Đức Minh 1905
Thành viên
- Tham gia
- 19/8/2016
- Bài viết
- 2
Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao (Transactional Net Margin Method - TNMM)
Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao có tính chất gần giống với phương pháp giá bán lại và phương pháp chiết tách lợi nhuận. Theo phương pháp này thì lợi nhuận thu được từ các bên liên kết sau khi đã trừ đi các định phí và biến phí liên quan, được so sánh với tỷ lệ phần trăm của một chỉ tiêu cơ sở nào đó, ví dụ như là doanh số bán hàng, tổng giá vốn hàng bán ra hay tổng giá trị tài sản, thích hợp nhất là so sánh với lợi nhuận của các chuyển giao độc lập khác. Trong trường hợp không tồn tại các chuyển giao độc lập có thể so sánh đối với công ty con trong một tập đoàn thì ta cũng có thể lấy lợi nhuận thu được trong các chuyển giao có thể so sánh được của hai công ty không liên kết khác làm cơ sở. Sự so sánh các chuyển giao liên kết và không liên kết có thể trở nên rõ ràng hơn khi ta tiến hành phân tích cơ chế của các chuyển giao đó. Các điều chỉnh mang tính chất định lượng cần phải áp dụng cho các khác biệt về mặt vật chất giữa các chuyển giao liên kết và các chuyển giao độc lập và rõ ràng việc áp dụng các điều chỉnh dựa trên nguyên tắc căn bản giá thị trường sẽ làm giảm sự khác biệt giữa hai loại chuyển giao đang đề cập.
Do phương pháp này tập trung vào phân tích lợi nhuận phát sinh từng nghiệp vụ chuyển giao một cách riêng lẻ, nên phương pháp này sẽ bị gặp khó khăn khi các nghiệp vụ phát sinh có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau. Các chuyển giao mang tính chất đa dạng và phức tạp sẽ khó tìm được các giao dịch tương ứng để có thể so sánh được.
Dựa vào các phương pháp mà OECD hướng dẫn như trên các MNC sẽ lựa chọn cho mình một phương pháp định giá chuyển giao phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời, các phương pháp này là công cụ hữu hiệu cho các quốc gia giám sát các hoạt động chuyển giá mà các MNC thực hiện nhằm hạn chế các tác hại tiêu cực của hoạt động chuyển giá đối với nền kinh tế.
Để có cái nhìn tổng quan hơn về 4 phương pháp này, ta có bảng so sánh các phương pháp định giá chuyển giao:
>>> Các hình thức chuyển giá tiêu biểu
Bảng 1.1: Các phương pháp chống chuyển giá
Các phương pháp chống chuyển giá
Trường hợp đặc thù có thể áp dụng
Phương pháp giá tự do có thể so sánh được
- Định giá chuyển giao đối với TSCĐ vô hình
- Định giá chuyển giao với hàng hóa
-Địnhgiá chuyển giao với khoản vay, hỗ trợ tài chính
Phương pháp giá bán lại
- Định giá chuyển giao cung cấp các dịch vụ
- Định giá chuyển giao nguyên vật liệu, bán thành phẩm
- Định giá chuyển giao với các hợp đồng mua bán dài hạn
Phương pháp giá vốn cộng lãi
- Định giá chuyển giao trong phân phối các sản phẩm
Phương pháp chiết tách lợi nhuận
- Định giá chuyển giao trường hợp dịch vụ được tạo ra bởi nhiều nhà cung cấp
Phương pháp so sánh lợi nhuận
- Định giá chuyển giao cung cấp các dịch vụ
- Định giá chuyển giao trong phân phối sản phẩm khi sử dụng phương pháp giá bán lại không hiệu quả
- Định giá chuyển giao đối với bán thành phẩm
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao có tính chất gần giống với phương pháp giá bán lại và phương pháp chiết tách lợi nhuận. Theo phương pháp này thì lợi nhuận thu được từ các bên liên kết sau khi đã trừ đi các định phí và biến phí liên quan, được so sánh với tỷ lệ phần trăm của một chỉ tiêu cơ sở nào đó, ví dụ như là doanh số bán hàng, tổng giá vốn hàng bán ra hay tổng giá trị tài sản, thích hợp nhất là so sánh với lợi nhuận của các chuyển giao độc lập khác. Trong trường hợp không tồn tại các chuyển giao độc lập có thể so sánh đối với công ty con trong một tập đoàn thì ta cũng có thể lấy lợi nhuận thu được trong các chuyển giao có thể so sánh được của hai công ty không liên kết khác làm cơ sở. Sự so sánh các chuyển giao liên kết và không liên kết có thể trở nên rõ ràng hơn khi ta tiến hành phân tích cơ chế của các chuyển giao đó. Các điều chỉnh mang tính chất định lượng cần phải áp dụng cho các khác biệt về mặt vật chất giữa các chuyển giao liên kết và các chuyển giao độc lập và rõ ràng việc áp dụng các điều chỉnh dựa trên nguyên tắc căn bản giá thị trường sẽ làm giảm sự khác biệt giữa hai loại chuyển giao đang đề cập.
Do phương pháp này tập trung vào phân tích lợi nhuận phát sinh từng nghiệp vụ chuyển giao một cách riêng lẻ, nên phương pháp này sẽ bị gặp khó khăn khi các nghiệp vụ phát sinh có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau. Các chuyển giao mang tính chất đa dạng và phức tạp sẽ khó tìm được các giao dịch tương ứng để có thể so sánh được.
Dựa vào các phương pháp mà OECD hướng dẫn như trên các MNC sẽ lựa chọn cho mình một phương pháp định giá chuyển giao phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời, các phương pháp này là công cụ hữu hiệu cho các quốc gia giám sát các hoạt động chuyển giá mà các MNC thực hiện nhằm hạn chế các tác hại tiêu cực của hoạt động chuyển giá đối với nền kinh tế.
Để có cái nhìn tổng quan hơn về 4 phương pháp này, ta có bảng so sánh các phương pháp định giá chuyển giao:
>>> Các hình thức chuyển giá tiêu biểu
Bảng 1.1: Các phương pháp chống chuyển giá
Các phương pháp chống chuyển giá
Trường hợp đặc thù có thể áp dụng
Phương pháp giá tự do có thể so sánh được
- Định giá chuyển giao đối với TSCĐ vô hình
- Định giá chuyển giao với hàng hóa
-Địnhgiá chuyển giao với khoản vay, hỗ trợ tài chính
Phương pháp giá bán lại
- Định giá chuyển giao cung cấp các dịch vụ
- Định giá chuyển giao nguyên vật liệu, bán thành phẩm
- Định giá chuyển giao với các hợp đồng mua bán dài hạn
Phương pháp giá vốn cộng lãi
- Định giá chuyển giao trong phân phối các sản phẩm
Phương pháp chiết tách lợi nhuận
- Định giá chuyển giao trường hợp dịch vụ được tạo ra bởi nhiều nhà cung cấp
Phương pháp so sánh lợi nhuận
- Định giá chuyển giao cung cấp các dịch vụ
- Định giá chuyển giao trong phân phối sản phẩm khi sử dụng phương pháp giá bán lại không hiệu quả
- Định giá chuyển giao đối với bán thành phẩm
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)