- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Hôm nay, ngày 1/7, là ngày đầu tiên các trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội mở cửa nhận hồ sơ đăng ký học.
Ảnh minh hoạ
Đăng ký học cho con vào các trường đảm bảo chất lượng là mối quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh. Vì vậy, mới ngày đầu tiên nhận hồ sơ tuyển sinh cho học sinh lớp một mà nhiều điểm trường trên Hà Nội đã đông kín phụ huynh đứng chờ để đăng ký.
Dài cổ chờ lượt
Rút kinh nghiệm từ vụ phụ huynh xô đổ cổng trường năm ngoái, năm nay, trường Phổ thông cơ sở Thực nghiệm (Ba Đình, Hà Nội) không hạn chế số lượng hồ sơ phát ra. Vì thế, cũng không còn cảnh tượng chen lấn, xô đẩy như năm ngoái.
Theo ghi nhận của phóng viên trong buổi đầu tiên bán hồ sơ, chiều 1/7, các phụ huynh đều chấp hành việc xếp hàng với tâm lý khá bình tĩnh.
Khi tới mua hồ sơ, mỗi vị phụ huynh mang theo giấy khai sinh của con và xếp vị trí tại bàn lễ tân. Khi được gọi tên, các phụ huynh sẽ lần lượt lên mua hồ sơ với giá 50.000 đồng/bộ.
“Cách làm việc này của nhà trường giúp tránh tình trạng lộn xộn, chen lấn xô đẩy và những phụ huynh xếp hàng đi mua hồ sơ cho con em mình như chúng tôi cũng cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Ai đến trước mua trước, ai đến sau mua sau,” anh Nguyễn Văn Nam (35 tuổi, Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) chia sẻ.
Thế nhưng, với tâm lý lo lắng và “ấn tượng” về cảnh chen lấn như mọi năm, nhiều bậc phụ huynh vẫn có mặt ở đây từ rất sớm. Hồ hởi cầm trong tay một bộ hồ sơ, chị Hoàng Hải Yến (35 tuổi, Cầu Giấy) – phụ huynh của cháu Lê Minh Anh cho hay: “Tôi rất e ngại cảnh tượng như mọi năm tái diễn. Thế nên, dù đã được thông báo là từ 14 giờ hôm nay, nhà trường mới bắt đầu bán hồ sơ nhưng tôi vẫn xin nghỉ làm cả ngày, đến chờ từ sáng để ‘đặt gạch’ trước cho yên tâm.”
Quệt giọt mồ hôi lăn dài trên má, chị bảo: “Tất cả vì sự nghiệp học hành của con cái! Bố mẹ có vất vả một chút cũng không sao, miễn là không bỏ lỡ cơ hội nào để con có thể được học tập trong một ngôi trường uy tín.”
Tuy nhiên, đến ngày 22/7, nhà trường mới chính thức có thông báo về kết quả tuyển sinh nên đến thời điểm này, hầu hết các gia đình đã phải tính đến một “phương án an toàn,” nộp hồ sơ và giữ chỗ cho con ở một trường tiểu học khác.
Tại điểm trường Lê Ngọc Hân (Hai Bà Trưng Hà Nội), mặc dù đến 14 giờ chiều mới bắt đầu nhận hồ sơ nhập học cho các cháu, song từ giữa trưa, nhiều phụ huynh đã “phục” sẵn để chờ đăng ký.
Khắp hành lang và phòng chờ, nơi nhận đăng ký học cho con, các phụ huynh đều lăm lăm trên tay tập giấy tờ và kèm số phiếu thứ tự được phát để đợi tới lượt vào làm thủ tục.
Bác Trần Văn Hùng (91 Lò Đúc, Hai Bà Trưng) chia sẻ, bố mẹ cháu bận đi làm nên dặn ông đến sớm để đăng ký học cho cháu, ông đã cẩn thận đến sớm gần cả tiếng đồng hồ song tới nơi đã thấy đông phụ huynh đứng chờ. Đúng giờ nhận hồ sơ thì đã có gần trăm số thứ tự phát cho người đứng đợi.
“Siết” hộ khẩu, tuyển sinh đúng tuyến
Chia sẻ về lựa chọn đăng ký học cho cháu, bác Hùng cho biết: “Theo truyền thống rồi, cứ sinh ra ở đâu thì học ở đó cho tiện đưa đón, bây giờ đăng ký học ở đâu cũng khó, có lớp học đảm bảo kiến thức là được, chứ lấy đâu ra đáp ứng mọi yêu cầu hay là khuôn viên vui chơi cho các cháu. Phải chấp nhận thôi.”
Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng trường tiểu học Lê Ngọc Hân cho biết, quận cũng đã chỉ thị không nhận học sinh trái tuyến, do đó trường đảm bảo sẽ đáp ứng 100% con em tại khu vực sẽ có lớp để học.
Theo đó, cô Hiền nêu rõ, việc quản lý đầu vào hết sức chặt chẽ, hồ sơ xin học yêu cầu cần có hộ khẩu gốc tại phường để đối chiếu với bản sao và kiểm tra lại về năm sinh và chỗ ở, bên cạnh đó, kèm theo một phản photo hộ khẩu để nộp cho nhà trường, một bản khai sinh có đóng dấu đỏ đồng thời kiểm tra đối chiếu với bản khai sinh gốc và một đơn xin học.
Qua buổi đăng ký đầu tiên, cô Hiền cũng nhận định, dự trù lượng hồ sơ đăng ký tại trường năm nay sẽ tăng lên, do tỷ lệ sinh năm 2007 nước ta tăng mạnh, mặt khác, việc xây dựng thêm khu chung cư gần trường cũng là yếu tố tác động tăng số lượng học sinh đăng ký tại trường.
“Là đơn vị trường điểm lại ở khu vực trung tâm, nên lượng quá tải là điều khó tránh khỏi. Năm ngoái trường có 6 lớp học sinh lớp một, thì năm nay theo ước tính và cho phép của quận, trường sẽ mở nhận 7 lớp học sinh lớp một, tương ứng mỗi lớp 40 em học sinh. Trường sẽ đáp ứng 100 % con em tại địa bàn cư trú có lớp học và sẽ kiểm soát không nhận học sinh trái tuyến,” cô Hiền nhấn mạnh.
Việc quá tải không chỉ xảy ra ở trường Lê Ngọc Hân mà là tình trạng chung của các trường trên toàn địa bàn Thủ đô. Quy mô dân số Hà Nội ngày một “phình” to do tập trung người từ nhiều địa phương khác về cư trú, cộng thêm hệ quả “heo vàng” năm 2007 đã làm cho số lượng học sinh vào lớp 1 năm nay rất lớn.
Theo ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm nay, số học sinh vào lớp 1 của Hà Nội khoảng 124.000 em, tăng 10.000 học sinh so với năm 2012. Lãnh đạo Sở đã có chỉ đạo cho các địa phương phải đảm bảo chỗ cho học sinh, không để em nào đến tuổi mà không được đi học, dù phải chấp nhận việc sĩ số lớp có thể tăng lên./.
Theo vietnamplus
Đăng ký học cho con vào các trường đảm bảo chất lượng là mối quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh. Vì vậy, mới ngày đầu tiên nhận hồ sơ tuyển sinh cho học sinh lớp một mà nhiều điểm trường trên Hà Nội đã đông kín phụ huynh đứng chờ để đăng ký.
Dài cổ chờ lượt
Rút kinh nghiệm từ vụ phụ huynh xô đổ cổng trường năm ngoái, năm nay, trường Phổ thông cơ sở Thực nghiệm (Ba Đình, Hà Nội) không hạn chế số lượng hồ sơ phát ra. Vì thế, cũng không còn cảnh tượng chen lấn, xô đẩy như năm ngoái.
Theo ghi nhận của phóng viên trong buổi đầu tiên bán hồ sơ, chiều 1/7, các phụ huynh đều chấp hành việc xếp hàng với tâm lý khá bình tĩnh.
Khi tới mua hồ sơ, mỗi vị phụ huynh mang theo giấy khai sinh của con và xếp vị trí tại bàn lễ tân. Khi được gọi tên, các phụ huynh sẽ lần lượt lên mua hồ sơ với giá 50.000 đồng/bộ.
“Cách làm việc này của nhà trường giúp tránh tình trạng lộn xộn, chen lấn xô đẩy và những phụ huynh xếp hàng đi mua hồ sơ cho con em mình như chúng tôi cũng cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Ai đến trước mua trước, ai đến sau mua sau,” anh Nguyễn Văn Nam (35 tuổi, Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) chia sẻ.
Thế nhưng, với tâm lý lo lắng và “ấn tượng” về cảnh chen lấn như mọi năm, nhiều bậc phụ huynh vẫn có mặt ở đây từ rất sớm. Hồ hởi cầm trong tay một bộ hồ sơ, chị Hoàng Hải Yến (35 tuổi, Cầu Giấy) – phụ huynh của cháu Lê Minh Anh cho hay: “Tôi rất e ngại cảnh tượng như mọi năm tái diễn. Thế nên, dù đã được thông báo là từ 14 giờ hôm nay, nhà trường mới bắt đầu bán hồ sơ nhưng tôi vẫn xin nghỉ làm cả ngày, đến chờ từ sáng để ‘đặt gạch’ trước cho yên tâm.”
Quệt giọt mồ hôi lăn dài trên má, chị bảo: “Tất cả vì sự nghiệp học hành của con cái! Bố mẹ có vất vả một chút cũng không sao, miễn là không bỏ lỡ cơ hội nào để con có thể được học tập trong một ngôi trường uy tín.”
Tuy nhiên, đến ngày 22/7, nhà trường mới chính thức có thông báo về kết quả tuyển sinh nên đến thời điểm này, hầu hết các gia đình đã phải tính đến một “phương án an toàn,” nộp hồ sơ và giữ chỗ cho con ở một trường tiểu học khác.
Tại điểm trường Lê Ngọc Hân (Hai Bà Trưng Hà Nội), mặc dù đến 14 giờ chiều mới bắt đầu nhận hồ sơ nhập học cho các cháu, song từ giữa trưa, nhiều phụ huynh đã “phục” sẵn để chờ đăng ký.
Khắp hành lang và phòng chờ, nơi nhận đăng ký học cho con, các phụ huynh đều lăm lăm trên tay tập giấy tờ và kèm số phiếu thứ tự được phát để đợi tới lượt vào làm thủ tục.
Bác Trần Văn Hùng (91 Lò Đúc, Hai Bà Trưng) chia sẻ, bố mẹ cháu bận đi làm nên dặn ông đến sớm để đăng ký học cho cháu, ông đã cẩn thận đến sớm gần cả tiếng đồng hồ song tới nơi đã thấy đông phụ huynh đứng chờ. Đúng giờ nhận hồ sơ thì đã có gần trăm số thứ tự phát cho người đứng đợi.
“Siết” hộ khẩu, tuyển sinh đúng tuyến
Chia sẻ về lựa chọn đăng ký học cho cháu, bác Hùng cho biết: “Theo truyền thống rồi, cứ sinh ra ở đâu thì học ở đó cho tiện đưa đón, bây giờ đăng ký học ở đâu cũng khó, có lớp học đảm bảo kiến thức là được, chứ lấy đâu ra đáp ứng mọi yêu cầu hay là khuôn viên vui chơi cho các cháu. Phải chấp nhận thôi.”
Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng trường tiểu học Lê Ngọc Hân cho biết, quận cũng đã chỉ thị không nhận học sinh trái tuyến, do đó trường đảm bảo sẽ đáp ứng 100% con em tại khu vực sẽ có lớp để học.
Theo đó, cô Hiền nêu rõ, việc quản lý đầu vào hết sức chặt chẽ, hồ sơ xin học yêu cầu cần có hộ khẩu gốc tại phường để đối chiếu với bản sao và kiểm tra lại về năm sinh và chỗ ở, bên cạnh đó, kèm theo một phản photo hộ khẩu để nộp cho nhà trường, một bản khai sinh có đóng dấu đỏ đồng thời kiểm tra đối chiếu với bản khai sinh gốc và một đơn xin học.
Qua buổi đăng ký đầu tiên, cô Hiền cũng nhận định, dự trù lượng hồ sơ đăng ký tại trường năm nay sẽ tăng lên, do tỷ lệ sinh năm 2007 nước ta tăng mạnh, mặt khác, việc xây dựng thêm khu chung cư gần trường cũng là yếu tố tác động tăng số lượng học sinh đăng ký tại trường.
“Là đơn vị trường điểm lại ở khu vực trung tâm, nên lượng quá tải là điều khó tránh khỏi. Năm ngoái trường có 6 lớp học sinh lớp một, thì năm nay theo ước tính và cho phép của quận, trường sẽ mở nhận 7 lớp học sinh lớp một, tương ứng mỗi lớp 40 em học sinh. Trường sẽ đáp ứng 100 % con em tại địa bàn cư trú có lớp học và sẽ kiểm soát không nhận học sinh trái tuyến,” cô Hiền nhấn mạnh.
Việc quá tải không chỉ xảy ra ở trường Lê Ngọc Hân mà là tình trạng chung của các trường trên toàn địa bàn Thủ đô. Quy mô dân số Hà Nội ngày một “phình” to do tập trung người từ nhiều địa phương khác về cư trú, cộng thêm hệ quả “heo vàng” năm 2007 đã làm cho số lượng học sinh vào lớp 1 năm nay rất lớn.
Theo ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm nay, số học sinh vào lớp 1 của Hà Nội khoảng 124.000 em, tăng 10.000 học sinh so với năm 2012. Lãnh đạo Sở đã có chỉ đạo cho các địa phương phải đảm bảo chỗ cho học sinh, không để em nào đến tuổi mà không được đi học, dù phải chấp nhận việc sĩ số lớp có thể tăng lên./.
Theo vietnamplus