Phỏng vấn đạo diễn: Satoshi Kon

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.439
Phỏng vấn Satoshi Kon

KenhSinhVien.Net-16301-620x-satoshi-kon-rip.jpg


Lần đầu tiên ông ra mắt khán giả với tư cách là đạo diễn cho bộ phim "Perfect Blue" vào năm 1997, rồi sau đó ông tiếp tục đi sâu khám phá về đề tài lịch sử của Nhật Bản dưới con mắt của một bậc thầy trong lĩnh vực sử thi tình cảm qua tác phẩm "Millenium Actress". Và giờ đây, sau khi tạm hoàn thành 2 tác phẩm mới nhất là "Tokyo Godfathers" và "Paranoia Agent" Satoshhi Kon nói chuyện với chúng tôi về thế giới điện ảnh Hollywood, về sự phổ biến rộng rãi của truyện tranh Nhật Bản trên thế giới và về việc kiếm tiền như thế nào.

Japanime (J): Thưa ông, ở Nhật Bản có phải khi tiến hành làm một bộ phim hoạt hình nào các nhà sản xuất cần phải ý thức được rằng mình làm phim không chỉ giành cho độc giả trong nước mà là trên toàn thế giới không?

Kon (K): Không hoàn toàn như vậy. Không phải là tôi không nghĩ đến người xem nhưng những tác phẩm của tôi không nhất thiết phải hướng quá nhiều đến độc giả. Tôi làm phim dựa trên những gì tôi tâm đắc. Nếu tôi làm phim chỉ cốt làm hài lòng khán giả thì tôi đã trở thành người sản xuất tiền chứ không phải là nhà làm phim.

J: Nhưng thưa ông tiền bạc là một vấn đề khá quan trọng. Ngay tù lúc lập kế hoạch sản xuất phim ông có nghĩ đến liệu bộ phim này có mang lại doanh thu lớn không?

K: Tôi chưa bao giờ nghĩ đến liệu bộ phim của mình có mang lại doanh thu lớn hay không. Đó là công việc của nhà sản xuất chứ không phải của tôi. Dĩ nhiên là chúng ta không thể tiến hành sản xuất một bộ phim mà nó không có triển vọng mang lại lợi nhuận gì. Chẳng hạn như trong dự án sắp tới, chúng tôi phải dựa vào rất nhiều nhân tố để mà chọn lựa xem sẽ sản xuất bộ phim nào. Vấn đề ngân sách rất quan trọng do đó mà chúng tôi không thể không tính đến. Nhưng một điều cơ bản là những vấn đề nào đang diễn ra trong xã hội đang là vấn đề nổi cộm, là hấp dẫn đối với những người sản xuất phim chúng tôi.

J: Ông đang nói đến xã hội. Những bộ phim của ông được đánh giá là mang tính xã hội rất cao. Chẳng hạn như, trong "Millenium Actress" ông đã hướng tác phẩm của mình đến những người già và đề cập đến vấn đề họ được đối xử thế nào trong xã hội Nhật Bản. Người phóng vên trẻ tuổi trong câu chuyện không muốn nói chuyện với người già, nhưng dần dần anh ta tỏ ra kính trọng đối với bà lão hơn.

K: Thực ra chúng tôi hoàn toàn không có ý tưởng này từ trước, mọi chuyện bắt đầu khi chúng tôi bắt tay vào việc sản xuất phim. Luôn luôn có một khoảng cách khá lớn giữa các thế hệ ở Nhật Bản, do đó các vấn đề thuộc vệ thế hệ và văn hoá nghệ thuật không mấy khi phát triển với nhau. Tôi tin rằng văn hoá và lịch sử sẽ thay đổi theo dòng thời gian, chắc chắn là như vậy. Tuy nhiên đôi khi có những thứ không quá cứng nhắc theo quy luật của nó. Do đó tôi cố gắng gợi ra những gì thuộc về truyền thống qúy báu mà nước Nhật tồn tại qua các thế hệ khác nhau để thế hệ ngày nay có thể cảm nhận được sợi dây liên kết họ với quá khứ.

J: Ông có nhận ra điểm tương tự trong cách sống của xã hội chúng ta hiện nay và ông dự đoán thế nào về tương lai qua các bộ phim?

K: Vâng có chứ, khi bạn vứt một trong số những đồ đạc cũ của mình đi chính là lúc bạn đang ném đi những ký ức và kỷ niệm trong quá khứ của mình. Tương tự như khi bạn đi thẩm mỹ một bộ phận nào đó trên cơ thể mình. Nếu như việc làm này là đáng sợ đối với một số người thì tôi nghĩ đó là bởi vì giữa họ và những thứ đó đã có một sợi dây liên hệ gắn bó mật thiết với nhau. Còn nếu ai vô cảm thì hành động đó chẳng khiến họ bận tâm.

J: Đó có phải là thông điệp ông muốn gửi gắm đến khán giả sau khi họ dời rạp chiếu phim không?

K: Khán giả cảm thấy thế nào sau khi xem phim tuỳ thuộc vào bản thân họ. Tôi không có tham vọng áp đặp suy nghĩ của mình vào khán giả. Không phải khán giả nào xem xong cũng suy nghĩ về nội dung của bộ phim vừa xem. Tuy nhiên có một số khán giả rất tâm huyết, họ thực sự trăn trở với những gì những nhà làm phim cố gắng truyền tải đến họ, điều này khiến tôi rất hạnh phúc.

J: Tôi nghĩ ông sẽ rất là vinh dự và xúc động nếu quả thật có những khán giả sau khi xem phim xong một vài ngày sau vẫn còn tiếp tục suy nghĩ về nó.

K: Vâng chắc chắn rồi, nhưng đó chỉ là một lý do khiến tôi cảm thấy hạnh phúc mà thôi, thực sự còn có nhiều điều tuyệt vời hơn cả thế. Trong bộ phim "Millenium Actress" tôi có gửi gắm rất nhiều thông điệp đến khán giả và nếu như sau khi bộ phim được trình chiếu có một ai đó đang yêu nhưng vẫn đầu hàng trước tình yêu, đến gặp tôi và nói rằng sau khi xem bộ phim này, anh ấy hay cô ấy đã có can đảm để bày tỏ tình yêu của mình. Đó mới là điều tôi mong ước, chờ đợi nhất.

J: Dĩ nhiên là ông luôn hy vọng khán giả sẽ tự mình khám phá ra nghệ thuật ẩn chứa bên trong những hình ảnh hoạt hình của mình.

K: Vâng, tất nhiên là thế. Sẽ rất tuyệt vời và vinh dự cho tôi khi nhận được những lời tán dương ca tụng. ....

J: Ông đã khởi nghiệp với tư cách là một hoạ sĩ hoạt hình manga. Tại sao ông lại chọn một công việc liên quan đến nghệ thuật?

K: Không có lý do chính nào quyết định đến sự lựa chọn của tôi. Đơn giản tôi chỉ muốn làm một công việc nào đó mà tôi có thể thoả sức vẽ ra những hình ảnh hoạt hình mà tôi yêu thích. Tôi yêu tranh ảnh. (Nếu phải so sánh bản thân tôi với nhân vật chính trong "Millennium Actress", và cô ấy phải đối diện biết bao nhiêu khó khăn, thử thách khi gắng sức theo đuổi tình yêu của mình thế nào , tôi vẽ và thể hiện những gì mà tôi đã trải qua.)

J: Còn những nhân vật trong các bộ phim khác của ông có gì đó liên quan đến ông không ạ?

K: Cũng có nhân vật nọ nhân vật kia, tôi nghĩ là tất cả những nhân vật của tôi đều mang một nét gì đó của tôi.

J: Ông đã phải thay đổi như thế nào từ một họa sĩ hoạt hình thành nhà đạo diễn phim truyện?

K: Cũng rất khó để tóm tắt quá trình thay đổi đó chỉ trong một vài câu...Khi tôi còn đang là họa sĩ vẽ tranh biếm họa đã có một người bên sản xuất hoạt hình chú ý tới công việc của tôi và ngỏ ý muốn tôi cộng tác với họ. Tất nhiên tôi không được làm đạo diễn ngay mà chỉ là người ....Dần dần tôi trở nên thạo với công việc này hơn và họ gợi ý tôi thử chuyển sang làm đạo diễn xem thế nào. Rồi tôi quyết tâm thử sức với công việc mới này và đã thành công, cánh cửa nghệ thuật cứ thế dẫn tôi đến nghề đạo diễn phim truyện.

J: Truyện tranh Nhật Bản rất được ưa chuộng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở khu vực Bắc Mỹ và hầu như tất cả các tác phẩm của ông đều được tán dương ca ngợi ở mọi nơi. Ông có biết lý do tại sao truyện tranh Nhật Bản lại có sức hấp dẫn đối với độc giả ở các quốc gia khác đến vậy không? Ông có suy nghĩ gì về xu thế này hiện nay?

K: Tôi cũng thường đặt ra câu hỏi như thế này. Bản thân tôi cũng rất thích được hỏi khán giả những câu hỏi tương tự như vậy. Tôi cho rằng lý do cũng giống như lý do giải thích tại sao phim Hollywod lại ăn khách trên phạm vi toàn cầu vậy thôi. Đối với phim của riêng tôi, tôi đoán những gì tôi cho là sẽ thú vị, sẽ hấp dẫn thì khán giả ở những quốc gia khác cũng có chung sở thích với tôi như vậy.

J: Ông có cho rằng dần dần nghệ thuật nói chung hay những môtíp làm phim của từng nước nói riêng sẽ mang tính toàn cầu không? Sự khác nhau giữa phim hoạt hình của các nước Bắc Mỹ và của Nhật Bản sẽ trở nên mờ nhạt hơn không?

K: Không, tôi không cho là như vậy. Nhìn chung các tác phẩm nghệ thuật của Mỹ nhìn sự vật xung quanh mình trên đôi cánh của thiên thần. Chẳng hạn như, hãng Disney hay Dreamworks có thể áp dụng công nghệ làm phim hoạt hình của Nhật Bản vào việc sản xuất phim nhưng lúc đó chắc chắn khán giả sẽ phát biểu rằng đó là sản phẩm của phim hoạt hình Nhật Bản.

J: Điều này có khiến ông ngạc nhiên không khi vè mặt cơ bản Hollywod đã thất bại trong nỗ lực sản xuất phim hoạt hình theo phong cách hoạt hình của Nhật Bản?

K: Tôi nghĩ điều này cũng sẽ xảy ra nếu hãng phim Nhật Bản áp dụng phong cách nghệ thuật của Mỹ mà thôi.

J: Nhưng các hãng làm phim của Mỹ sẽ vẫn kiên trì theo đuổi-một nhà sản xuất phim người Mỹ quả quyết như vậy.

K: Dù là phim hoạt hình hay phim hài của Nhật Bản thì chúng phải được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm thực tế, những suy nghĩ cũng như là những sắc thái tình cảm khác nhau của người Nhật trong cuộc sống hàng ngày, do đó những ai không có được những suy nghĩ đó giống như người Nhật chúng ta thì không thể nào tạo nên bất kỳ thước phim hoạt hình mang mầu sắc Nhật Bản được.

J: Ông vừa mới cho ra mắt một loạt phim trên thị trường Mỹ và rất nhiều quốc gia khác nữa, liệu ông đã bao giờ nghĩ đến mình sẽ sản xuất phim cho một hãng nào đó của Mỹ không?

K: Tôi chưa bao giờ có suy nghĩ như vậy nhưng nếu tôi được mời hợp tác với họ tôi sẽ suy nghĩ . Tuy nhiên bất kể đó là hãng Disney hay Dreamworks tất cả những bộ phim của họ phải lôi kéo được khán giả nói chung. Nghĩa là mục đích của việc làm phim đối với họ không phải dựa trên yếu tố giải trí thuần tuý mà hơi có gì đấy liên quan đến lợi nhuận. Và tôi làm việc không phải đơn giản chỉ vì tiền do đó nếu đó là những gì họ muón ở tôi, tôi không thể hợp tác được với họ một cách thành công.

J: Thật ấn tượng. Nó khiên tôi nhớ đến John Woo. Rất nhiều người hâm mộ đã nói rằng những bộ phim của ông ta không còn được hay như hồi trước khi ông ấy chuyển đến làm việc cho một hãng phim của Mỹ.

K: Tôi tin rằng rất nhiều đạo diễn tài năng của chúng ta-những người chuyển đến Mỹ làm việc đều phải hy sinh tài năng của chính bản thân họ để đánh đổi lấy giá trị của đồng tiền.

J: Tuy nhiên ở Hollywood họ có nhiều cơ hội để thực hiện những ý tưởng sáng tạo hơn.

K: Đúng vậy. Đây là ý kiến của riêng tôi nhưng tôi cũng đã nghe một số người khác phát biểu rằng: đạo diễn của rất nhiều bộ phim ăn khách của Hollywood đều là người nước ngoài. Nhưng điều này cũng có nghĩa là Hollywood cũng có phong cách của riêng nó xét cả trên khía cạnh văn hoá và tài chính. Cũng giống như quân đội Mỹ: họ vẫn tham gia vào chiến dịch gìn giữ vững hoà bình ở khắp mọi nơi trên thế giới, điều này tốt thôi, nhưng những đối tượng trực tiếp chịu tác động của chiến dịch này lại có thái độ phản ứng khác nhau. Một thứ mà tôi chắc chắn không ưa gì đó là các hãng phim Mỹ thường mua bản quyền sáng tác từ những nước khác chẳng hạn như ở châu Âu hay châu á rồi mang về nước mình để xào xáo lại khiến nó trở thành đứa con đẻ của mình. Tất nhiên là những người chủ thực sự của các cuốn phim này cảm thấy hài lòng vì điều đó do đó tôi cho rằng việc này sẽ còn tiếp diễn chừng nào mà họ vẫn còn cảm thấy mãn nguyện về điều này và mong ước rằng Hollywood sẽ ngày càng sản sinh ra những bộ phim ăn khách trên toàn thế giới bằng chính bản thân họ.

J: Và đó cũng là điều đang xảy ra đối với những bộ phim mới nhất của ông không. Những bộ phim của ông đều không bị kiểm duyệt và không được thuyêt minh, mà chỉ có phụ đề tiếng Anh. Nhiêu ý kiến cho rằng: "Đó qủa là một ý tưởng tuyệt vời. Chúng ta hãy sản xuất những bộ phim hoạt hình của Mỹ theo cách đó".

K: Vâng. Khi xem phim tôi thích xem có phụ đề tiếng Nhật. Đó là bởi vì ngay dù tôi không hiểu tiếng Anh, tôi vẫn cảm rnhận được những sắc thái tình cảm của diễn viên truyền tải thông qua giọng nói của họ. Còn đối với tôi xem phim lồng tiếng sẽ làm mất đi giá trị của bộ phim. Do đó tôi cực kỳ hài lònh khi mà nhũng bộ phim của tôi đuợc trình chiếu với nguyên bản phụ đề.

J: Mặc dù "Perfect Blue" được thuyết minh bằng tiếng Anh. Ông cảm thấy thế nào về điều này?

K: Đó không phải là ý tưởng của tôi. Nói thực với anh, tôi cũng đã xem nó đâu nên tôi khong muốn bình phẩm gì nhiều. Tôi có bản sao cuốn phim đó nhưng... Đối với tôi việc xem bộ phim này có tiếng thuyết minh đẫ làm giá trị của bản thân nó đi rất nhiều so với nguyên bản bằng tiếng Nhật. Tuy nhiên bất kể bộ phim đó có phụ đề hay thuyêt minh thì tôi luôn hy vọng có càng nhiều người xem càng tốt.

J: Nhưng ông vẫn thích nó không được thuyết minh hơn đũng không?

K: Vâng, đúng thế.

J: Ông có cho rằng sự thành công vang dội của những bộ phim do ông sản xuất nói riêng và của phim hoạt hình Nhật Bản nói chung sẽ mở ra một chân trời rộng lớn cho các đạo diễn ở Nhật Bản không? Hay là nó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với các họa sĩ và đạo diễn mới vào nghề bởi vì sức quyến rũ của đồng tiền luôn vẫy gọi họ ra nước ngoài làm việc.

K: Tôi không nghĩ mọi thứ có thể thay đổi như thế. Chúng ta-những nhà sản xuất phim trong nước không biết nhận thức hết được về những ảnh hưởng của phim hoạt hình Nhật Bản ở bên ngoài lãnh thổ quốc gia.Trong những lần tham dự liên hoan phim quốc tế qua những cuộc phỏng vấn giao lưu ở đây, tôi nhận được rất nhiều sự yêu mến của khác giả và tôi mong muốn có thể phát triển ngành sản xuất phim hoạt hình của Nhật Bản rộng rãi tại nhiều quốc gia khác nhau. Sẽ thật là tuyệt vời nếu có những nhà đầu tư hảo tâm sẵn sàng hợp tác với các nhà làm phim tương lai-những người mà bản thân họ hiện tại chưa có đủ vốn để là nên những bộ phim của riêng mình. Nhưng rồi lại cũng giống như "The Animatrix" họ cũng sẽ chẳng gạt hái được thành công gì đáng kể ở thế giới điện ảnh Hollywood đâu.

J: Nhưng có một điều tôi đang băn khoăn là liệu nhu cầo của người xem cũng như là nguồn tài trợ từ nước ngoài có đủ giúp ngành công nghiệp phim hoạt hình Nhật Bản phát triển hay không?

K: Trong một chừng mực nào đó tôi hoàn toàn tin tưởng vào việc này. Ví dụ như "Tokyo Godfathers" khi được sản xuất ra thì phù hợp với thị hiếu của cả khán giả Mỹ và Nhật Bản. Trước đây, những điều như thế tưởng chừng như không bao giờ xảy ra. Tôi đã không chủ định giới thiệu "Millennium Actress" ở các quốc gia khác, mãi đến khi hãng phim Dreamworks đến đặt vấn đề với tôi thì lúc đó chúng tôi mới quyết định. Còn đối với "Tokyo Godfathers" thì hãng truyền hình Sony đã đến đặt vấn đề muốn hợp tác với tôi để giới thiệu bộ phim này ra nước ngoài trước khi tôi bắt đầu tiến hành sản xuất.

J: Điều này có ảnh hưởng đến công đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất bộ phim này không?

K: Không một chút nào là đằng khác, tôi không muốn làm một cái gì đấy trên mức đặc biệt nếu chỉ vì lý do nó sẽ được trình chiếu ở nước ngoài.

J: Khi còn bé thì phim manga nào phim hoạt hình nào ông thích nhất? Nó đã ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của ông như thế nào?

K: Đối với thể loại manga, tôi rất thích các tác phẩm của Osamu Tezuka, còn đối với phim hoạt hình thì bất kể bộ phim nào được yêu thích thời đó tôi đều mê cả, "Space Battleship Yamato", "Mobile Suit Gundam", "Mirai Shonen Conan". Trong 3 bộ phim này tôi không thích bộ phim nào hơn bộ phim nào cả. Giờ đây thì tôi đã có được những bộ phim hoạt hình của riêng mình, tôi không bao giờ cố gắng bắt chiếc những tác phẩm mà tôi đã xem khi còn nhỏ. Nếu ai muốn có cảm giác sợ hãi của những bộ phim tôi đã xem hồi nhỏ, tôi sẽ phát lại cho họ xem những bộ phim đó thay vì việc tôi xào xáo lại tác phẩm đó. Tôi không ưa công việc đó một chút nào, tất nhiên có một số trường hợp ngoại lệ như "Gundam" chẳng hạn, việc sản xuất lại bộ phim này là rất cần thiết cho ngành công nghiệp sản xuất phim của chúng ta. Nhưng đứng trên phương diện cá nhân mà nói tôi không muốn thực hiện việc đó.

J: Ông đã từng thử sức làm phim truyền hình nhiều tập, có đúng không ạ?

K: Tôi vừa mới hoàn thành bộ phim 13 tập với nhan đề "Paranoia Agent".

J: Ông thấy thế nào? Công việc đó chắc là khác hẳn với việc làm phim nhựa?

K: ồ vâng, với thể loại phim truyền hình nhiều tập tôi có thể thoả sức sáng tác bao nhiêu tuỳ thích.

J: Ông có ý định thực hiện tiếp chứ?

K: Phim nhiều tập á? Để làm một bộ phim nhiều tập phải tốn khá nhiều công sức. Tôi định tôi sẽ tạm dừng công việc sản xuất lại một thời gian cho lại sức và chắc chắn trước khi quá già tôi sẽ cố gắng thực hiện thêm một bộ phim dài tập nữa.

J: Liệu "Paranoia Agent" có được công chiếu tại nước ngoài không ạ?

K: Hãng phim Geneon Entertaiment của Mỹ ngay từ đầu đã là nhà tài trợ cho bộ phim này do đó mà việc "Paranoia Agent" sẽ được trình chiếu ở nước ngoài là có khả năng.

J: Nó sẽ được phát hành duới dạng video hay công chiếu trên các rạp chiếu phim trước?

K: Nó có vẻ không phù hợp lắm với thị hiếu của dân Bắc Mỹ. Có thể là những người dân Mỹ bình thường sẽ rất ngạc nhiên khi xem nó.

J: Liệu một số cảnh trong phim được coi là không phù hợp khi chiếu ở nước ngoài có bị cắt đi không ạ?

K: Tôi không quan tâm về vấn đề này lắm nên thành thực mà nói tôi không rõ họ sẽ xử lý như thế nào?

J: Nếu phim của ông bị cắt một số cảnh ví lý do không phù hợp với văn hoá Bắc Mỹ, ông có cảm thấy bị tổn thương không?

K: "Nó không quá tồi" tôi có thể nói như vậy. Tất nhiên nếu tôi có khả năng ngăn chặn được những việc làm đó, tôi sẽ cố gắng hết sức. Tuy nhiên việc sửa đổi lại nội dung phim cho phù hợp như thế cũng là để phù hợp với từng nền văn hoá khác nhau mà thôi nên khó có thể tránh khỏi. Tôi nghĩ việc ghép phụ đề cho phim cũng là một hình thức sửa đổi nội dung của tác phẩm bởi đôi khi nội dung lời thoại của nhân vật không thể dịch một cách chính xác thông qua phụ đề. Điều đó khó có thể tránh khỏi. Do đó quan trọng là ở bất kỳ một bản sao nào, dù có ít sửa đổi nhất đi chăng nữa thì ý chính của tác phẩm vẫn phải được giữ nguyên. Tôi tâm nguyện rằng : "Làm thế nào thì làm nhưng tác phẩm mình làm ra phải có hồn, phải gây ta một ảnh hưởng nào đó với khán giả."

J: Hiện nay ông đang thực hiện kế hoạch gì và ông có dự định gì trong tương lai?

K: Tuần trước tôi vừa mới hoàn thành xong "Paranoia Agent" và sau cuộc phỏng vấn này, tôi và các đồng nghiệp sẽ ên kế hoạch để thực hiện những dự án tiếp theo. Vẫn sẽ là phim truyện nhưng tôi chưa thể tiết lộ quá nhiều vào lúc này.

J: Ông muốn nói gì thêm về bản thân ông và những bộ phim ông làm không?


K: Có một vài điều tôi trông chờ ở khán giả trong nước cũng như nước ngoài: Tôi muốn họ cảm nhận và đánh giá những bộ phim tôi theo quan điểm của riêng họ mà không bị tác động hay ảnh hưởng bởi những lời phê phán haychỉ trích, và cũng không quá băn khoăn về cách tôi tiếp cận vấn đề và giải quyết vấn đề của tôi. Tôi cho rằng mỗi nhà làm phim có những cách làm phim của riêng mình.

Nguồn NXB Kim Đồng​
 
×
Quay lại
Top Bottom