- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Ngày ba cưới má về chỉ có “thủ tục” rước dâu đơn giản. Nhà ông nội chỉ thêm một đôi đũa, cái chén và một chiếc gi.ường. Má và ba chung lưng đấu cật gầy dựng cuộc sống. Ba anh em tôi lần lượt ra đời.
Cuộc sống lo toan bộn bề. Nếp nhăn ngày một nhiều trên khuôn mặt má. Rồi anh em tôi lớn, cuộc sống gia đình khấm khá hơn. Anh em chúng tôi được đi học xa, mới biết mỗi năm đều ngày lễ phụ nữ. Rồi cả các màn tặng hoa tặng quà. Những thằng bạn của tôi lùng kiếm để tặng người yêu những món quá đắt giá. Tôi chưa có người yêu, nhưng cũng nôn nao muốn tặng quà. Quà cho má.
Má tôi ở quê. Những ngày lễ tôn vinh phụ nữ như 8/3, 20/10 hay kỷ niệm ngày cưới… đều là những việc xa xôi của ai đó chứ chẳng phải của mình. Năm ngoái xem ti-vi thấy tổ chức lễ hội linh đình tôn vinh phụ nữ, má chỉ cười: “Đàn bà xưa kia vẫn làm chuyện bình thường đó, nay răng mà phải tổ chức tốn kém rứa con hè? Để tiền đó lo cho tụi con ăn học có ích hơn không?”. Anh em tôi bảo: “Thời đại mới, cách nghĩ mới mà má!”.
Đến ngày Phụ nữ, tổ phụ nữ trong xóm tôi tổ chức liên hoan. Mỗi hộ gia đình góp năm mươi ngàn. Má suy tư, cả xóm ai cũng chung tiền, chẳng lẽ mình không chung thì cũng hơi kỳ. Trong khi má còn nghĩ, em tôi đã chạy đi đóng tiền trước cho các cô bên tổ hội. Khi má biết thì sự đã rồi. Đến ngày, má cũng hăng hái sang nấu nướng, ăn uống hát hò vui vẻ như bao chị, bao cô xóm giềng.
Má như trẻ ra hàng chục tuổi. Tối về má bảo, cả năm mới có một ngày, cũng vui thiệt. Anh Hai tôi cười: “Vậy mà hồi đầu má cứ đắn đo!”. Má thật thà giải thích: “Cũng không tính đi đâu mấy con. Nhưng rồi nghĩ, nếu má không đi, mọi người trong xóm sẽ cười các con lớn rồi, đi học giỏi dang mà có bà má vẫn suy nghĩ lạc hậu!”. Cả ba anh em tôi lặng đi, ngậm ngùi.
Cả đời má hi sinh cho các con. Ngay cả lý do của niềm vui, cũng là vì nghĩ cho con trước. Những người phụ nữ nông thôn như má tôi là vậy, quanh năm suốt tháng ít khi nghe được những lời ngọt ngào, càng ít khi nhận hoa quà tặng. Năm nay dù học xa, nhưng chắc chắn tôi phải mua cho má đôi dép mới gửi xe đò về kịp, rồi đúng ngày Phụ nữ sẽ gọi điện về quê chúc mừng má.
Cuộc điện thoại chắc cũng chỉ như mọi năm, chẳng có những từ kiểu “chúc mừng” hay lời hoa mỹ nào. Nhưng tôi chắc rằng má biết là thằng con trai xa nhà đang quan tâm má hơn trong những ngày này.
Cuộc sống lo toan bộn bề. Nếp nhăn ngày một nhiều trên khuôn mặt má. Rồi anh em tôi lớn, cuộc sống gia đình khấm khá hơn. Anh em chúng tôi được đi học xa, mới biết mỗi năm đều ngày lễ phụ nữ. Rồi cả các màn tặng hoa tặng quà. Những thằng bạn của tôi lùng kiếm để tặng người yêu những món quá đắt giá. Tôi chưa có người yêu, nhưng cũng nôn nao muốn tặng quà. Quà cho má.
Má tôi ở quê. Những ngày lễ tôn vinh phụ nữ như 8/3, 20/10 hay kỷ niệm ngày cưới… đều là những việc xa xôi của ai đó chứ chẳng phải của mình. Năm ngoái xem ti-vi thấy tổ chức lễ hội linh đình tôn vinh phụ nữ, má chỉ cười: “Đàn bà xưa kia vẫn làm chuyện bình thường đó, nay răng mà phải tổ chức tốn kém rứa con hè? Để tiền đó lo cho tụi con ăn học có ích hơn không?”. Anh em tôi bảo: “Thời đại mới, cách nghĩ mới mà má!”.
Đến ngày Phụ nữ, tổ phụ nữ trong xóm tôi tổ chức liên hoan. Mỗi hộ gia đình góp năm mươi ngàn. Má suy tư, cả xóm ai cũng chung tiền, chẳng lẽ mình không chung thì cũng hơi kỳ. Trong khi má còn nghĩ, em tôi đã chạy đi đóng tiền trước cho các cô bên tổ hội. Khi má biết thì sự đã rồi. Đến ngày, má cũng hăng hái sang nấu nướng, ăn uống hát hò vui vẻ như bao chị, bao cô xóm giềng.
Má như trẻ ra hàng chục tuổi. Tối về má bảo, cả năm mới có một ngày, cũng vui thiệt. Anh Hai tôi cười: “Vậy mà hồi đầu má cứ đắn đo!”. Má thật thà giải thích: “Cũng không tính đi đâu mấy con. Nhưng rồi nghĩ, nếu má không đi, mọi người trong xóm sẽ cười các con lớn rồi, đi học giỏi dang mà có bà má vẫn suy nghĩ lạc hậu!”. Cả ba anh em tôi lặng đi, ngậm ngùi.
Cả đời má hi sinh cho các con. Ngay cả lý do của niềm vui, cũng là vì nghĩ cho con trước. Những người phụ nữ nông thôn như má tôi là vậy, quanh năm suốt tháng ít khi nghe được những lời ngọt ngào, càng ít khi nhận hoa quà tặng. Năm nay dù học xa, nhưng chắc chắn tôi phải mua cho má đôi dép mới gửi xe đò về kịp, rồi đúng ngày Phụ nữ sẽ gọi điện về quê chúc mừng má.
Cuộc điện thoại chắc cũng chỉ như mọi năm, chẳng có những từ kiểu “chúc mừng” hay lời hoa mỹ nào. Nhưng tôi chắc rằng má biết là thằng con trai xa nhà đang quan tâm má hơn trong những ngày này.
Theo SVVN