Phỏng vấn Mangaka: Chiba Tetsuya

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.439
Phỏng vấn Chiba Tetsuya (Tác giả truyện Siêu quậy Teppi)


KenhSinhVien.Net-7d.jpg

Phỏng vấn Chiba tetsuya​

Ông Chiba Tetsuya là một họa sỹ chân chính đã vượt qua được tư tưởng thể chế hoá. Cuộc đời ông thực sự là một câu chuyện có thật về sự đi lên từ nghèo khó. Từ khi Tetsuya mới chập chững biết đi, bố của ông đã chuyển gia đình đến vùng đất Nhật chiếm của Hàn Quốc, và sau đó là đến Manchuria để tìm việc làm. Sau một cuộc hành trình một năm trời đầy gian nan, cuối cùng họ cũng đã đến được một nơi an toàn phía nam Nhật Bản. Thời kỳ hậu chiến thật khó khăn và chàng trai trẻ Tetsuya đã phải đi làm thêm rất nhiều để phụ giúp bố mẹ. Nhưng điều đó không làm giảm đi sở thích tuổi thơ của ông là vẽ tranh. Ngày 25/5/1956, Chinba đến xin việc tại một nhà xuất bản ở Tokyo nhưng công việc mà ông nhận được chỉ là đi lau dọn nhà…Ông quyết định rời nhà xuất bản đó với một tác phẩm đầu tiên, “Fukushu no Semushi” (Kẻ báo thù lưng gù). Đây chính là điểm khởi đầu cho rất nhiều các tác phẩm về sau của ông ra đời. Chỉ trong vòng vài năm ngắn ngủi, các tác phẩm của Chiba Tetsuya đẫ nhanh chóng xuất hiện thường xuyên trên những tạp chí truyện tranh hàng tuần. Rất nhiều câu chuyện của ông được xuất bản còn có cả chữ ký của ông in bên dưới, như cuốn “Ao no Joe” (Joe của ngày mai; năm 1968). Các nhân vật chính trong chuyện của ông thường rất bé nhỏ và tầm thường nhưng đã trở thành những hình tượng biểu mẫu trong những câu chuyện tranh Nhật Bản. Các xưởng phim hoạt hình nhanh chóng nhận ra tài năng của Chiba và một số tác phẩm của ông đã được dựng thành phim chiếu trên truyền hình, trong đó có truyện “Ao no Joe”. Vào thời điểm những năm thập niên 80, Chiba Tetsuya vẫn tiếp tục sáng tác và cho ra lò những câu chuyện mới, hấp dẫn.

JAPANIME: Tuổi thơ ở Trung Quốc và thời kỳ sau chiến tranh ở Nhật Bản đã có ảnh hưởng như thế nào đến các tác phẩm của ông?

CHIBA TETSUYA: Thực ra, lúc gia đình tôi rời Trung Quốc thì tôi đã bắt đầu vẽ. Vì đang trốn chạy khỏi người Trung Quốc nên tất cả chúng tôi đều rất thận trọng hơn nữa là anh cả trong nhà nên tôi luôn phải để mắt đến mấy đứa em trai, đặc biệt là phải chơi với chúng một cách yên lặng để chúng không cảm thấy buồn chán và đi lan thang ra khỏi chỗ trú ẩn. Tôi ngồi vẽ tranh cho chúng xem. Lúc đó tôi chỉ mới 6 tuổi, nên tôi cũng không nhận thức được rằng đây chính là lần đầu tiên bức vẽ của mình có thể mang lại niềm vui cho người khác. Tôi thích hoạt hình và cũng đã được đọc rất nhiều truyện tranh ở trường trung học, thế rồi tôi bắt đầu tự vẽ từ đó.

JAPANIME: Khi là một cậu bé 6 tuổi, ông đã thực sự hiểu “giải trí” là gì chưa? hay đó chỉ là những gì một cậu bé làm?

CHIBA: Sau này tôi mới hiểu. Lúc đó đơn giản là tôi thích vẽ tranh và những đứa em tôi thích ngắm nó.

JANANIME: Chắc ông đã gây nên ảnh hưởng lớn đối với những người em trai của mình, bởi vì ông ấy cũng là một người vẽ tranh biếm hoạ?

CHIBA: Đúng thế. Thực ra thì khi tôi băn khoăn xem có nên trở thành hoạ sỹ vẽ biếm họa hay không, cả gia đình tôi và ngay cả cậu em út đã giúp tôi rất nhiều. Vì thế, có lẽ để giúp tôi được trưứoc đó nó đã tự biết cách vẽ truyện tranh rồi chứ không phải là tôi có ảnh hưởng đối với nó.

JAPANIME: Những kinh nghiệm của thời kỳ đó có được ông đưa vào các tác phẩm của mình về sau này không?

CHIBA: Vâng, tôi đã viết và vẽ với tất cả những kinh nghiệm mình có từ thời kỳ đó.

JAPANIME: Ngay từ khi 6 tuổi, ông đã biết được là trẻ em thường thích những loại truyện nào. Và khi trưởng thành, ông cũng vẫn giữ những kinh nghiệm đó.

CHIBA: Thực ra, công việc mang tính chất chuyên nghiệp đầu tiên là lần đó tôi vẽ một cuốn truyện tranh cho con gái. Điều đó quả là khó đối với tôi, bởi tôi chỉ có toàn em trai và không biết chút gì về suy nghĩ cũng như sở thích cảu con gái. Tôi đã gặp rất nhiều khó khăn với cuốn truyện đó. ( Cười )

JAPANIME: Thế rồi ông đã phải xoay xở thế nào?

CHIBA: Trước tiên, tôi đến hiệu sách, tìm mua và đọc những truyện giành cho con gái, như tạp chí thời trang hay tiểu thuyết lãng mạn để hiểu được con gái và biết chúng thích gì vào lúc này.

JAPANIME: Là nam giới, ông có bao giờ cảm thấy vẽ truyện cho con gái là không phù hợp với mình không? Hay ông có cảm thấy không thoải mái với điều đó không?

CHIBA: Tôi đã từng cảm thấy khá lạ lẫm và thiếu tự tin. Lúc đó tôi mới 18, 19 tuổi, và con gái đối với tôi là những người thuộc một thế giới khác.

JAPANIME: Các đồng nghiệp đã bao giờ trêu ông về chuyện đó chưa?

CHIBA: Chưa. Rất nhiều các họa sỹ nam giới trạc tuổi tôi cũng vào nghề bằng việc vẽ truyện tranh cho con gái. Còn hầu hết các truyện cho con trai đều do những hoạ sỹ đã thành danh viết, vì thế những hoạ sỹ trẻ mới vào nghề không có nhiều cơ hội vẽ về thể loại này. Thế nhưng chính vì có ít hoạ sỹ vẽ truyện tranh cho con gái nên có khá nhiều thứ để viết, và đó là lý do tại sao chúng tôi đều bắt đầu từ đó.

JAPANIME: Thực tế là sau này ông đã chuyển sang vẽ truyện tranh cho con trai. Vậy sự thay đổi đó có khó không? Hay giữa truyện cho con trai và những truyện cho con gái có bất kỳ điểm tương đồng nào không?

CHIBA: Khi tôi mới bắt đầu vẽ truyện tranh cho con gái, tôi đã phải đi tìm hiểu rất nhiều bởi vì họ như một thế giới hoàn toàn khác đối với tôi. Tôi không biết một chút gì về họ cũng như cách họ xử sự. Khi đến lúc quyết định, tôi đã quá căng thẳng đến nỗi đã vẽ ra một cảnh tượng là nhận vật nữ đã đánh nhân vật nam. Tất nhiên là vào thời điểm đó, phần lớn mọi người đều hình dung con gái là phải ngoan và hiền. Vì thế, khi những biên tập viên xem những gì tôi vẽ, họ đã bảo tôi phải ngay lập tức viết lại vì như thế sẽ khiến họ mất hết độc giả. Tuy nhiên, lúc đó tôi xoay sở không kịp vì không thể ngay lập tức sửa lại kịch bản, thế nên bản gốc vẫn được xuất bản. Khi tác phẩm đó được phát hành, tôi nhận được rất nhiều thư, và những người hâm mộ cũng viết một bản dịch của chính mình. Họ nói đó là phần hay nhất của cuốn truyện đó. Chính vì thế tôi nhận ra rằng con gái cũng không phải là quá xa lạ. Con gái và con trai không có gì khác biệt cả, tất cả đều là con người. Sau đó, tôi không còn căng thẳng nữa và cảm thấy dễ dàng hơn khi viết truyện tranh cho cả con gái lẫn con trai.

JAPANIME: Những thành công mà ông gặt hái được có dễ dàng không? Những khó khăn mà ông phải trải qua là gì?

CHIBA: Tôi bắt đầu bằng việc vẽ cho những đứa em trai của mình và cho chính bản thân mình. Sau đó tôi trở thành một hoạ sỹ. Tôi cảm thấy rất may mắn vì ước muốn thuở nhỏ của mình đã thành hiện thực. Nhiều đồng nghiệp và các biên tập viên nói rằng tôi không phải là một hoạ sỹ chuyên nghiệp mà vẫn chỉ là một hoạ sỹ nghiệp dư thôi. ( Cười ) Nhưng một điều chắc chắn là: lúc đầu tôi đến với nghề này chỉ là thú vui, nhưng đến khi nhận được tờ thanh toán đầu tiên, tôi hiểu ra rằng đó là công việc nghiêm túc, tôi sẽ có thể gặp rất nhiều khó khăn. Thế rồi cảm giác đó cứ ám ảnh lấy tôi. Tôi nhận thấy là bản thân mình phải trách nhiệm mang lại niềm vui cho độc giả vì họ phải trả tiền để đọc những gì tôi viết. Tôi nghĩ đó là quan điểm chung của tất cả các hoạ sỹ. Có lẽ là kể từ khi nhận ra điều đó tôi đã phần nào trở nên chuyên nghiệp hơn.

JAPANIME: Ông cảm thấy như thế nào khi được trả công cho một việc mà mình rất thích làm?

CHIBA: Thật là sung sướng và hạnh phúc khi thấy những gì mình vẽ được phát hành rộng rãi. Người họa sỹ không bao giờ nghĩ là họ sẽ kiếm được nhiều tiền từ những tác phẩm của mình. Nhìn lại những năm về trước, tất cả các họa sỹ đều quá nghèo. Chúng tôi muốn thể hiện những gì là vấn đề nổi cộm vào thời điểm lúc bấy giờ. Đối với bất kỳ tác giả nào thì độc giả là rất quan trọng. Tất nhiên là chúng tôi cần xoay sở để sống nhưng điều đó không phải là mối quan tâm chính của chúng tôi. Chúng tôi muốn thể hiện bản thân bằng nghệ thuật của chính mình.

JAPANIME: Thế lúc đó ông có cố gắng để thể hiện một chủ đề chính nào không?

CHIBA: Bây giờ khi nhìn lại, tôi mới thấy rằng trong các tác phẩm của mình tôi luôn cố gắng thể hiện bản chất tốt đẹp của con người. Vì vậy, bằng việc lột tả rất nhiều nhân vật khác nhau, tôi muốn chỉ ra rằng, tất cả mọi người ai ai cũng có một đức tính tốt.

JAPANIME: Ông đã tạo ra một số nhân vật truyện tranh rất được ca ngợi, và “Aa no Joe” ( Joe của ngày mai ) là nổi tiếng nhất. Vậy trong tất cả các nhân vật của mình, ông thích nhân vật nào nhất?

CHIBA: Các nhân vật được tôi vẽ nên vào các thời điểm khác nhau của cuộc đời mình, nhưng tất cả đều là những đứa con của tôi. Thế nên, để nói ra một nhân vật cụ thể mà tôi thích nhất thì thật là khó, vì điều đó có thể sẽ làm cho những nhân vật khác cảm thấy buồn và ghen tị. Nhưng có lẽ Yuka ( trong tập truyện dành cho con gái “Yuka wo Yobu Umi”; Yuka của đại dương ) là nhân vật đáng nhớ nhất đối với tôi. Cô ấy đã làm tôi tỉnh ngộ. Và tôi nghĩ Teppei ( trong truyện “Ore wa Teppei”; Tôi là Teppei ) cũng là một nhân vật yêu thích khác của tôi.

JAPANIME: Tại sao Teppei lại là một nhân vật đặc biệt đối với ông?

CHIBA: Khi còn nhỏ, tôi hay chơi ngoài đường hơn là trong nhà, lúc thì chạy nhảy loanh quanh, lúc thì chơi vật sumô với bạn bè. Nhưng trẻ con bây giờ lại dành hầu hết thời gian ở các trường học đông đúc và những con đường mái vòm. Chúng dường như ít khi có cơ hội tiếp xúc với nhau. Chúng trở nên cứng nhắc và cách biệt đến nối như thể chúng không còn biết “tự do” là gì. Con người cũng giống như động vật thôi, và như những chú gà hay cún con, chúng cần phải được chơi và học hỏi lẫn nhau. Teppei là nhân vật như thế.

JAPANIME: Nói cách khác đi thì trẻ con cần phải học làm trẻ con như thế nào.

CHIBA: Đúng vậy. Nếu không được học điều đó thì đến khi lớn lên, chúng sẽ không hiểu nổi “tổn thương” và “ý tứ” là gì. Đây chính là lo lắng của tôi về giới trẻ Nhật Bản bây giờ.

JAPANIME: Rất nhiều truyện tranh hiện nay có nội dung bạo lực và buồn chán, những câu chuyện về niềm vui và hiạnh phúc hình như đã biến mất vậy. Theo ông thì ngành công nghiệp truyện tranh cần phải thay đổi những gì để định hướng và khuyến khích những hoạ sỹ trẻ sáng tác ra những tác phẩm mang tính nhân văn và thân thiện hơn?

CHIBA: Tôi thấy đây không phải là vấn đề của riêng ngành công nghiệp truyện tranh mà các đối với các vở kịch, các phim truyền hình và cả các trò chơi video cũng vậy. Đó là xã hội mà. Trẻ con bây gìơ không có khái niệm gì về việc “gây tổn thương” cho một ai đó là gì. Tất cả mọi thứ như thế được biết đến qua một trò chơi. Chúng dễ dàng “đánh” hay “giết” người mà không hề nhận ra rằng điều đó đau đớn thế nào và vô cùng tội lỗi. Chúng không hề có thực tế.

JAPANIME: Rõ ràng, khi viết “Aa no Joe” (câu chuyện về một võ sĩ quyền anh trẻ), ông đã phải mô tả tính chất bạo lực của nó. Nhưng ông vẫn chỉ ra tính nhân văn ở mỗi nhân vật. Ông có nghĩ rằng đó là lý do khiến “Aa no Joe” trở nên nổi tiếng khắp nước Nhật và trên toàn thế giới không?

CHIBA: Câu chuyện kể về một cậu bé bình thường, được tiếp xúc với rất nhiều hạng người khác nhau và đã trưởng thành hơn nhờ sự giúp đỡ của họ. Điều đó tạo nên một sự hấp dẫn nào đó. Anh ta gặp được nhiều bạn tốt nhưng cũng phải chạm trán với không ít đối thủ mạnh. Tôi nghĩ tình bạn, sự thành công là những thứ mà bất kỳ độc giả nào cũng muốn đạt được trong cuộc sống.

JAPANIME: Thế ở Joe có những đức tính gì mà độc giả người hâm mộ ạ?

CHIBA: Khi còn trẻ, bạn có rất nhiều lo lắng, băn khoăn về cuộc sống. Bạn sẽ luôn tự hỏi bản thân, “Liệu mình có đang làm việc đúng đắn không nhi?” hoặc là, “Mình phải làm gì bây giờ?” Có một câu nói trong truyện “Aa no Joe” mà có thể tất cả các bạn trẻ đều đồng ý, có thể dịch như sau “Tôi muốn trở thành cát bụi”. Điều đó có nghĩa là: sống hết mình, cống hiến hết mình mà không để lại đằng sau cái gì.

JAPANIME: Ông có nghĩ truyện tranh Nhật Bản đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới không?

CHIBA: Tôi cho rằng truyện tranh của chúng ta phổ biến vì tính tiện lợi của nó, bất cứ lúc nào người đọc truyện tranh có thể xem thoải mái ở nhà. Hơn nữa, truyện tranh Nhật bản thường có một cốt truyện hấp dẫn với những trạng thái tình cảm khác nhau như đố kị, yêu, ghét, ganh đua và nhân đạo. Dĩ nhiên là đã có rất nhiều truyện tranh tuyệt vời mà không phải của Nhật như “Tarzan” và “Siêu nhân”. Hai tác phẩm này khá ăn khách tại Nhật Bản và gây nên ảnh hưởng lớn đối với thế giới truyện tranh của chúng ta.

JAPANIME: Ông có bị ảnh hưởng bởi tác phẩm truyện tranh nào của Mỹ không?

CHIBA: Tôi thích đọc truyện “Blondie”. Bản dịch của nó đã được phát hành trên báo Asahi. Câu truyện đó đã chỉ cho tôi thấy cuộc sống ở Mỹ như thế nào. Ví dụ như trong khi nước Nhật đang còn rất nghèo mà tôi thấy họ đã tích trữ được những chai sữa lớn trong tủ lạnh hay ăn bánh sandwich .

JAPANIME: Theo ông, những cuốn truyện tranh của chúng ta đã giới thiệu được gì về Nhật bản cho bạn bè quốc tế biết?

CHIBA: Tôi tin là thông qua truyện tranh mọi quốc gia có thể giới thiệu cho thế giới biết về nền văn hoá của đất nước mình. Chẳng hạn như ở Châu á, rất nhiều họa sỹ trẻ đã áp dụng phong cách truyện tranh Nhật để miêu tả cuộc sống hàng ngày ở đất nước họ. Tôi đã xem một cuốn truyện tranh của Philippines, mặc dù không thể đọc được ngôn ngữ của họ nhưng tôi vẫn hiểu được phần nào văn hoá của họ qua những tranh ảnh minh hoạ. Vì thế, tôi rất tin tưởng rằng, ngay cả khi có những điểm khác biệt về phong tục, tôn giáo, chúng ta vẫn có thể hiểu được nhau qua những cuốn truyện tranh. Theo tôi, qua các tác phẩm truyện tranh con người thuộc các nền văn hoá khác nhau có thể phần nào hiểu nhau hơn.

JAPANIME: Ông có muốn gửi gắm điều gì đến các hoạ sỹ trẻ yêu thích phong cách truyện tranh Nhật bản trên toàn thế giới không ạ? Những lời chỉ bảo hay động viên, khuyến khích ý tưởng của họ chẳng hạn?

CHIBA: Truyện tranh Nhật Bản được xây dựng dựa trên những đề tài khác nhau. Có thể kể đến một số đề tài như đề tài về triết lý sống, về sự hy sinh hay là về lịch sử. Ngoài ra, truyện tranh còn đề cập đến nhiều vấn đề khác nữa. Đây là điều mà ngay cả những họa sỹ người Nhật như chúng tôi mãi sau này mới nhận ra. Truyện tranh là một phương tiện tuyệt vời để chia sẻ và truyến đạt ý tưởng cũng như cảm nghĩ của mình mà không cần phải sử dụng đến ngôn từ. Vì thế tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi mọi người đã chọn truyện tranh làm phương tiện để thể hiện bản thân. Và còn tuyệt vời hơn nữa nếu như truyện tranh có thể mang lại hạnh phúc và hoà bình cho thế giới.



KenhSinhVien.Net-personagens-tetsuya-chiba.jpg

Nhân vật Teppi cùng những nhân vật trong truyện của ông


Nguồn NXB Kim Đồng
 
Oy ôi hồi nhỏ nghiền suốt , giờ có người cũng kêu giống siêu quậy Teppi nè:))
Đọc truyện nhìu ảnh hưởng cũng nên =))
Ca Newsun đổi ava oy ak, thấy lạ hoắc @-)
 
Rất thích tác giả này!!!
Một tác giả chuyên viết truyện cho người nghèo!!!
Trong bức ảnh có cả gia đình Michi - Đứa con của đảo và Kunimatsu giá lâm kìa!!!
 
×
Quay lại
Top Bottom