- Tham gia
- 5/10/2017
- Bài viết
- 1.322
Những bộ trang phục màu sắc tươi tắn vừa mới mua mà giặt một cái đã bị phai màu quả thực là việc khiến chúng ta cực kỳ khó chịu. May mắn là có nhiều cách có thể giúp bạn khôi phục lại màu sắc bắt mắt cho chúng. Đôi khi, chất tẩy rửa tích tụ sẽ khiến quần áo trông xỉn màu hơn. Nếu là vậy, bạn chỉ cần thêm một chút muối hoặc giấm khi giặt là quần áo sẽ lại như mới. Nếu quần áo bay màu do quá trình sử dụng và giặt rũ thường ngày, bạn có thể hồi sinh chúng bằng thuốc nhuộm! Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số nguyên liệu phổ biến trong nhà, chẳng hạn như muối nở, cà phê hoặc nước oxy già.
Phương pháp 1: Phục hồi màu sắc tươi sáng bằng muối
1. Cho quần áo bị phai màu và nước giặt vào máy giặt
Quần áo bị phai màu sau một vài lần giặt có thể là do chất tẩy rửa trong nước giặt tích tụ lại. Việc thêm muối khi giặt sẽ đánh tan các tích tụ này, giúp quần áo trở lại như mới.
Bột giặt sẽ dễ để lại cặn hơn so với nước giặt.
2. Thêm 1/2 cốc (150 g) muối vào chu trình giặt
Sau khi đã cho quần áo và nước giặt vào máy giặt, bạn sẽ đổ thêm khoảng 1/2 cốc (150 g) muối vào lồng giặt. Ngoài tác dụng phục hồi màu cho quần áo, muối còn giúp ngăn quần áo mới bị phai màu ngay từ đầu.
Bạn có thể thêm muối vào mỗi lần giặt.
Bạn có thể dùng muối tinh thông thường hoặc muối siêu mịn, tránh dùng muối biển thô vì chúng có thể sẽ không tan hoàn toàn trong máy giặt.
Muối cũng là một chất tẩy vết bẩn hiệu quả, đặc biệt là vết máu, nấm mốc và mồ hôi.
3. Làm khô quần áo như bình thường
Sau khi giặt xong, bạn hãy lấy quần áo ra và kiểm tra màu sắc. Nếu đã hài lòng, bạn có thể mang quần áo đi phơi hoặc làm khô bằng máy sấy; nếu quần áo vẫn xỉn màu, hãy thử giặt lại với giấm.
Có thể bạn sẽ cần nhuộm lại màu nếu quần áo đã phai màu do giặt nhiều lần.
Phương pháp 2: Dùng giấm để xử lý chất tẩy rửa tích tụ
1. Thêm ½ cốc (120 ml) giấm trắng vào máy giặt
Nếu dùng máy giặt cửa trên, bạn có thể đổ giấm trực tiếp và lồng giặt hoặc thêm vào ngăn nước làm mềm vải nếu dùng máy giặt cửa ngang. Giấm sẽ giúp phá vỡ các chất tẩy rửa hoặc chất khoáng trong nước cứng tích tụ lại, nhờ vậy mà quần áo sẽ sáng màu hơn.
Giấm cũng giúp ngăn ngừa các chất này tích tụ ngày từ đầu, do vậy đây là cách hữu hiệu để giữ màu cho quần áo mới.
Lời khuyên: Để làm sạch sâu hơn, bạn cũng có thể hoà 1 cốc (240 ml) giấm trắng vào 3,8 L nước ấm, ngâm quần áo vào nước giấm khoảng 20-30 phút, sau đó đem giặt như bình thường.
2. Giặt quần áo với nước lạnh ở chế độ giặt thường
Bạn sẽ cho quần áo bị phai màu vào máy giặt, thêm nước giặt và bật máy. Thường thì bạn chỉ cần ngâm quần áo vào giấm trước khi giặt là quần áo sẽ sáng màu hơn.
Bạn cần chọn chế độ giặt phù hợp với từng loại vải. Ví dụ, với quần áo làm từ chất liệu mỏng như lụa hay ren thì nên dùng chế độ giặt nhẹ. Với các chất vải bền hơn như cotton hay denim thì có thể dùng chế độ giặt thường.
3. Phơi quần áo hoặc làm khô bằng máy sấy
Giấm trên quần áo sẽ được loại bỏ hết trong chu trình xả nên đồ giặt xong sẽ không còn mùi giấm. Bạn có thể phơi hoặc sấy khô quần áo tùy theo hướng dẫn sử dụng quần áo hoặc thói quen của bản thân.
Nếu mùi giấm còn sót lại một chút, bạn có thể phơi quần áo ngoài trời hoặc đặt một tấm giấy thơm quần áo vào máy sấy, mùi giấm sẽ biến mất hoàn toàn khi quần áo khô.
Nếu quần áo vẫn xỉn màu thì có thể thuốc nhuộm trên quần áo đã bị phai và bạn sẽ cần tiến hành nhuộm lại.
Phương pháp 3: Nhuộm để làm mới màu quần áo
1. Kiểm tra mác hướng dẫn sử dụng để biết chất liệu của trang phục có nhuộm được hay không.
Một số loại vải sẽ ăn màu thuốc nhuộm hơn các loại khác, vậy nên trước khi nhuộm để phục hồi
màu cho quần áo, bạn cần kiểm tra lại mác để xem quần áo được làm từ chất liệu gì. Nếu được làm từ ít nhất 60% sợi tự nhiên, chẳng hạn như cotton, tơ, lanh, gai, len hoặc tơ nhân tạo hay ni lông thì nhiều khả năng quần áo sẽ lên màu tốt khi nhuộm.
Khi nhuộm, quần áo có chất liệu hỗn hợp cả sợi tự nhiên và sợi nhân tạo sẽ không lên màu đậm như quần áo làm hoàn toàn từ chất liệu tự nhiên.
Quần áo làm từ sợi acrylic, spandex, polyester hoặc sợi kim loại, hoặc trên nhãn ghi “Dry Clean Only” (Chỉ giặt khô) có thể sẽ không ăn màu nhuộm hoặc lên màu rất ít.
Lời khuyên: Bạn cần giặt quần áo sạch sẽ trước khi nhuộm. Các đốm bẩn hay vết bẩn sẽ ngăn thuốc nhuộm thấm đều vào vải.
2. Chọn thuốc nhuộm giống với màu nguyên bản của quần áo nhất có thể
Nếu muốn quần áo trông đẹp như mới, bạn nên mang theo quần áo đến trung tâm thương mại, hiệu bán hàng thủ công hoặc hàng vải để mua thuốc nhuộm. Hãy cố gắng tìm loại màu giống màu gốc nhất để quần áo có màu sáng và tự nhiên sau khi nhuộm.
Nếu muốn nhuộm màu khác,bạn sẽ cần dùng thuốc tẩy màu quần áo trước.
3. Bảo vệ da và khu vực xung quanh khỏi thuốc nhuộm
Bạn hãy phủ báo, vải bạt hoặc túi rác xung quanh để nếu thuốc nhuộm bắn ra ngoài cũng không làm bẩn bàn, tủ hay sàn nhà. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị trước vài mảnh vải cũ hoặc khăn giấy để nhanh chóng lau thuốc nhuộm té ra ngoài khi cần. Cuối cùng, hãy mặc quần áo cũ và đeo găng tay dày để tránh bị dính thuốc nhuộm.
Việc bảo vệ tay là rất quan trọng, da tay có thể bị kích ứng nếu tiếp xúc với thuốc nhuộm.
4. Đổ nước nóng khoảng 49-60°C vào chậu to
Hầu hết các loại bình nóng lạnh dùng trong gia đình được đặt ở nhiệt độ tối đa là 49°C, một số có thể lên tới 60°C, vậy nên bạn có thể dùng nước nóng nhất lấy trực tiếp từ bình nóng lạnh. Tuy nhiên, nếu muốn dùng nước nóng hơn, bạn có thể đun nước trên bếp đến khi gần sôi, hoặc khoảng 93°C, sau đó đổ nước vào một chiếc nồi, xô, chậu to hoặc đổ trực tiếp vào máy giặt cửa trên.
Bạn sẽ cần khoảng 11 L nước cho 0,5 Kg quần áo.
Xô hoặc nồi sẽ phù hợp để nhuộm quần áo mỏng hoặc quần áo trẻ em. Bạn hãy dùng một chiếc chậu nhựa lớn hoặc máy giặt để nhuộm các loại trang phục giày hơn như áo len hay quần bò.
Mỗi chiếc quần áo nặng từ 0.2-0.4 kg.
5. Hoà thuốc nhuộm và muối vào một cốc nước nhỏ, sau đó đổ vào chậu
Bạn hãy xem hướng dẫn sử dụng để biết chính xác lượng thuốc nhuộm cần dùng. Thường thì bạn cần dùng khoảng ½ chai thuốc nhuộm cho mỗi 0,5 kg quần áo. Để thuốc nhuộm lên màu tốt hơn, hãy thêm ½ cốc (150 g) muối cho mỗi 0,5 kg quần áo. Khoắng đều thuốc nhuộm và muối trong một cốc nước ấm nhỏ cho đến khi chúng tan hoàn toàn. Sau đó, đổ hỗn hợp thuốc nhuộm và muối vào chậu nước to và dùng muôi kim loại cán dài hoặc kẹp gắp đảo đều.
Để dễ dàng dọn dẹp, bạn có thể dùng que gỗ hoặc thìa nhựa để khuấy thuốc nhuộm trong cốc nhỏ, sau khi làm xong, bạn chỉ cần bỏ chúng đi là được.
6. Cho quần áo vào ngâm từ 30-60 phút và đảo thường xuyên
Bạn sẽ cho quần áo vào chậu thuốc nhuộm và dùng muôi hoặc kẹp gắp nhấn quần áo xuống nước sao cho chúng ngập nước hoàn toàn. Để thuốc nhuộm ngấm đều vào vải, bạn hãy đảo đều quần áo khoảng 5-10 phút một lần, như vậy sẽ tránh được các nếp gấp hoặc nếp nhăn ngăn thuốc nhuộm nhấm vào vải.
Bạn càng đảo nhiều thì thuốc nhuộm sẽ càng ngấm đều. Nhiều người thích đảo quần áo liên tục, một số khác thì cho rằng chỉ cần đảo khoảng một vài phút một lần là đủ.
7. Lấy quần áo ra và xả qua với nước lạnh
Khi ngâm đủ lâu, hoặc khi thấy màu đã lên đủ đậm, bạn sẽ dùng kẹp gắp hoặc muôi cẩn thận nhấc quần áo ra khỏi chậu thuốc nhuộm, cho quần áo vào một chậu khác và xả dưới vòi nước mát cho đến khi nước trong.
Quần áo sẽ có màu đậm hơn còn ướt, bạn cần lưu ý điều này khi kiểm tra màu nhuộm xem đã được hay chưa.
Rửa chậu ngay để chậu không bị dính màu nhuộm.
8. Giặt riêng quần áo bằng chế độ giặt lạnh
Nếu đã hài lòng với màu nhuộm, bạn hãy lộn trái quần áo và cho vào máy giặt. Dù đã xả gần như hết thuốc nhuộm trên quần áo, nhưng thuốc nhuộm vẫn sẽ ngấm ra khi giặt bằng máy, do vậy bạn không nên giặt thêm gì khác trong máy giặt nếu không muốn chúng bị dính màu nhuộm. Tiếp theo, bạn sẽ bật máy giặt ở chế độ giặt nhẹ bằng nước lạnh.
Lộn trái khi giặt sẽ giúp bảo vệ màu của quần áo.
9. Làm khô quần áo để xem màu cuối cùng
Bạn có thể phơi hoặc sấy khô quần áo bằng máy sấy tùy vào loại vải và sở thích cá nhân. Dù là cách nào thì khi quần áo khô, bạn hãy kiểm tra lại xem thuốc nhuộm có lên màu đều không và đã hài lòng với kết quả hay chưa.
Nếu muốn, bạn có thể nhuộm lại lần nữa
Phương pháp 4: Dùng các nguyên liệu khác
1. Thêm muối nở vào máy giặt để làm sáng quần áo trắng
Muối nở cũng là một nguyên liệu có thể giúp quần áo sáng màu hơn, đặc biệt là quần áo trắng. Bạn chỉ cần thêm ½ cốc (90 g) muối nở vào lồng giặt cùng quần áo và nước giặt thông thường.
Dùng muối nở cũng là một cách tuyệt vời để khử mùi quần áo!
2. Làm mới quần áo đen bằng cách ngâm trong cà phê hoặc trà
Nếu muốn làm mới quần áo đen bằng cách đơn giản và tiết kiệm, bạn hãy pha 2 cốc (470 ml) trà đen hoặc cà phê thật đặc. Bạn cho quần áo vào máy giặt và giặt như bình thường, nhưng cần đứng cạnh canh chừng. Khi chu trình xả bắt đầu, hãy mở nắp máy giặt và đổ cà phê hoặc trà vào, sau đó đợi máy giặt xong và phơi khô quần áo.
Sấy khô quần áo đen bằng máy sấy sẽ khiến quần áo phai màu nhanh hơn.
3. Làm sáng quần áo bằng cách thêm hạt tiêu đen vào máy giặt
Bạn sẽ cho quần áo vào giặt như bình thường, sau đó thêm khoảng 2-3 thìa cà phê (8-12 g) hạt tiêu đen xay vào giặt chung. Các chất tích tụ sẽ được đánh tan và bã hạt tiêu sẽ được loại bỏ trong chu trình xả
4. Làm sáng quần áo trắng bằng nước oxy già
Bạn sẽ muốn tẩy quần áo trắng bị xỉn màu sau vài lần giặt, tuy nhiên nếu làm vậy vải sẽ dễ bị mục và phai màu theo thời gian. Thay vì tẩy, bạn hãy thêm 1 cốc (240 ml) nước oxy già vào nước giặt và giặt quần áo như bình thường.
Phương pháp 1: Phục hồi màu sắc tươi sáng bằng muối
Quần áo bị phai màu sau một vài lần giặt có thể là do chất tẩy rửa trong nước giặt tích tụ lại. Việc thêm muối khi giặt sẽ đánh tan các tích tụ này, giúp quần áo trở lại như mới.
Bột giặt sẽ dễ để lại cặn hơn so với nước giặt.
Sau khi đã cho quần áo và nước giặt vào máy giặt, bạn sẽ đổ thêm khoảng 1/2 cốc (150 g) muối vào lồng giặt. Ngoài tác dụng phục hồi màu cho quần áo, muối còn giúp ngăn quần áo mới bị phai màu ngay từ đầu.
Bạn có thể thêm muối vào mỗi lần giặt.
Bạn có thể dùng muối tinh thông thường hoặc muối siêu mịn, tránh dùng muối biển thô vì chúng có thể sẽ không tan hoàn toàn trong máy giặt.
Muối cũng là một chất tẩy vết bẩn hiệu quả, đặc biệt là vết máu, nấm mốc và mồ hôi.
Sau khi giặt xong, bạn hãy lấy quần áo ra và kiểm tra màu sắc. Nếu đã hài lòng, bạn có thể mang quần áo đi phơi hoặc làm khô bằng máy sấy; nếu quần áo vẫn xỉn màu, hãy thử giặt lại với giấm.
Có thể bạn sẽ cần nhuộm lại màu nếu quần áo đã phai màu do giặt nhiều lần.
Phương pháp 2: Dùng giấm để xử lý chất tẩy rửa tích tụ
Nếu dùng máy giặt cửa trên, bạn có thể đổ giấm trực tiếp và lồng giặt hoặc thêm vào ngăn nước làm mềm vải nếu dùng máy giặt cửa ngang. Giấm sẽ giúp phá vỡ các chất tẩy rửa hoặc chất khoáng trong nước cứng tích tụ lại, nhờ vậy mà quần áo sẽ sáng màu hơn.
Giấm cũng giúp ngăn ngừa các chất này tích tụ ngày từ đầu, do vậy đây là cách hữu hiệu để giữ màu cho quần áo mới.
Lời khuyên: Để làm sạch sâu hơn, bạn cũng có thể hoà 1 cốc (240 ml) giấm trắng vào 3,8 L nước ấm, ngâm quần áo vào nước giấm khoảng 20-30 phút, sau đó đem giặt như bình thường.
Bạn sẽ cho quần áo bị phai màu vào máy giặt, thêm nước giặt và bật máy. Thường thì bạn chỉ cần ngâm quần áo vào giấm trước khi giặt là quần áo sẽ sáng màu hơn.
Bạn cần chọn chế độ giặt phù hợp với từng loại vải. Ví dụ, với quần áo làm từ chất liệu mỏng như lụa hay ren thì nên dùng chế độ giặt nhẹ. Với các chất vải bền hơn như cotton hay denim thì có thể dùng chế độ giặt thường.
Giấm trên quần áo sẽ được loại bỏ hết trong chu trình xả nên đồ giặt xong sẽ không còn mùi giấm. Bạn có thể phơi hoặc sấy khô quần áo tùy theo hướng dẫn sử dụng quần áo hoặc thói quen của bản thân.
Nếu mùi giấm còn sót lại một chút, bạn có thể phơi quần áo ngoài trời hoặc đặt một tấm giấy thơm quần áo vào máy sấy, mùi giấm sẽ biến mất hoàn toàn khi quần áo khô.
Nếu quần áo vẫn xỉn màu thì có thể thuốc nhuộm trên quần áo đã bị phai và bạn sẽ cần tiến hành nhuộm lại.
Phương pháp 3: Nhuộm để làm mới màu quần áo
Một số loại vải sẽ ăn màu thuốc nhuộm hơn các loại khác, vậy nên trước khi nhuộm để phục hồi
màu cho quần áo, bạn cần kiểm tra lại mác để xem quần áo được làm từ chất liệu gì. Nếu được làm từ ít nhất 60% sợi tự nhiên, chẳng hạn như cotton, tơ, lanh, gai, len hoặc tơ nhân tạo hay ni lông thì nhiều khả năng quần áo sẽ lên màu tốt khi nhuộm.
Khi nhuộm, quần áo có chất liệu hỗn hợp cả sợi tự nhiên và sợi nhân tạo sẽ không lên màu đậm như quần áo làm hoàn toàn từ chất liệu tự nhiên.
Quần áo làm từ sợi acrylic, spandex, polyester hoặc sợi kim loại, hoặc trên nhãn ghi “Dry Clean Only” (Chỉ giặt khô) có thể sẽ không ăn màu nhuộm hoặc lên màu rất ít.
Lời khuyên: Bạn cần giặt quần áo sạch sẽ trước khi nhuộm. Các đốm bẩn hay vết bẩn sẽ ngăn thuốc nhuộm thấm đều vào vải.
Nếu muốn quần áo trông đẹp như mới, bạn nên mang theo quần áo đến trung tâm thương mại, hiệu bán hàng thủ công hoặc hàng vải để mua thuốc nhuộm. Hãy cố gắng tìm loại màu giống màu gốc nhất để quần áo có màu sáng và tự nhiên sau khi nhuộm.
Nếu muốn nhuộm màu khác,bạn sẽ cần dùng thuốc tẩy màu quần áo trước.
Bạn hãy phủ báo, vải bạt hoặc túi rác xung quanh để nếu thuốc nhuộm bắn ra ngoài cũng không làm bẩn bàn, tủ hay sàn nhà. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị trước vài mảnh vải cũ hoặc khăn giấy để nhanh chóng lau thuốc nhuộm té ra ngoài khi cần. Cuối cùng, hãy mặc quần áo cũ và đeo găng tay dày để tránh bị dính thuốc nhuộm.
Việc bảo vệ tay là rất quan trọng, da tay có thể bị kích ứng nếu tiếp xúc với thuốc nhuộm.
4. Đổ nước nóng khoảng 49-60°C vào chậu to
Hầu hết các loại bình nóng lạnh dùng trong gia đình được đặt ở nhiệt độ tối đa là 49°C, một số có thể lên tới 60°C, vậy nên bạn có thể dùng nước nóng nhất lấy trực tiếp từ bình nóng lạnh. Tuy nhiên, nếu muốn dùng nước nóng hơn, bạn có thể đun nước trên bếp đến khi gần sôi, hoặc khoảng 93°C, sau đó đổ nước vào một chiếc nồi, xô, chậu to hoặc đổ trực tiếp vào máy giặt cửa trên.
Bạn sẽ cần khoảng 11 L nước cho 0,5 Kg quần áo.
Xô hoặc nồi sẽ phù hợp để nhuộm quần áo mỏng hoặc quần áo trẻ em. Bạn hãy dùng một chiếc chậu nhựa lớn hoặc máy giặt để nhuộm các loại trang phục giày hơn như áo len hay quần bò.
Mỗi chiếc quần áo nặng từ 0.2-0.4 kg.
Bạn hãy xem hướng dẫn sử dụng để biết chính xác lượng thuốc nhuộm cần dùng. Thường thì bạn cần dùng khoảng ½ chai thuốc nhuộm cho mỗi 0,5 kg quần áo. Để thuốc nhuộm lên màu tốt hơn, hãy thêm ½ cốc (150 g) muối cho mỗi 0,5 kg quần áo. Khoắng đều thuốc nhuộm và muối trong một cốc nước ấm nhỏ cho đến khi chúng tan hoàn toàn. Sau đó, đổ hỗn hợp thuốc nhuộm và muối vào chậu nước to và dùng muôi kim loại cán dài hoặc kẹp gắp đảo đều.
Để dễ dàng dọn dẹp, bạn có thể dùng que gỗ hoặc thìa nhựa để khuấy thuốc nhuộm trong cốc nhỏ, sau khi làm xong, bạn chỉ cần bỏ chúng đi là được.
Bạn sẽ cho quần áo vào chậu thuốc nhuộm và dùng muôi hoặc kẹp gắp nhấn quần áo xuống nước sao cho chúng ngập nước hoàn toàn. Để thuốc nhuộm ngấm đều vào vải, bạn hãy đảo đều quần áo khoảng 5-10 phút một lần, như vậy sẽ tránh được các nếp gấp hoặc nếp nhăn ngăn thuốc nhuộm nhấm vào vải.
Bạn càng đảo nhiều thì thuốc nhuộm sẽ càng ngấm đều. Nhiều người thích đảo quần áo liên tục, một số khác thì cho rằng chỉ cần đảo khoảng một vài phút một lần là đủ.
Khi ngâm đủ lâu, hoặc khi thấy màu đã lên đủ đậm, bạn sẽ dùng kẹp gắp hoặc muôi cẩn thận nhấc quần áo ra khỏi chậu thuốc nhuộm, cho quần áo vào một chậu khác và xả dưới vòi nước mát cho đến khi nước trong.
Quần áo sẽ có màu đậm hơn còn ướt, bạn cần lưu ý điều này khi kiểm tra màu nhuộm xem đã được hay chưa.
Rửa chậu ngay để chậu không bị dính màu nhuộm.
Nếu đã hài lòng với màu nhuộm, bạn hãy lộn trái quần áo và cho vào máy giặt. Dù đã xả gần như hết thuốc nhuộm trên quần áo, nhưng thuốc nhuộm vẫn sẽ ngấm ra khi giặt bằng máy, do vậy bạn không nên giặt thêm gì khác trong máy giặt nếu không muốn chúng bị dính màu nhuộm. Tiếp theo, bạn sẽ bật máy giặt ở chế độ giặt nhẹ bằng nước lạnh.
Lộn trái khi giặt sẽ giúp bảo vệ màu của quần áo.
Bạn có thể phơi hoặc sấy khô quần áo bằng máy sấy tùy vào loại vải và sở thích cá nhân. Dù là cách nào thì khi quần áo khô, bạn hãy kiểm tra lại xem thuốc nhuộm có lên màu đều không và đã hài lòng với kết quả hay chưa.
Nếu muốn, bạn có thể nhuộm lại lần nữa
Phương pháp 4: Dùng các nguyên liệu khác
Muối nở cũng là một nguyên liệu có thể giúp quần áo sáng màu hơn, đặc biệt là quần áo trắng. Bạn chỉ cần thêm ½ cốc (90 g) muối nở vào lồng giặt cùng quần áo và nước giặt thông thường.
Dùng muối nở cũng là một cách tuyệt vời để khử mùi quần áo!
Nếu muốn làm mới quần áo đen bằng cách đơn giản và tiết kiệm, bạn hãy pha 2 cốc (470 ml) trà đen hoặc cà phê thật đặc. Bạn cho quần áo vào máy giặt và giặt như bình thường, nhưng cần đứng cạnh canh chừng. Khi chu trình xả bắt đầu, hãy mở nắp máy giặt và đổ cà phê hoặc trà vào, sau đó đợi máy giặt xong và phơi khô quần áo.
Sấy khô quần áo đen bằng máy sấy sẽ khiến quần áo phai màu nhanh hơn.
Bạn sẽ cho quần áo vào giặt như bình thường, sau đó thêm khoảng 2-3 thìa cà phê (8-12 g) hạt tiêu đen xay vào giặt chung. Các chất tích tụ sẽ được đánh tan và bã hạt tiêu sẽ được loại bỏ trong chu trình xả
Bạn sẽ muốn tẩy quần áo trắng bị xỉn màu sau vài lần giặt, tuy nhiên nếu làm vậy vải sẽ dễ bị mục và phai màu theo thời gian. Thay vì tẩy, bạn hãy thêm 1 cốc (240 ml) nước oxy già vào nước giặt và giặt quần áo như bình thường.
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
Nguồn: WIKIHOW