- Tham gia
- 17/2/2014
- Bài viết
- 525
Hình như ở đó có hai khoảng trời tách biệt, một là cuộc sống sôi động, đầy toan tính của hiện tại, của cơn lốc thị trường, còn một bên là quá khứ bi tráng và đau thương của những con người mà giờ đây đã đời đời im lặng giữa tiếng thông reo và tiếng âm u của đại ngàn.
Trường Sơn, trong tiềm thức tuổi thơ tôi là kỷ niệm về một thời chưa xa, được ba đèo đi ngót chục cây số để xem đoàn đua xe đạp về nguồn, nhìn những cua rơ nhễ nhại leo dốc, quần áo đỏ quạch bụi đường trong tôi lại hiện lên câu hỏi ngây thơ của trẻ con “họ phải vất vả đạp xe lên cái xứ này để làm gì?”.
Đoạn đường toàn ngược dốc, gió Lào bỏng rát, hai bên đường đất sỏi cằn cỗi, chỉ độc có sim mua lúp xúp, trưa hè oi ả những đồi cỏ tranh hầm hập, hơi nóng táp vào mặt người đi đường, vậy mà năm nào đoàn đua cũng háo hức về nguồn và lũ nhóc chúng tôi lại khóc lóc vật vã đòi đi theo.
Vào cửa hàng bách hóa, ba cùng mấy ông bạn nhâm nhi chén rượu trắng còn tôi được phong kẹo lạc và chai nước cam con ngựa, thế là vui, thế là có cái về mà khoe khoang cùng đám bạn.
“Đây là Bến Tắt đây! Năm bảy hai bọn tôi vào, vừa vượt sông xong B52 ào đến rải thảm, đêm tối, lạ nước lạ cái không biết đâu mà lần”, hình như trong đôi mắt đã mờ đục của ba tôi, trên gương mặt già nua khắc khổ vì những lo toan cơm áo của người lính thời hậu chiến ánh lên nét hào sảng bi hùng của một thời hai mươi trận mạc. Hình như có cả đoàn quân trùng điệp, hồn nhiên và trẻ trung đang vượt sông Bến Hải và hình như còn có một chút thảng thốt, xúc động trong mắt ông mà tầm mắt trẻ thơ tôi không nhận ra.
Giá như không có cuộc chiến tranh. Giờ thì tôi hiểu vì sao những hàng thông ở đây thường vi vu điệu nhạc buồn như khúc bè trầm của thiên nhiên viếng hồn tử sĩ, để những người khách viễn du, những con người thường ngày hay toan tính vụn vặt, chỉ lo vơ vét cho ấm thân mình sẽ tự cảm thấy bé nhỏ, ngại ngùng trước họ - những hàng bia lạnh lẽo.
Chiều đã nhạt nắng nhưng không khí vẫn oi kinh khủng, bao nhiêu ngột ngạt của đất trời như nén lại. Chầu nhậu ở quán đặc sản rừng hình như đã đến đoạn cao trào, gương mặt các vị từ quan chức đến doanh nghiệp đỏ lừ, xen lẫn trong câu chuyện ồn ào huyên náo của họ là những câu chửi tục, khác hẳn vẻ đạo mạo thường thấy. Vẫn là những câu chuyện cũ, chuyện mấy cô tiếp viên quán này quán kia chân dài, ngực khủng, chuyện biển Đông cuộn sóng, lòng yêu nước bên những vại bia sủi bọt. Hình như họ đang lo cho cái nồi cơm của mình thì đúng hơn.
Những hàng bia trắng vẫn thẳng tắp như đoàn quân trước giờ xung trận và lặng yên lắng nghe giấc ngủ của đại ngàn.
-DT-
Trường Sơn, trong tiềm thức tuổi thơ tôi là kỷ niệm về một thời chưa xa, được ba đèo đi ngót chục cây số để xem đoàn đua xe đạp về nguồn, nhìn những cua rơ nhễ nhại leo dốc, quần áo đỏ quạch bụi đường trong tôi lại hiện lên câu hỏi ngây thơ của trẻ con “họ phải vất vả đạp xe lên cái xứ này để làm gì?”.
Đoạn đường toàn ngược dốc, gió Lào bỏng rát, hai bên đường đất sỏi cằn cỗi, chỉ độc có sim mua lúp xúp, trưa hè oi ả những đồi cỏ tranh hầm hập, hơi nóng táp vào mặt người đi đường, vậy mà năm nào đoàn đua cũng háo hức về nguồn và lũ nhóc chúng tôi lại khóc lóc vật vã đòi đi theo.
Vào cửa hàng bách hóa, ba cùng mấy ông bạn nhâm nhi chén rượu trắng còn tôi được phong kẹo lạc và chai nước cam con ngựa, thế là vui, thế là có cái về mà khoe khoang cùng đám bạn.
“Đây là Bến Tắt đây! Năm bảy hai bọn tôi vào, vừa vượt sông xong B52 ào đến rải thảm, đêm tối, lạ nước lạ cái không biết đâu mà lần”, hình như trong đôi mắt đã mờ đục của ba tôi, trên gương mặt già nua khắc khổ vì những lo toan cơm áo của người lính thời hậu chiến ánh lên nét hào sảng bi hùng của một thời hai mươi trận mạc. Hình như có cả đoàn quân trùng điệp, hồn nhiên và trẻ trung đang vượt sông Bến Hải và hình như còn có một chút thảng thốt, xúc động trong mắt ông mà tầm mắt trẻ thơ tôi không nhận ra.
Giá như không có cuộc chiến tranh. Giờ thì tôi hiểu vì sao những hàng thông ở đây thường vi vu điệu nhạc buồn như khúc bè trầm của thiên nhiên viếng hồn tử sĩ, để những người khách viễn du, những con người thường ngày hay toan tính vụn vặt, chỉ lo vơ vét cho ấm thân mình sẽ tự cảm thấy bé nhỏ, ngại ngùng trước họ - những hàng bia lạnh lẽo.
Chiều đã nhạt nắng nhưng không khí vẫn oi kinh khủng, bao nhiêu ngột ngạt của đất trời như nén lại. Chầu nhậu ở quán đặc sản rừng hình như đã đến đoạn cao trào, gương mặt các vị từ quan chức đến doanh nghiệp đỏ lừ, xen lẫn trong câu chuyện ồn ào huyên náo của họ là những câu chửi tục, khác hẳn vẻ đạo mạo thường thấy. Vẫn là những câu chuyện cũ, chuyện mấy cô tiếp viên quán này quán kia chân dài, ngực khủng, chuyện biển Đông cuộn sóng, lòng yêu nước bên những vại bia sủi bọt. Hình như họ đang lo cho cái nồi cơm của mình thì đúng hơn.
Những hàng bia trắng vẫn thẳng tắp như đoàn quân trước giờ xung trận và lặng yên lắng nghe giấc ngủ của đại ngàn.
-DT-