daquyvietnaminfo
Thành viên
- Tham gia
- 20/6/2016
- Bài viết
- 17
Trong các Hóa tướng của Quán Âm, Quán Âm Thiên Thủ là thường gặp nhất. Ở đất Hán và Tạng đều phổ biến lưu truyền pháp tu Quán Âm Thiên Thủ, Đại bi chú được dùng trong giờ tụng kinh sáng tối của các tín đồ Phật giáo Hán truyền và Tạng truyền. Trong Mật bộ, Quán Âm Thiên Thủ thuộc bản tôn Sự mật bộ. Trong Sự bộ, quán đỉnh bản tôn này thuộc đại lễ quán đỉnh, kéo dài hai ngày. Thông thường, người tiếp nhận quán đỉnh mỗi ngày đều phải tụng chú Lục tự đại minh của ngài 108 lần trở lên.
Tương truyền, Quán Âm đã từng phát lời thề trước Phật A Di Đà độ tất cả chúng sinh thoát khỏi bể khổ luân hồi, nếu như phá vỡ lời thề thì thân này tan thành nghìn mảnh. Sau này, ngài độ hóa được chúng sinh trong đại kiếp, nhưng vẫn thấy vô số chúng sinh chịu sự đau khổ trong luân hồi, ứng lời thề mà thân vỡ thành 1000 mảnh. Lúc này thượng sư Phật A Di Đà gia trì cho tất cả mảnh vỡ th.ân thể của Quán Âm, trở thành Quán Âm Thiên Thủ và có thể dùng muôn cánh tay để cứu độ chúng sinh, thấm đẫm tình cảm xót thương chúng sinh sâu sắc. Vị Quán Âm này tổng cộng có 11 mặt, 3 mặt của tầng dưới cùng là mặt màu trắng ở giữa, mặt màu xanh bên phải, mà đỏ bên trái; 3 mặt của tầng giữa là mặt màu xanh ở giữa, đỏ bên phải, trắng bên trái; 3 mặt ở tầng trên là mặt đỏ ở giữa, trắng bên phải, xanh bên trái, 9 gương mặt này đều là thuộc tướng tịch tĩnh. Bên trên có một mặt mang tướng La sát phẫn nộ nhe nanh, tóc đỏ. Gương mặt trên cùng là tượng Phật Vô Lượng Quang màu đỏ, biểu thị thuyết pháp cho chúng sinh.
Tượng Quán Âm Thiên Thủ
Trong các Hóa tướng của Quán Âm, Quán Âm Thiên Thủ được các tín đồ sùng bái nhiều nhất. Pháp tu Quán Âm Thiên Thủ được lưu truyền rộng rãi bắt đầu ở hai vùng đất Hán, Tạng. Trong Mật bộ, Quán Âm Thiên Thủ thuộc Bản tôn Sự mật bộ.
Quán Âm Thiên Thủ có 8 cánh tay chính trong 1000 cánh tay, 2 cánh tay ở giữa chắp trước ngực cầm ngọc Ma ni. Vật cầm của 3 cánh tay bên phải là : Chuỗi tràng hạt (niệm châu), Kim luân, kết ấn Dữ nguyện. Vật cầm của 3 cánh tay bên trái là : Cành hoa sen chưa nở, cung tên, bảo bình, đại diện cho cứu khổ cứu nạn.
Quán Âm Thiên Thủ có nhiều loại truyền thừa, có 11 mặt 8 cánh tay, 14 tay…, nhưng ở đất Tạng lưu hành nhất là truyền thừa tỳ khiêu ni Bạc Ma. Truyền thừa này còn gắn với một truyền thuyết vô cùng đẹp nhưng bi thương.
Mặt đá Quán Âm Thiên Thủ hộ mệnh cho người tuổi Tý và tuổi Hợi
Tương truyền, tỳ khiêu ni Bạc Ma vốn là một nàng công chúa xinh đẹp, có nhiều vương tôn công tử mang vàng bạc châu báu đến cầu hôn. Nhưng năm công chúa 16 tuổi, nàng bỗng nhiên mắc bệnh hủi. Từ đó nàng bị mọi người xa lánh, thậm chí đến phụ vương và mẫu hậu hằng ngày vốn yêu thương cũng hắt hủi nàng. Vì quá đau khổ, công chúa một mình rời bỏ hoàng cung, lẩn trốn trong hang trên ngọn núi tuyết không có người đặt chân đến, ngày đêm cầu nguyện Quan Thế Âm. Cứ như vậy trải qua 12 năm, cuối cùng nàng cũng gặp được Quán Thế Âm, hơn nữa bệnh hủi được chữa khỏi. Nàng thổ lộ với Bồ Tát tâm nguyện cứu độ chúng sinh của mình, ngài liền truyền thụ Mật pháp cho nàng. Từ đó về sau, mật pháp Quán Âm truyền thừa bởi tỳ khiêu ni Bạc Ma được lưu truyền rộng rãi. Cho đến nay, nghi thức quán đỉnh Quán Âm Thiên Thủ của phái Cách Lỗ phần lớn đều bắt nguồn từ truyền thừa này.
Nguồn: daquyvietnam.info/quan-am-thien-thu-phat-ban-menh-cua-nguoi-tuoi-ty-hoi/
Tương truyền, Quán Âm đã từng phát lời thề trước Phật A Di Đà độ tất cả chúng sinh thoát khỏi bể khổ luân hồi, nếu như phá vỡ lời thề thì thân này tan thành nghìn mảnh. Sau này, ngài độ hóa được chúng sinh trong đại kiếp, nhưng vẫn thấy vô số chúng sinh chịu sự đau khổ trong luân hồi, ứng lời thề mà thân vỡ thành 1000 mảnh. Lúc này thượng sư Phật A Di Đà gia trì cho tất cả mảnh vỡ th.ân thể của Quán Âm, trở thành Quán Âm Thiên Thủ và có thể dùng muôn cánh tay để cứu độ chúng sinh, thấm đẫm tình cảm xót thương chúng sinh sâu sắc. Vị Quán Âm này tổng cộng có 11 mặt, 3 mặt của tầng dưới cùng là mặt màu trắng ở giữa, mặt màu xanh bên phải, mà đỏ bên trái; 3 mặt của tầng giữa là mặt màu xanh ở giữa, đỏ bên phải, trắng bên trái; 3 mặt ở tầng trên là mặt đỏ ở giữa, trắng bên phải, xanh bên trái, 9 gương mặt này đều là thuộc tướng tịch tĩnh. Bên trên có một mặt mang tướng La sát phẫn nộ nhe nanh, tóc đỏ. Gương mặt trên cùng là tượng Phật Vô Lượng Quang màu đỏ, biểu thị thuyết pháp cho chúng sinh.
Tượng Quán Âm Thiên Thủ
Trong các Hóa tướng của Quán Âm, Quán Âm Thiên Thủ được các tín đồ sùng bái nhiều nhất. Pháp tu Quán Âm Thiên Thủ được lưu truyền rộng rãi bắt đầu ở hai vùng đất Hán, Tạng. Trong Mật bộ, Quán Âm Thiên Thủ thuộc Bản tôn Sự mật bộ.
Quán Âm Thiên Thủ có 8 cánh tay chính trong 1000 cánh tay, 2 cánh tay ở giữa chắp trước ngực cầm ngọc Ma ni. Vật cầm của 3 cánh tay bên phải là : Chuỗi tràng hạt (niệm châu), Kim luân, kết ấn Dữ nguyện. Vật cầm của 3 cánh tay bên trái là : Cành hoa sen chưa nở, cung tên, bảo bình, đại diện cho cứu khổ cứu nạn.
Quán Âm Thiên Thủ có nhiều loại truyền thừa, có 11 mặt 8 cánh tay, 14 tay…, nhưng ở đất Tạng lưu hành nhất là truyền thừa tỳ khiêu ni Bạc Ma. Truyền thừa này còn gắn với một truyền thuyết vô cùng đẹp nhưng bi thương.
Mặt đá Quán Âm Thiên Thủ hộ mệnh cho người tuổi Tý và tuổi Hợi
Tương truyền, tỳ khiêu ni Bạc Ma vốn là một nàng công chúa xinh đẹp, có nhiều vương tôn công tử mang vàng bạc châu báu đến cầu hôn. Nhưng năm công chúa 16 tuổi, nàng bỗng nhiên mắc bệnh hủi. Từ đó nàng bị mọi người xa lánh, thậm chí đến phụ vương và mẫu hậu hằng ngày vốn yêu thương cũng hắt hủi nàng. Vì quá đau khổ, công chúa một mình rời bỏ hoàng cung, lẩn trốn trong hang trên ngọn núi tuyết không có người đặt chân đến, ngày đêm cầu nguyện Quan Thế Âm. Cứ như vậy trải qua 12 năm, cuối cùng nàng cũng gặp được Quán Thế Âm, hơn nữa bệnh hủi được chữa khỏi. Nàng thổ lộ với Bồ Tát tâm nguyện cứu độ chúng sinh của mình, ngài liền truyền thụ Mật pháp cho nàng. Từ đó về sau, mật pháp Quán Âm truyền thừa bởi tỳ khiêu ni Bạc Ma được lưu truyền rộng rãi. Cho đến nay, nghi thức quán đỉnh Quán Âm Thiên Thủ của phái Cách Lỗ phần lớn đều bắt nguồn từ truyền thừa này.
Nguồn: daquyvietnam.info/quan-am-thien-thu-phat-ban-menh-cua-nguoi-tuoi-ty-hoi/