dụng “luồng vào” và “luồng ra” của kiến thức một cách có chủ đích nhằm mục đích thúc đẩy, tăng tốc sự đổi mới sáng tạo bên trong và mở rộng thị trường thông qua việc sử dụng những sự đổi mới sáng tạo bên ngoài một cách tương ứng. (Nguồn dịch: https://mng.placeviet.com)

Một trong những điểm nhấn của mô hình này đó là ngoài việc doanh nghiệp phát huy tối đa sức sáng tạo từ bên trong doanh nghiệp thì một yếu khác còn quan trọng hơn nữa đó là tận dụng hay thu hút sức sáng tạo, ý tưởng độc đáo từ bên ngoài doanh nghiệp. Từ mô hình này, quá trình “đường đi” từ ý tưởng đến sản phẩm là ngắn nhất. Nhờ đó mà sản phẩm được sản xuất và đưa ra thị trường một cách kịp thời và đáp ứng được nhu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng. Ngoài ra theo mô hình này thì không phải cứ là nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ hay những người có chuyên môn mới làm sáng tạo được mà tất cả mọi người đều có thể sáng tạo, đưa ra ý tưởng và hỗ trợ lẫn nhau. Đây cũng là một trong những giải pháp để giải quyết được bài toán chi phí cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay.



Cũng theo vị giáo sư này, có 3 lý do chính mà những doanh nghiệp Việt Nam nên chuyển sang áp dụng mô hình này trong quản trị:

  • Thứ nhất: Để có thể sáng tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ mới cần có sự kết hợp của nhiều tri thức và năng lực khác nhau (bên ngoài doanh nghiệp) chứ không phải chỉ nằm ở bản thân nội bộ doanh nghiệp.
  • Thứ hai: Đó là tốc độ. Nếu một doanh nghiệp tự xây dựng những năng lực công nghệ để tự nghiên cứu chế tạo ra sản phẩm thì có thể mất vài năm, trong thời gian đó, rất có thể các doanh nghiệp khác đã kịp đưa ra nhiều sản phẩm mới khiến cho sản phẩm của doanh nghiệp trở nên lỗi thời. Từ đó mà doanh nghiệp nên biết khai thác ý tưởng, công nghệ từ bên ngoài.
  • Thứ ba: Có một số nghiên cứu sẽ rất rủi ro và đòi hỏi chi phí lớn nên sẽ an toàn hơn rất nhiều nếu nhiều doanh nghiệp cùng phối hợp nguồn lực để thực hiện từng phần của nghiên cứu và cùng chia sẻ kết quả. (khai thác nguồn lực bên ngoài).
Xuyên suốt mô hình, điều mà vị giáo sư này muốn nhắn gửi tới tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đó là “Đừng rời mắt” khỏi những yếu tố, điều kiện bên ngoài doanh nghiệp, thu hút ý tưởng, sức mạnh bên ngoài là điều bắt buộc các doanh nghiệp phải tận dụng và phát triển. Có như vậy thì các doanh nghiệp mới giải quyết được bài toán chi phí thấp và sức cạnh tranh cao được.

Liên quan đến mô hình này. Có lẽ một trong những câu chuyện đáng được kể tới đó là câu chuyện về “chú chim giận” Angry Bird. Năm 2009, sau 6 năm thành lập hãng này đã tạo ra 51 game lớn nhỏ, nhưng phần lớn không thành công. Rovio đứng bên bờ vực phá sản. Tình cờ, Ban lãnh đạo Rovio nhìn thấy một bức hình có những chú chim nhiều màu sắc bên cạnh những khối màu sặc sỡ, họ nảy ra ý tưởng tuyệt vời. Họ làm việc miệt mài trong suốt 8 tháng với hàng trăm lần sửa đổi cùng với một giấc mơ về một tựa game đình đám. Và chú chim Angry Bird đã đạt được thành công ngoài mong đợi, mang về cho Rovio 156 triệu USD doanh thu (năm 2013). Cũng nhờ Angry Bird, Rovio đã thay đổi chiến lược, từ việc nỗ lực phát triển game mới chuyển sang phát triển những phiên bản mới và sản phẩm ăn theo Angry Bird.

Điều đó cho thấy, sáng tạo không chỉ cứu nguy doanh nghiệp khỏi khủng hoảng, mang lại sự tăng trưởng đột phá mà còn làm thay đổi chiến lược của một doanh nghiệp. Và sự sáng tạo luôn tồn tại đâu đó bên ngoài doanh nghiệp. Để áp dụng được mô hình này đòi hỏi một sự đoàn kết, hỗ trợ của tất cả các nhân viên, bộ phận trong doanh nghiệp chứ không phải chỉ ở bản thân những người làm lãnh đạo doanh nghiệp.

Nguồn: Mô hình quản trị sáng tạo của GS, TS. Wim Vanhaverbeke và https://mng.placeviet.com
 
×
Quay lại
Top Bottom