- Tham gia
- 10/2/2014
- Bài viết
- 345
Có phát minh lớn, nhận giải thưởng Nobel hoặc viết những bài thơ, những cuốn sách làm rung động hàng triệu trái tim, ấy là người đàn bà tài năng. Có học hàm, học vị cao là người đàn bà thông minh. Làm bộ trưởng, làm thứ trưởng, làm tổng thống… là người đàn bà danh giá. Thế còn người đàn bà khôn ngoan?
Mục kỹ năng ứng xử vợ chồng chia sẻ bài viết sau để cùng suy nghĩ về vấn đề trên:
Tài năng, thông minh, danh giá chưa chắc đã có hạnh phúc. Song, người đàn bà khôn ngoan thì chắc chắn sẽ có hạnh phúc. Khôn ngoan nhất là những người đàn bà nhận ra giá trị của mình không quá muộn màng. Đây là điều khó nhất đối với đàn bà. Dù là mẫu người lấy công sở làm niềm vui hay mẫu người lấy gia đình làm bến đậu thì đàn bà vẫn xem chồng con và gia đình là vô cùng quan trọng.
Họ nuôi nấng, chăm chút con từng ngày, từng giờ, lo cho con ăn học, lớn khôn. Tận tụy “nâng khăn sửa túi” để chồng yên tâm đeo đuổi sự nghiệp. Đó là sự vĩ đại của đàn bà. Đến khi chồng thành đạt, các con trưởng thành thì họ đã luống tuổi. Những ông chồng thành đạt thường rất bận rộn. Con cái khi trưởng thành thường lo vun đắp cái tổ uyên ương mới xây của chúng. Và, người mẹ vĩ đại kia còn lại một mình với sự trống trải. Nếu con cái thuê “ôsin” thì người mẹ hóa thừa. Nếu con cái không thuê “ôsin” thì mẹ trở thành “ôsin”. “Phía sau một người đàn ông thành đạt có một người phụ nữ tuyệt vời”. Song, người phụ nữ tuyệt vời này liệu có hạnh phúc? Đây là vế sau của câu nói nổi tiếng mà thế giới đàn ông thường hay trích dẫn ở trên.
Người đàn bà khôn ngoan không làm “ôsin” cho chồng, cũng không làm “ôsin” cho con. Thiên chức của họ là sinh con và làm mẹ, song nuôi con là trách nhiệm của cả bố lẫn mẹ và con cái cần được “cai sữa” càng sớm càng tốt chứ không phải “mẹ còn sữa thì con còn bú”. Các bà mẹ ở châu Âu khi con đã tốt nghiệp đại học thì không cho con tiền nữa. Đó là cách ứng xử khôn ngoan, vừa cất được gánh nặng trên vai người mẹ vừa rèn luyện được tính độc lập cho con cái.
Người đàn bà khôn ngoan biết yêu chồng, thương con nhưng không quên bản thân mình. Họ biết vun vén cho sự ấm áp của gia đình nhưng cũng không quên vai trò xã hội của họ. Họ không vắt kiệt sức vì chồng, cũng không vét tới đồng xu cuối cùng cho con. Họ biết lao động và nghỉ ngơi, biết vui chơi, giải trí, chỉ như thế mới không khiến họ chóng tàn tạ.
Nếu không làm vợ và làm mẹ, người đàn bà không thể có hạnh phúc. Song, giá trị của người đàn bà không chỉ có thế. Khả năng ngoại giao rất mềm mỏng của họ dùng để làm gì? Sự khéo léo của đôi bàn tay họ được dùng để làm gì? Những kiến thức họ đã được học dùng để làm gì? v.v… Nếu họ quên những cái đó tức là họ không khôn ngoan.
Theo: https://kynangmem.tuoitre24.vn/ky-nang-mem/to-chuc-cuoc-song/quan-iem-nguoi-an-ba-khon-ngoan.html
Mục kỹ năng ứng xử vợ chồng chia sẻ bài viết sau để cùng suy nghĩ về vấn đề trên:
Tài năng, thông minh, danh giá chưa chắc đã có hạnh phúc. Song, người đàn bà khôn ngoan thì chắc chắn sẽ có hạnh phúc. Khôn ngoan nhất là những người đàn bà nhận ra giá trị của mình không quá muộn màng. Đây là điều khó nhất đối với đàn bà. Dù là mẫu người lấy công sở làm niềm vui hay mẫu người lấy gia đình làm bến đậu thì đàn bà vẫn xem chồng con và gia đình là vô cùng quan trọng.
Họ nuôi nấng, chăm chút con từng ngày, từng giờ, lo cho con ăn học, lớn khôn. Tận tụy “nâng khăn sửa túi” để chồng yên tâm đeo đuổi sự nghiệp. Đó là sự vĩ đại của đàn bà. Đến khi chồng thành đạt, các con trưởng thành thì họ đã luống tuổi. Những ông chồng thành đạt thường rất bận rộn. Con cái khi trưởng thành thường lo vun đắp cái tổ uyên ương mới xây của chúng. Và, người mẹ vĩ đại kia còn lại một mình với sự trống trải. Nếu con cái thuê “ôsin” thì người mẹ hóa thừa. Nếu con cái không thuê “ôsin” thì mẹ trở thành “ôsin”. “Phía sau một người đàn ông thành đạt có một người phụ nữ tuyệt vời”. Song, người phụ nữ tuyệt vời này liệu có hạnh phúc? Đây là vế sau của câu nói nổi tiếng mà thế giới đàn ông thường hay trích dẫn ở trên.
Người đàn bà khôn ngoan không làm “ôsin” cho chồng, cũng không làm “ôsin” cho con. Thiên chức của họ là sinh con và làm mẹ, song nuôi con là trách nhiệm của cả bố lẫn mẹ và con cái cần được “cai sữa” càng sớm càng tốt chứ không phải “mẹ còn sữa thì con còn bú”. Các bà mẹ ở châu Âu khi con đã tốt nghiệp đại học thì không cho con tiền nữa. Đó là cách ứng xử khôn ngoan, vừa cất được gánh nặng trên vai người mẹ vừa rèn luyện được tính độc lập cho con cái.
Người đàn bà khôn ngoan biết yêu chồng, thương con nhưng không quên bản thân mình. Họ biết vun vén cho sự ấm áp của gia đình nhưng cũng không quên vai trò xã hội của họ. Họ không vắt kiệt sức vì chồng, cũng không vét tới đồng xu cuối cùng cho con. Họ biết lao động và nghỉ ngơi, biết vui chơi, giải trí, chỉ như thế mới không khiến họ chóng tàn tạ.
Nếu không làm vợ và làm mẹ, người đàn bà không thể có hạnh phúc. Song, giá trị của người đàn bà không chỉ có thế. Khả năng ngoại giao rất mềm mỏng của họ dùng để làm gì? Sự khéo léo của đôi bàn tay họ được dùng để làm gì? Những kiến thức họ đã được học dùng để làm gì? v.v… Nếu họ quên những cái đó tức là họ không khôn ngoan.
Theo: https://kynangmem.tuoitre24.vn/ky-nang-mem/to-chuc-cuoc-song/quan-iem-nguoi-an-ba-khon-ngoan.html