- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Cái thời sinh viên chỉ biết làm thêm với công việc truyền thống như: gia sư hay bưng bê ở các quán cà phê, quán nhậu, nhà hàng đã qua rồi. Hiện công việc làm thêm của sinh viên “VIP” hơn nhiều.
Nhiều sinh viên (SV) làm thêm bằng cách: lập các kênh phân phối sản phẩm, tạo nhóm tự kinh doanh hoặc làm chủ một công đoạn nào đó trong việc một xưởng sản xuất…
Nguyễn Văn Tùng, SV năm cuối, Trường ĐH Quy Nhơn (quê ở Hưng Yên) cho biết: “Những công việc làm thêm “ưa thích” của SV mình đều trải qua cả, tuy nhiên mấy công việc đó mình không mấy hứng thú nên đã chuyển qua hướng khác”, Tùng chia sẻ.
Sau đó, Tùng tìm đến những công việc không gò bó về thời gian để làm như bán hoa tươi, và hiện Tùng đang là người phân phối rượu cần trên địa bàn Bình Định và các tỉnh lân cận từ một hãng sản xuất rượu cần trên Đắk Lắk. Theo Tùng, công việc này giúp cậu chủ động được thời gian.
Nắm bắt được tâm lý ngại đi lại của những SV ở ký túc xá, Nguyễn Thị Vũ, SV năm cuối, Trường ĐH Quy Nhơn, đã hợp tác với một chủ quán cơm để phục vụ đến tận phòng cho những khách hàng là đồng môn. “Rất nhiều SV ở ký túc xá đi học về đều mệt mỏi và lười đi mua cơm, do đó mình nhận ra rằng việc có người đi mua giùm cơm sẽ là một nhu cầu rất cần thiết”, Vũ tâm sự.
Vũ cũng cho biết thêm, để làm được công việc này, Vũ và những người bạn phải lập nhóm và tất nhiên các thành viên trong nhóm phải có người học khác buổi để phục vụ khách hàng.
Nhiều SV đang theo học các trường tại Quy Nhơn có hoàn cảnh tương đối khó khăn nên làm thêm luôn là điều họ nghĩ tới. Tuy vậy, cũng không ít bạn phân vân là có nên làm thêm hay không khi đang học năm cuối. Nguyễn Thanh Trung, SV Khoa Kỹ thuật và Công nghệ, Trường ĐH Quang Trung, cho biết: “Ban đầu mình cũng định đi làm thêm nhưng năm cuối bài vở nhiều, lại phải lo làm đồ án nên thôi”.
Trao đổi về việc làm thêm của SV năm cuối, thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội SV Trường ĐH Quy Nhơn, thẳng thắn: “Hầu hết những bạn SV năm cuối đi làm thêm đều là những người đã từng trải qua với công việc này trong các năm trước. Đây là một điều khá hay vì như thế SV sẽ va chạm dần và tích lũy được kinh nghiệm sau khi ra trường, và sẽ là rất tốt nếu các bạn làm thêm đúng chuyên ngành mà mình đang theo học. Tuy nhiên, điều quan trọng là các bạn SV phải biết cách sắp xếp tốt giữa công việc và học tập”.
|
Tùng đang chuẩn bị rượu cần để giao cho khách. Ảnh: Xuân Khánh. |
Nguyễn Văn Tùng, SV năm cuối, Trường ĐH Quy Nhơn (quê ở Hưng Yên) cho biết: “Những công việc làm thêm “ưa thích” của SV mình đều trải qua cả, tuy nhiên mấy công việc đó mình không mấy hứng thú nên đã chuyển qua hướng khác”, Tùng chia sẻ.
Sau đó, Tùng tìm đến những công việc không gò bó về thời gian để làm như bán hoa tươi, và hiện Tùng đang là người phân phối rượu cần trên địa bàn Bình Định và các tỉnh lân cận từ một hãng sản xuất rượu cần trên Đắk Lắk. Theo Tùng, công việc này giúp cậu chủ động được thời gian.
Nắm bắt được tâm lý ngại đi lại của những SV ở ký túc xá, Nguyễn Thị Vũ, SV năm cuối, Trường ĐH Quy Nhơn, đã hợp tác với một chủ quán cơm để phục vụ đến tận phòng cho những khách hàng là đồng môn. “Rất nhiều SV ở ký túc xá đi học về đều mệt mỏi và lười đi mua cơm, do đó mình nhận ra rằng việc có người đi mua giùm cơm sẽ là một nhu cầu rất cần thiết”, Vũ tâm sự.
Vũ cũng cho biết thêm, để làm được công việc này, Vũ và những người bạn phải lập nhóm và tất nhiên các thành viên trong nhóm phải có người học khác buổi để phục vụ khách hàng.
Nhiều SV đang theo học các trường tại Quy Nhơn có hoàn cảnh tương đối khó khăn nên làm thêm luôn là điều họ nghĩ tới. Tuy vậy, cũng không ít bạn phân vân là có nên làm thêm hay không khi đang học năm cuối. Nguyễn Thanh Trung, SV Khoa Kỹ thuật và Công nghệ, Trường ĐH Quang Trung, cho biết: “Ban đầu mình cũng định đi làm thêm nhưng năm cuối bài vở nhiều, lại phải lo làm đồ án nên thôi”.
Trao đổi về việc làm thêm của SV năm cuối, thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội SV Trường ĐH Quy Nhơn, thẳng thắn: “Hầu hết những bạn SV năm cuối đi làm thêm đều là những người đã từng trải qua với công việc này trong các năm trước. Đây là một điều khá hay vì như thế SV sẽ va chạm dần và tích lũy được kinh nghiệm sau khi ra trường, và sẽ là rất tốt nếu các bạn làm thêm đúng chuyên ngành mà mình đang theo học. Tuy nhiên, điều quan trọng là các bạn SV phải biết cách sắp xếp tốt giữa công việc và học tập”.