- Tham gia
- 9/12/2010
- Bài viết
- 2.416
Sự cố hạt nhân ở Nhật Bản ngày càng nghiêm trọng khi có thêm vụ nổ và hỏa hoạn tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Nhiều nước, đặc biệt là ở châu Á, đã đề phòng rò rỉ phóng xạ.
Người phụ nữ này đã khóc khi nghe tin người thân bị chết ở thị trấn Kesennuma, tỉnh Miyagi sau động đất, sóng thần - Ảnh: Reuters
Khủng hoảng hạt nhân đang trở nên nghiêm trọng hơn ở Nhật Bản sau vụ nổ mới và một vụ hỏa hoạn ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.
Các sự cố liên tiếp đang làm dấy lên những lo ngại về một sự nhiễm độc phóng xạ trong quần đảo Nhật Bản cũng như ở nhiều nước lân cận như Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản đã khẳng định phóng xạ mới chỉ đạt tới mức nguy hiểm cho sức khỏe ở tại nhà máy, quanh bốn lò phản ứng hạt nhân.
Thủ tướng Nhật Naoto Kan đã cho mở rộng khu vực an toàn quanh nhà máy và kêu gọi người dân sống trong vùng bán kính 30km ở trong nhà, đóng chặt cửa sổ, đừng bật quạt... “Nguy cơ rò rỉ phóng xạ đang tiếp tục gia tăng”, Thủ tướng Kan tuyên bố.
AFP dẫn lời lãnh đạo Cơ quan hạt nhân Pháp Andre-Claude Lacoste cho biết mức độ nghiêm trọng của sự cố hạt nhân tại Nhật Bản “rõ ràng là ở mức 6”, tức “nghiêm trọng” theo tiêu chuẩn đánh giá quốc tế. Theo ông Lacoste, vỏ của lò phản ứng số 2 thuộc Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã không còn kín. Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản đánh giá vụ việc chỉ ở cấp độ 4.
Cùng ngày, một vụ động đất mạnh 6,4 độ Richter rung chuyển phía tây nam thủ đô Tokyo làm hai người bị thương và mất điện tại khu vực thành phố Shizuoka.
Nổ ở hai lò phản ứng
Sáng 15-3 thêm hai lò phản ứng ở Nhà máy Fukushima Daiichi phát nổ, một số khu vực phía đông bắc đảo Honshu phát hiện lượng phóng xạ cao bất thường.
Ngay sau các vụ nổ, mức phóng xạ ở nhiều khu vực miền đông bắc đã tăng cao đáng ngại. Ở tỉnh Ibaraki, sát phía nam Fukushima, lượng phóng xạ đo được sáng 15-3 cao gấp 100 lần mức bình thường. Tại tỉnh Kanagawa tây nam thủ đô Tokyo, mức phóng xạ có lúc tăng gấp 9 lần, trong khi thành phố Maebashi cách thủ đô Tokyo khoảng 100km là 10 lần.
Xung quanh lò phản ứng số 4, nồng độ phóng xạ vào khoảng 400 millisievert/giờ. Mức phơi nhiễm trên 100 millisievert/năm đã có thể gây ung thư, theo Tổ chức Hạt nhân thế giới. Còn tại khu vực xung quanh lò phản ứng số 3, mức phóng xạ cao gấp 400 lần so với mức an toàn đối với con người trong vòng một năm. Người phát ngôn Chính phủ Nhật Bản, ông Edano, thừa nhận mức phóng xạ cao như vậy có thể “ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người”, nhưng mức phóng xạ sau đó được chính phủ thông báo đã giảm.
Lò phản ứng số 2 đã tan chảy, trong lúc lò phản ứng số 4 cũng bị nổ - Ảnh: AP
Một lượng phóng xạ cao gấp 10 lần thông thường đã được phát hiện tại Tokyo tối 15-3 song không nguy hiểm, chính quyền địa phương cho biết.
Ngày 15-3, Bộ Giao thông Nhật Bản đã cho thiết lập vùng cấm bay trong bán kính 30km xung quanh Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, ngoại trừ các máy bay và trực thăng phục vụ việc tìm kiếm cứu hộ và phân phát hàng cứu trợ.
Kyodo News đưa tin Thủ tướng Naoto Kan đã yêu cầu Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) trả lời về “cái quái gì đang diễn ra” sau khi công ty này chật vật đối phó với hàng loạt vụ nổ liên tiếp ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima. “Tivi đưa tin về vụ nổ nhưng văn phòng thủ tướng không được thông báo trong vòng một giờ sau đó”, ông Kan cho biết.
Ngoài ra, 10/22 tỉnh có nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản cũng đang đánh giá lại kế hoạch phản ứng trong các tình huống khẩn cấp sau sự cố ở Fukushima.
TEPCO có đang che giấu một thảm họa hạt nhân?
Các chuyên gia nguyên tử quốc tế đang đặt câu hỏi liệu có phải TEPCO và nhà chức trách Nhật đang cố tình che giấu sự thật về một thảm họa hạt nhân ở Nhà máy Fukushima Daiichi.
Trên thực tế, nhà chức trách Nhật và các công ty điện hạt nhân từng nhiều lần bị cáo buộc che giấu các tai nạn hạt nhân. Báo Japan Times cho biết năm 1995 đã xảy ra rò rỉ phóng xạ và hỏa hoạn ở lò phản ứng hạt nhân Monju ở tỉnh Fukui nhưng thông tin này bị Công ty Phát triển năng lượng nguyên tử và lò phản ứng (PNC) điều hành Monju ém nhẹm. Các nhân viên nhà máy cũng bị bịt miệng. Các báo cáo về vụ việc đều bị làm giả.
Năm 2002, chủ tịch và bốn quan chức TEPCO đã buộc phải từ chức. Trong thập niên 1980 và 1990, quan chức TEPCO đã yêu cầu các kỹ thuật viên làm giả hàng chục báo cáo che đậy các vết nứt ở lõi 13 lò phản ứng ở nhà máy Kashiwazaki-Kariwa tại tỉnh Niigata và nhà máy Daiichi và Daini tại tỉnh Fukushima. Vụ che giấu kéo dài từ năm 1986 đến giữa năm 1990. Ít nhất 100 nhân viên và quan chức TEPCO có liên quan.
Các nước đề phòng rò rỉ phóng xạ
Không chỉ Nhật, các nước láng giềng, đặc biệt là tại khu vực châu Á, đã có những biện pháp chống nguồn rò rỉ phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân. Trung Quốc cho biết sẽ di tản công dân nước mình tại những khu vực bị ảnh hưởng phóng xạ ở Nhật, đồng thời hủy các chuyến bay đến Tokyo. Hãng Thai Airways của Thái Lan yêu cầu phi hành đoàn không nên qua đêm ở Nhật, theo AFP.
Hàng loạt quốc gia châu Âu như Anh, Đức, Pháp, Phần Lan, Áo, Thụy Điển, khu vực Bắc Mỹ như Mỹ, Canada và một số nước châu Á như Philippines, Hàn Quốc đã khuyến cáo người dân không nên đến Nhật Bản, đặc biệt là khu vực đông bắc.
Tổ chức Khí tượng thế giới và Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc cảnh báo phóng xạ rò rỉ từ các nhà máy điện hạt nhân của Nhật sẽ phát tán ra khu vực Thái Bình Dương. Gió ở khu vực này dự kiến thổi theo hướng đông và đông bắc ra biển trong hai ngày 15 và 16-3. Trong khi đó tại cuộc họp nhóm G8, Bộ trưởng ngoại giao Pháp Alain Juppe nhận định nguy cơ từ các lò phản ứng bị ảnh hưởng bởi động đất là “cực cao”. Còn Nga cho biết tiếp tục giám sát nồng độ phóng xạ ở khu vực Viễn Đông.
Chưa phát hiện mây phóng xạ từ Nhật đến Việt Nam
TT - Ngày 15-3, PGS.TS Nguyễn Nhị Điền, viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết vẫn chưa phát hiện mây phóng xạ từ Nhật di chuyển tới Việt Nam.
Sau khi xảy ra sự cố nổ các lò phản ứng hạt nhân của Nhà máy điện Fukushima ở Nhật, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã tiến hành quan trắc liên tục trong ngày nhưng vẫn chưa phát hiện đám mây nào có chứa phóng xạ di chuyển từ Nhật đến Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Nhị Điền cho biết từ khi Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt có trạm quan trắc (1984) đến nay, chỉ duy nhất một lần quan trắc phát hiện được đám mây phóng xạ tới Việt Nam vào tháng 6-1986 do có sự cố ở Chernobyl.
Theo TS Điền, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt có thể chịu được động đất ở 6-7 độ Richter, nếu xảy ra sự cố lò sẽ tự động dừng chạy. Đến nay lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã qua 27 năm vận hành nhưng chưa lần nào để rò rỉ phóng xạ ra bên ngoài, lò đang hoạt động rất tốt và rất an toàn.
Khủng hoảng hạt nhân đang trở nên nghiêm trọng hơn ở Nhật Bản sau vụ nổ mới và một vụ hỏa hoạn ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.
Các sự cố liên tiếp đang làm dấy lên những lo ngại về một sự nhiễm độc phóng xạ trong quần đảo Nhật Bản cũng như ở nhiều nước lân cận như Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản đã khẳng định phóng xạ mới chỉ đạt tới mức nguy hiểm cho sức khỏe ở tại nhà máy, quanh bốn lò phản ứng hạt nhân.
Thủ tướng Nhật Naoto Kan đã cho mở rộng khu vực an toàn quanh nhà máy và kêu gọi người dân sống trong vùng bán kính 30km ở trong nhà, đóng chặt cửa sổ, đừng bật quạt... “Nguy cơ rò rỉ phóng xạ đang tiếp tục gia tăng”, Thủ tướng Kan tuyên bố.
AFP dẫn lời lãnh đạo Cơ quan hạt nhân Pháp Andre-Claude Lacoste cho biết mức độ nghiêm trọng của sự cố hạt nhân tại Nhật Bản “rõ ràng là ở mức 6”, tức “nghiêm trọng” theo tiêu chuẩn đánh giá quốc tế. Theo ông Lacoste, vỏ của lò phản ứng số 2 thuộc Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã không còn kín. Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản đánh giá vụ việc chỉ ở cấp độ 4.
Cùng ngày, một vụ động đất mạnh 6,4 độ Richter rung chuyển phía tây nam thủ đô Tokyo làm hai người bị thương và mất điện tại khu vực thành phố Shizuoka.
Nổ ở hai lò phản ứng
Sáng 15-3 thêm hai lò phản ứng ở Nhà máy Fukushima Daiichi phát nổ, một số khu vực phía đông bắc đảo Honshu phát hiện lượng phóng xạ cao bất thường.
Ngay sau các vụ nổ, mức phóng xạ ở nhiều khu vực miền đông bắc đã tăng cao đáng ngại. Ở tỉnh Ibaraki, sát phía nam Fukushima, lượng phóng xạ đo được sáng 15-3 cao gấp 100 lần mức bình thường. Tại tỉnh Kanagawa tây nam thủ đô Tokyo, mức phóng xạ có lúc tăng gấp 9 lần, trong khi thành phố Maebashi cách thủ đô Tokyo khoảng 100km là 10 lần.
Xung quanh lò phản ứng số 4, nồng độ phóng xạ vào khoảng 400 millisievert/giờ. Mức phơi nhiễm trên 100 millisievert/năm đã có thể gây ung thư, theo Tổ chức Hạt nhân thế giới. Còn tại khu vực xung quanh lò phản ứng số 3, mức phóng xạ cao gấp 400 lần so với mức an toàn đối với con người trong vòng một năm. Người phát ngôn Chính phủ Nhật Bản, ông Edano, thừa nhận mức phóng xạ cao như vậy có thể “ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người”, nhưng mức phóng xạ sau đó được chính phủ thông báo đã giảm.
Lò phản ứng số 2 đã tan chảy, trong lúc lò phản ứng số 4 cũng bị nổ - Ảnh: AP
Một lượng phóng xạ cao gấp 10 lần thông thường đã được phát hiện tại Tokyo tối 15-3 song không nguy hiểm, chính quyền địa phương cho biết.
Ngày 15-3, Bộ Giao thông Nhật Bản đã cho thiết lập vùng cấm bay trong bán kính 30km xung quanh Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, ngoại trừ các máy bay và trực thăng phục vụ việc tìm kiếm cứu hộ và phân phát hàng cứu trợ.
Kyodo News đưa tin Thủ tướng Naoto Kan đã yêu cầu Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) trả lời về “cái quái gì đang diễn ra” sau khi công ty này chật vật đối phó với hàng loạt vụ nổ liên tiếp ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima. “Tivi đưa tin về vụ nổ nhưng văn phòng thủ tướng không được thông báo trong vòng một giờ sau đó”, ông Kan cho biết.
Ngoài ra, 10/22 tỉnh có nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản cũng đang đánh giá lại kế hoạch phản ứng trong các tình huống khẩn cấp sau sự cố ở Fukushima.
TEPCO có đang che giấu một thảm họa hạt nhân?
Các chuyên gia nguyên tử quốc tế đang đặt câu hỏi liệu có phải TEPCO và nhà chức trách Nhật đang cố tình che giấu sự thật về một thảm họa hạt nhân ở Nhà máy Fukushima Daiichi.
Trên thực tế, nhà chức trách Nhật và các công ty điện hạt nhân từng nhiều lần bị cáo buộc che giấu các tai nạn hạt nhân. Báo Japan Times cho biết năm 1995 đã xảy ra rò rỉ phóng xạ và hỏa hoạn ở lò phản ứng hạt nhân Monju ở tỉnh Fukui nhưng thông tin này bị Công ty Phát triển năng lượng nguyên tử và lò phản ứng (PNC) điều hành Monju ém nhẹm. Các nhân viên nhà máy cũng bị bịt miệng. Các báo cáo về vụ việc đều bị làm giả.
Năm 2002, chủ tịch và bốn quan chức TEPCO đã buộc phải từ chức. Trong thập niên 1980 và 1990, quan chức TEPCO đã yêu cầu các kỹ thuật viên làm giả hàng chục báo cáo che đậy các vết nứt ở lõi 13 lò phản ứng ở nhà máy Kashiwazaki-Kariwa tại tỉnh Niigata và nhà máy Daiichi và Daini tại tỉnh Fukushima. Vụ che giấu kéo dài từ năm 1986 đến giữa năm 1990. Ít nhất 100 nhân viên và quan chức TEPCO có liên quan.
Các nước đề phòng rò rỉ phóng xạ
Không chỉ Nhật, các nước láng giềng, đặc biệt là tại khu vực châu Á, đã có những biện pháp chống nguồn rò rỉ phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân. Trung Quốc cho biết sẽ di tản công dân nước mình tại những khu vực bị ảnh hưởng phóng xạ ở Nhật, đồng thời hủy các chuyến bay đến Tokyo. Hãng Thai Airways của Thái Lan yêu cầu phi hành đoàn không nên qua đêm ở Nhật, theo AFP.
Hàng loạt quốc gia châu Âu như Anh, Đức, Pháp, Phần Lan, Áo, Thụy Điển, khu vực Bắc Mỹ như Mỹ, Canada và một số nước châu Á như Philippines, Hàn Quốc đã khuyến cáo người dân không nên đến Nhật Bản, đặc biệt là khu vực đông bắc.
Tổ chức Khí tượng thế giới và Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc cảnh báo phóng xạ rò rỉ từ các nhà máy điện hạt nhân của Nhật sẽ phát tán ra khu vực Thái Bình Dương. Gió ở khu vực này dự kiến thổi theo hướng đông và đông bắc ra biển trong hai ngày 15 và 16-3. Trong khi đó tại cuộc họp nhóm G8, Bộ trưởng ngoại giao Pháp Alain Juppe nhận định nguy cơ từ các lò phản ứng bị ảnh hưởng bởi động đất là “cực cao”. Còn Nga cho biết tiếp tục giám sát nồng độ phóng xạ ở khu vực Viễn Đông.
Chưa phát hiện mây phóng xạ từ Nhật đến Việt Nam
TT - Ngày 15-3, PGS.TS Nguyễn Nhị Điền, viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết vẫn chưa phát hiện mây phóng xạ từ Nhật di chuyển tới Việt Nam.
Sau khi xảy ra sự cố nổ các lò phản ứng hạt nhân của Nhà máy điện Fukushima ở Nhật, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã tiến hành quan trắc liên tục trong ngày nhưng vẫn chưa phát hiện đám mây nào có chứa phóng xạ di chuyển từ Nhật đến Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Nhị Điền cho biết từ khi Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt có trạm quan trắc (1984) đến nay, chỉ duy nhất một lần quan trắc phát hiện được đám mây phóng xạ tới Việt Nam vào tháng 6-1986 do có sự cố ở Chernobyl.
Theo TS Điền, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt có thể chịu được động đất ở 6-7 độ Richter, nếu xảy ra sự cố lò sẽ tự động dừng chạy. Đến nay lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã qua 27 năm vận hành nhưng chưa lần nào để rò rỉ phóng xạ ra bên ngoài, lò đang hoạt động rất tốt và rất an toàn.
QUANG NGỌC