POC là gì? Cách triển khai Proof of Concept hiệu quả cho doanh nghiệp

Tienhoang99

Thành viên
Tham gia
13/9/2023
Bài viết
3
POC là một thuật ngữ được ra đời khá lâu và được sử dụng rất nhiều trong đời sống. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm cũng như cách để triển khai POC hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về POC là gì, cách thực hiện POC tối ưu cho doanh nghiệp và ứng dụng của POC trong các lĩnh vực cụ thể trong bài viết dưới đây.

POC là gì?​

POC tên đầy đủ là Proof of Concept (Bằng chứng về khái niệm), là một hình thức tiến hành thử nghiệm một phương pháp hoặc một ý tưởng nào đó, để chứng minh chúng thực sự khả thi và hoàn toàn có khả năng ứng dụng vào cuộc sống.

Thuật ngữ Proof of Concept đang được rất nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng, mang lại nhiều giá trị to lớn cho cuộc sống hàng ngày và công việc của con người. Về cơ bản, quy mô triển khai của POC thường nhỏ và có thể được hoàn thành hoặc không cần hoàn thành. Nguyên nhân bởi POC chỉ là một thử nghiệm để khẳng định tính khả thi của dự án và có thể dừng lại nếu thất bại.

Lịch sử ra đời của POC là gì?​

Vào năm 1967, cụm từ Proof of Concept ra đời và đã phổ biến nhiều trong giới khoa học kỹ thuật. Với lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 1 năm 1967 ở trong cuốn từ điển Oxford English được viết bởi Los Angeles Times. Mọi người đều cho rằng POC được tạo ra bởi Bruce Carsten.

Cho tới năm 1969 thì định nghĩa về POC mới được hoàn chỉnh. Lúc đó Proof of Concept được định nghĩa là một quá trình của sự phát triển, trong đó phần cứng của thử nghiệm được xây dựng và chạy thử để khám phá và chứng minh tính khả thi trong thực tiễn.

Tại thời điểm đó, Proof of Concept là một thuật ngữ được tạo ra chỉ để phục vụ trong ngành kỹ thuật và công nghệ thông tin. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại POC không chỉ phục vụ cho lĩnh vực này mà còn được triển khai mở rộng ra rất nhiều ngành khác nhau như y tế, bảo hiểm, chế tạo thử nghiệm thuốc, sản xuất phim, ngành kinh doanh, ngành kỹ sư, ngành bảo mật thông tin,…

https://vietnix.vn/wordpress-hosting/

Lợi ích của POC đối với doanh nghiệp là gì?​

Chắc chắn sẽ có rất nhiều người dùng thắc mắc tại sao Proof of Concept lại thu hút được nhiều doanh nghiệp sử dụng đến vậy. Dưới đây là những lợi ích chính mà quá trình này mang lại:

  • Đánh giá tính khả thi của dự án: Triển khai POC sẽ giúp doanh nghiệp biết được chiến dịch này có hiệu quả hay không, có cần triển khai tiếp hay không. Nếu không thấy được tính khả thi của chiến dịch thì các doanh nghiệp có thể dừng dự án ngay.
  • Tiết kiệm nguồn lực công ty: Thông qua dữ liệu thu về từ POC có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt khối lượng công việc và chi phí đầu tư cho những dự án không hiệu quả. Đồng thời giảm bớt rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện các dự án.
  • Tăng tỷ lệ đàm phán: Các bằng chứng thực tiễn về dự án sẽ giúp các doanh nghiệp có lợi hơn khi tiến hành tranh luận với khách hàng hoặc với đối tác kinh doanh. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, vừa có thể cải thiện kết quả của cuộc tranh luận, vừa có thể thuyết phục khách hàng và đối tác đồng ý với phương án của mình. Và nếu đang có người có ý kiến trái chiều về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp thì cũng có thể thuyết phục họ đổi ý nhanh chóng.
>>> Xem thêm: Partner là gì? Những lưu ý khi chọn đối tác kinh doanh trong doanh nghiệp

Hướng dẫn 5 bước thực hiện POC hiệu quả​

Mỗi một ngành nghề kinh doanh khác nhau thì sẽ có những cách thực hiện Proof of Concept khác nhau. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì POC sẽ được các doanh nghiệp triển khai theo 5 bước sau:

1. Xác định đúng cơ hội​

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định cơ hội để triển khai POC cho dự án của mình. Để làm được điều này doanh nghiệp bạn cần phải phối hợp và làm việc trực tiếp với các chuyên gia trong ngành. Dựa vào các nguồn lực triển khai hiện có và kinh nghiệm chuyên môn để phân tích ra khi nào thì nên triển khai POC để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

2. Mô tả lại vấn đề cần triển khai và các số liệu liên quan​

Sau khi phân tích và xác định được cơ hội để thực hiện POC, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu rõ vấn đề sắp triển khai là gì, đang được triển khai với mục đích gì và chi phí mà doanh nghiệp bạn phải chi ra là bao nhiêu. Tiếp sau đó, việc mà doanh nghiệp bạn cần làm đó là phân loại chúng thành các hạng mục có liên quan với nhau một cách khoa học nhất.

3. Xây dựng và thực hiện triển khai POC​

Doanh nghiệp nếu muốn nhận về kết quả nhanh chóng thì cần phải xây dựng mô hình triển khai tối ưu dựa trên các số liệu đã có sẵn ở bước 2 để tiến hành thử nghiệm. Trong quá trình thử nghiệm, Proof of Concept sẽ giúp kiểm tra độ chính xác của mô hình. Từ đó có thể giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác hơn cho dự án đang triển khai và đưa ra các giải pháp điều chỉnh cho phù hợp.

4. Thẩm định lại giá trị của doanh nghiệp​

Các yếu tố mà đội ngũ kỹ sư của doanh nghiệp sử dụng để thẩm định là mức độ đo lường, cấu trúc của thiết kế và kết quả của thử nghiệm. Ngoài ra để đánh giá được chất lượng khi triển khai POC, các doanh nghiệp còn dựa vào mức độ hoàn hiện của dự án, tính chính xác và thời điểm triển khai của từng quy trình. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể xây dựng những giải pháp hiệu quả nhằm cải thiện cho quy mô dự án hay độ linh hoạt.

5. Mở rộng quy mô cho Proof of Concept của doanh nghiệp​

Nếu doanh nghiệp bạn nhận thấy triển khai Proof of Concept đang mang lại hiệu quả khả quan cho dự án thì nên triển khai mở rộng thêm POC để tăng khả năng suy luận, tạo điều kiện để phát triển cơ sở vật chất. Hơn hết, điều này giúp doanh nghiệp có thể tự điều chỉnh và tối ưu hóa lại giải pháp POC đang triển khai.

1695092518658.png

Ứng dụng của POC​

Như đã nói ở trên, Proof of Concept không còn bị gò bó trong ngành kỹ thuật và công nghệ thông tin. Hiện tại, POC đã có mặt trong rất nhiều lĩnh vực dịch vụ khác nhau và ứng dụng của POC cũng được triển khai rộng rãi với nhiều mục đích. Dưới đây, Vietnix sẽ đưa ra một số ngành tiêu biểu đang triển khai POC hiệu quả nhất.

POC trong đánh giá thị trường​

Bất kỳ một doanh nghiệp hay công ty, thậm chí là các đơn vị mới thành lập đều có thể sử dụng POC để đánh giá tiềm năng cho sản phẩm, dịch vụ,… xem có được thị trường và người tiêu dùng đón nhận hay không. Công việc mà họ cần phải triển khai đó là: Nghiên cứu thị trường, đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ, khảo sát nhu cầu sử dụng của người dùng,… để từ đó đưa ra được những phương án và thay đổi sao cho phù hợp nhất.

Ví dụ: Coca-Cola trước khi đẩy sản phẩm vào thị trường Nhật Bản đã tiến hành POC để phân tích khẩu vị của người dân Nhật Bản và nhận thấy đây là một đất nước không thích đồ ngọt. Cho nên Coca-Cola ở Nhật có hương vị ngọt thanh và không quá ngọt giống như nhiều phiên Coca bản khác trên thị trường.
 
×
Quay lại
Top Bottom