- Tham gia
- 11/6/2013
- Bài viết
- 12.016
Khi quan sát một dấu vết, bạn cần nhớ 2 điều:
1. Luôn luôn nhìn về hướng mặt trời. Ánh sáng ngược chiều sẽ làm nổi bật đường nét của dấu chân. Nếu mặt trời ở sau lưng, bạn sẽ mất nhiều chi tiết quan trọng, vì những dấu vết mờ mờ sẽ không hiện rõ.
2. Mọi vật bạn thấy đều có một giải đoán hoàn toàn hợp lý và bạn phải dùng khả năng lý luận để tìm ra một sự giải thích thỏa đáng nhất.
Để có thể đọc được ý nghĩa của các loại dấu vết, trước hết bạn phải định và phân biệt được từng loại dấu vết, rồi theo dõi hướng đi của các dấu vết ấy.
Ở nơi có 2 vết dẫn lên nhau, điều dễ nhận biét là vết mới có những chi tiết đầy đủ hơn, do đó sẽ định được vết nào có trước.
I. QUAN SÁT NGƯỜI:
Các bạn hãy thử đóng vai thám tử Sherlock Holmes để quan sát mọi người. Thám tử này luôn quan sát kỹ lưỡng, cộng thêm sự phán đoán có phương pháp.
Quan sát mọi người để suy đoán tổng quan về con người đó là một điều thú vị. Tuy chúng ta không phải là thấy tướng, nhưng qua nhiều lần luyện tập quan sát, chúng ta cũng có khái niệm về họ. Chẳng hạn như nhìn cách đội nón (mũ) của họ, ta có thể nhận xét:
-Vành mũ hơi nghiêng về một bên có nghĩa là người ấy thông minh và có tính tốt (H1).
-Nghiêng quá về một bên là người có tính phóng đãng, kém đứng đắn (H2).
-Mũ hất ra phía sau là người keo kiệt (H3).
-Mũ thẳng băng phía trước là người thật thà nhưng tầm thường (H4).
-Mũ sụp xuống trước mặt: rất đứng đắn và tỉ mỉ (H5).
Đế giày cũng cho ta hiểu đôi điều về người ấy.
- Đế giày mòn đều: người ngay thẳng.
- Đế giày mòn gót phía ngoài: người có óc tưởng tượng, ham phiêu lưu.
- Đế giày mòn vào trong: tính tình yếu đuối, do dự, không kiên định.
Cách đi đứng cũng biểu hiện tính tình của người đó.
- Đi ỏng ẹo, hai tay vung vẩy là người nhu nhược.
- Đi chúi đầu về phía trước, không cần để ý đến chung quanh là người khô khan, vị kỷ.
- Đi khoan thai, mềm mại, dịu dàng, bước vững vàng là người thông minh, có nghị lực,...
Khi sử dụng phương tiện di chuyển công cộng, các bạn hãy luyện tập trờ chơi quan sát bằng cách thử đoán về con người đang ngồi phía trước là người thế nào? Trước tiên hãy ngắm đôi bàn chân của người đó và suy luận xem người đó bao nhiêu tuổi, giàu nghèo, mập ốm, buồn vui... sau đó từ từ nhìn lên cho đến mặt của họ để xem những suy đoán của mình có đúng không? Hoặc để ý đến gương mặt, quần áo, cử chỉ ngôn ngữ... rồi đoán xem họ làm nghề gì? Thuộc thành phần nào? Tình trạng sức khỏe?...
Đặc điểm nhận dạng:Có nhiều đặc điểm để nhận dạng nhưng khuôn mặt là một trong các điểm dễ dàng nhất. Dưới đây là những khuôn mặt cơ bản
Còn trong quá trình theo dõi một ai đó thì phải chú ý: nếu người bạn theo dõi là nam thì nên nhìn bả vai còn là nữ thì nên nhìn bắp chân. Vì đó là điểm dễ nhận dạng nhất của một người.
II. QUAN SÁT DẤU VẾT CHÂN:
Chúng ta dễ dàng phân biệt được vết chân đàn ông và đàn bà bởi hình dạng và kích thước. Vết giày của phụ nữ sẽ sâu hơn vết giày của trẻ con mang giày cùng cỡ.
Ta cần chú ý quan sát về hình dáng bề dài và bề ngang của đế giày, gót giày, các dấu đinh, các răng cao su... ở đế. Nếu 2 vết giày cùng loại, cùng cỡ, các chi tiết không khác nhau, ta hãy quan sát thêm về độ nông sâu (tùy trọng lượng), khoảng cách của dấu chân (tùy theo dáng đi và chiều dài của sải chân) để xác định được bao nhiêu người đã đi qua, đó là đàn ông, đàn bà hay trẻ con).
Dấu chân và dấu giày dép có thể cho ta biết được nhiều điều về diễn biến của một vụ án. Cụ thể:
-Xác định số lượng người có mặt ở hiện trường, hướng đi lại của từng đối tượng ở hiện trường.
-Phán đoán những đặc điểm của người để lại dấu vết (cỡ giày, dép, chiều cao tương đối, giới tính...). Cụ thể, chiều cao tương đối được xác định như sau. Bạn hãy đo chiều dài dấu vết bàn chân từ ngón chân đến gót chân (không mang giày dép) theo đơn vị mm. Nhân kết quả đo được với 6840 rồi chia cho 1000000 sẽ được chiều cao tương đối của người để lại dấu vết. Thí dụ: vết chân dài 225mm sau khi tính sẽ được chiều cao tương đối là 1,53 m.
Dấu vết chân trần giúp chúng ta dễ phân biệt bằng cách quan sát cách sắp đặt các ngón chân. Bạn hãy vạch một đường thẳng nối đầu vết ngón chân cái và đầu vết ngón chân út rồi quan sát vị trí trồi sụt của các ngón chân còn lại. Mọi người khác nhau ít nhiều về vị trí của các ngón chân.
Ngoài ra ta biết các bà các cô thường mang giày mũi nhọn nên các ngón chân chụm lại và nhọn về phía trước, trong khi chân trẻ con cùng cỡ thì các ngón chân bẻ ra theo vị trí tự nhiên.
III. QUAN SÁT VẾT BÁNH XE:
Với những vết bánh xe, chúng ta không thể quan sát được trên đường nhựa, mà chỉ có thể quan sát được trên đường đất, cát,... Chúng ta phải phân biệt đâu là bánh xe đạp, đâu là bánh xe gắn máy, xa ba bánh, xe hơi, xe vận tải chở nặng,... Nếu là một chiếc xe kéo, ta hãy đoán xem nó được kéo bằng gì - người hay vật (trâu, bò, ngựa,...)
Chúng ta cũng đoán được xe đi về hướng nào dựa trên những dấu vết sau: khi (xe hơi) qua một ổ gà nhỏ, bánh xe sẽ bị nẩy lên ở mép bên kia, trên mép hố nào có dấu bánh xe bị phình ra, là xe chạy về hướng đó.
Nếu là xe đạp hay xe gắn máy thì ở những khúc quanh, phía nào có hai vết bánh nhọn, thon vào phía trước khi chồng lên nhau, chính là hướng xe di chuyển.
Ngoài ra dấu vết bánh xe còn giúp ta xác định được tốc độ của xe trước khi h.ãm phanh đột ngột. Khi xe chuyển động với tốc độ lớn h.ãm phanh đột ngột sẽ để lại dấu vết "cháy đường" từ mờ đến rõ. Căn cứ vào chiều dài của vết "cháy đường" đó ta có thể tính ra vận tốc của xe ngay trước khi h.ãm phanh bằng công thức:
V = căn bậc hai (2.g.l.s)
Trong đó: V là tốc độ ngay trước khi phanh.
g là gia tốc rơi tự do (9,8m/s(2)).
l là hệ số mặt đường.
s là chiều dài vết phanh (vết cháy đường).
Trong một vụ án đôi khi xuất hiện dấu vết của một số loài động vật có liên quan (chẳng hạn: con cún cưng của hung thủ hay con chim ăn trộm ^^).
Những thổ dân châu Phi có thể tìm ra dấu chân một con lạc đà mà họ đang theo dõi trong hàng trăm dấu chân.
Đối với chúng ta, thật ra, cũng phải mất một thời gian khá lâu, mới học được cách phân biệt dấu chân của các loài thú. Và cũng phải mất một thời gian lâu hơn để lý giải được những dấu vết đó. Tuy nhiên, nếu bạn tinh ý thì cũng chẳng khó lắm đâu.
Trước tiên, tập quan sát và phân biệt được dấu chân của những gia súc quanh ta như Trâu, Bò, Dê, Ngựa, Chó, Mèo,... cùng các trạng thái hoạt động: đi, chạy, nhảy, nằm nghỉ, rình mồi,... cũng như các loại gia cầm là Gà, Vịt, Ngan, Ngỗng,...
Hãy nhớ rằng chúng ta không phải chỉ nhìn thấy, mà còn phải giải thích những dấu vết đó.
"Tuổi" của dấu vết do sự tác động của gió và mặt trời, làm cho biến dạng dần dần. Dấu vết còn mới thì nền và vách của dấu rõ ràng, dễ nhận dạng. Sau đó, theo thời gian thì bị xói mòn, sụp đổ, cành cây, lá khô, che khuất rất khó nhận thấy.
Hình minh họa trên cho chúng ta thấy cách chạy của một con chó và sự tiếp đất của những cái chân. Tất cả mọi con vật đều có những dấu chân biểu lộ những trạng thái hoạt động khác nhau như: đi, đứng, chạy, nhảy,... Dấu chân còn cho ta biết hướng đi, giới tính và tuổi tác của con vật... Cụ thể:
* Thú chạy nhanh: Dấu mờ, cách xa nhau.
* Thú chạy chậm: Móng in sâu, khoảng cách gần.
* Thú đi: Móng cách đều nhau, rất rõ.
* Thú rình mồi: Dấu rất rõ, có thêm nhiều dấu phụ (khuỷu chân, đuôi,...).
* Thú phóng mồi: Dấu trước bị nhòa, dấu sau khoảng cách hơi xa và không còn thấy rõ.
Sau đây là dấu chân một số loài vật thường gặp:
1. Luôn luôn nhìn về hướng mặt trời. Ánh sáng ngược chiều sẽ làm nổi bật đường nét của dấu chân. Nếu mặt trời ở sau lưng, bạn sẽ mất nhiều chi tiết quan trọng, vì những dấu vết mờ mờ sẽ không hiện rõ.
2. Mọi vật bạn thấy đều có một giải đoán hoàn toàn hợp lý và bạn phải dùng khả năng lý luận để tìm ra một sự giải thích thỏa đáng nhất.
Để có thể đọc được ý nghĩa của các loại dấu vết, trước hết bạn phải định và phân biệt được từng loại dấu vết, rồi theo dõi hướng đi của các dấu vết ấy.
Ở nơi có 2 vết dẫn lên nhau, điều dễ nhận biét là vết mới có những chi tiết đầy đủ hơn, do đó sẽ định được vết nào có trước.
I. QUAN SÁT NGƯỜI:
Các bạn hãy thử đóng vai thám tử Sherlock Holmes để quan sát mọi người. Thám tử này luôn quan sát kỹ lưỡng, cộng thêm sự phán đoán có phương pháp.
Quan sát mọi người để suy đoán tổng quan về con người đó là một điều thú vị. Tuy chúng ta không phải là thấy tướng, nhưng qua nhiều lần luyện tập quan sát, chúng ta cũng có khái niệm về họ. Chẳng hạn như nhìn cách đội nón (mũ) của họ, ta có thể nhận xét:
-Vành mũ hơi nghiêng về một bên có nghĩa là người ấy thông minh và có tính tốt (H1).
-Nghiêng quá về một bên là người có tính phóng đãng, kém đứng đắn (H2).
-Mũ hất ra phía sau là người keo kiệt (H3).
-Mũ thẳng băng phía trước là người thật thà nhưng tầm thường (H4).
-Mũ sụp xuống trước mặt: rất đứng đắn và tỉ mỉ (H5).
Đế giày cũng cho ta hiểu đôi điều về người ấy.
- Đế giày mòn đều: người ngay thẳng.
- Đế giày mòn gót phía ngoài: người có óc tưởng tượng, ham phiêu lưu.
- Đế giày mòn vào trong: tính tình yếu đuối, do dự, không kiên định.
Cách đi đứng cũng biểu hiện tính tình của người đó.
- Đi ỏng ẹo, hai tay vung vẩy là người nhu nhược.
- Đi chúi đầu về phía trước, không cần để ý đến chung quanh là người khô khan, vị kỷ.
- Đi khoan thai, mềm mại, dịu dàng, bước vững vàng là người thông minh, có nghị lực,...
Khi sử dụng phương tiện di chuyển công cộng, các bạn hãy luyện tập trờ chơi quan sát bằng cách thử đoán về con người đang ngồi phía trước là người thế nào? Trước tiên hãy ngắm đôi bàn chân của người đó và suy luận xem người đó bao nhiêu tuổi, giàu nghèo, mập ốm, buồn vui... sau đó từ từ nhìn lên cho đến mặt của họ để xem những suy đoán của mình có đúng không? Hoặc để ý đến gương mặt, quần áo, cử chỉ ngôn ngữ... rồi đoán xem họ làm nghề gì? Thuộc thành phần nào? Tình trạng sức khỏe?...
Đặc điểm nhận dạng:Có nhiều đặc điểm để nhận dạng nhưng khuôn mặt là một trong các điểm dễ dàng nhất. Dưới đây là những khuôn mặt cơ bản
Còn trong quá trình theo dõi một ai đó thì phải chú ý: nếu người bạn theo dõi là nam thì nên nhìn bả vai còn là nữ thì nên nhìn bắp chân. Vì đó là điểm dễ nhận dạng nhất của một người.
II. QUAN SÁT DẤU VẾT CHÂN:
Chúng ta dễ dàng phân biệt được vết chân đàn ông và đàn bà bởi hình dạng và kích thước. Vết giày của phụ nữ sẽ sâu hơn vết giày của trẻ con mang giày cùng cỡ.
Ta cần chú ý quan sát về hình dáng bề dài và bề ngang của đế giày, gót giày, các dấu đinh, các răng cao su... ở đế. Nếu 2 vết giày cùng loại, cùng cỡ, các chi tiết không khác nhau, ta hãy quan sát thêm về độ nông sâu (tùy trọng lượng), khoảng cách của dấu chân (tùy theo dáng đi và chiều dài của sải chân) để xác định được bao nhiêu người đã đi qua, đó là đàn ông, đàn bà hay trẻ con).
Dấu chân và dấu giày dép có thể cho ta biết được nhiều điều về diễn biến của một vụ án. Cụ thể:
-Xác định số lượng người có mặt ở hiện trường, hướng đi lại của từng đối tượng ở hiện trường.
-Phán đoán những đặc điểm của người để lại dấu vết (cỡ giày, dép, chiều cao tương đối, giới tính...). Cụ thể, chiều cao tương đối được xác định như sau. Bạn hãy đo chiều dài dấu vết bàn chân từ ngón chân đến gót chân (không mang giày dép) theo đơn vị mm. Nhân kết quả đo được với 6840 rồi chia cho 1000000 sẽ được chiều cao tương đối của người để lại dấu vết. Thí dụ: vết chân dài 225mm sau khi tính sẽ được chiều cao tương đối là 1,53 m.
Dấu vết chân trần giúp chúng ta dễ phân biệt bằng cách quan sát cách sắp đặt các ngón chân. Bạn hãy vạch một đường thẳng nối đầu vết ngón chân cái và đầu vết ngón chân út rồi quan sát vị trí trồi sụt của các ngón chân còn lại. Mọi người khác nhau ít nhiều về vị trí của các ngón chân.
Ngoài ra ta biết các bà các cô thường mang giày mũi nhọn nên các ngón chân chụm lại và nhọn về phía trước, trong khi chân trẻ con cùng cỡ thì các ngón chân bẻ ra theo vị trí tự nhiên.
III. QUAN SÁT VẾT BÁNH XE:
Với những vết bánh xe, chúng ta không thể quan sát được trên đường nhựa, mà chỉ có thể quan sát được trên đường đất, cát,... Chúng ta phải phân biệt đâu là bánh xe đạp, đâu là bánh xe gắn máy, xa ba bánh, xe hơi, xe vận tải chở nặng,... Nếu là một chiếc xe kéo, ta hãy đoán xem nó được kéo bằng gì - người hay vật (trâu, bò, ngựa,...)
Chúng ta cũng đoán được xe đi về hướng nào dựa trên những dấu vết sau: khi (xe hơi) qua một ổ gà nhỏ, bánh xe sẽ bị nẩy lên ở mép bên kia, trên mép hố nào có dấu bánh xe bị phình ra, là xe chạy về hướng đó.
Nếu là xe đạp hay xe gắn máy thì ở những khúc quanh, phía nào có hai vết bánh nhọn, thon vào phía trước khi chồng lên nhau, chính là hướng xe di chuyển.
Ngoài ra dấu vết bánh xe còn giúp ta xác định được tốc độ của xe trước khi h.ãm phanh đột ngột. Khi xe chuyển động với tốc độ lớn h.ãm phanh đột ngột sẽ để lại dấu vết "cháy đường" từ mờ đến rõ. Căn cứ vào chiều dài của vết "cháy đường" đó ta có thể tính ra vận tốc của xe ngay trước khi h.ãm phanh bằng công thức:
V = căn bậc hai (2.g.l.s)
Trong đó: V là tốc độ ngay trước khi phanh.
g là gia tốc rơi tự do (9,8m/s(2)).
l là hệ số mặt đường.
s là chiều dài vết phanh (vết cháy đường).
Trong một vụ án đôi khi xuất hiện dấu vết của một số loài động vật có liên quan (chẳng hạn: con cún cưng của hung thủ hay con chim ăn trộm ^^).
Những thổ dân châu Phi có thể tìm ra dấu chân một con lạc đà mà họ đang theo dõi trong hàng trăm dấu chân.
Đối với chúng ta, thật ra, cũng phải mất một thời gian khá lâu, mới học được cách phân biệt dấu chân của các loài thú. Và cũng phải mất một thời gian lâu hơn để lý giải được những dấu vết đó. Tuy nhiên, nếu bạn tinh ý thì cũng chẳng khó lắm đâu.
Trước tiên, tập quan sát và phân biệt được dấu chân của những gia súc quanh ta như Trâu, Bò, Dê, Ngựa, Chó, Mèo,... cùng các trạng thái hoạt động: đi, chạy, nhảy, nằm nghỉ, rình mồi,... cũng như các loại gia cầm là Gà, Vịt, Ngan, Ngỗng,...
Hãy nhớ rằng chúng ta không phải chỉ nhìn thấy, mà còn phải giải thích những dấu vết đó.
"Tuổi" của dấu vết do sự tác động của gió và mặt trời, làm cho biến dạng dần dần. Dấu vết còn mới thì nền và vách của dấu rõ ràng, dễ nhận dạng. Sau đó, theo thời gian thì bị xói mòn, sụp đổ, cành cây, lá khô, che khuất rất khó nhận thấy.
Hình minh họa trên cho chúng ta thấy cách chạy của một con chó và sự tiếp đất của những cái chân. Tất cả mọi con vật đều có những dấu chân biểu lộ những trạng thái hoạt động khác nhau như: đi, đứng, chạy, nhảy,... Dấu chân còn cho ta biết hướng đi, giới tính và tuổi tác của con vật... Cụ thể:
* Thú chạy nhanh: Dấu mờ, cách xa nhau.
* Thú chạy chậm: Móng in sâu, khoảng cách gần.
* Thú đi: Móng cách đều nhau, rất rõ.
* Thú rình mồi: Dấu rất rõ, có thêm nhiều dấu phụ (khuỷu chân, đuôi,...).
* Thú phóng mồi: Dấu trước bị nhòa, dấu sau khoảng cách hơi xa và không còn thấy rõ.
Sau đây là dấu chân một số loài vật thường gặp: