- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Bộ phim "Ghost in the shell" đã được trình chiếu nhưng đó mới chỉ là phần một của câu chuyện. Những cảnh tượng hãi hùng trong bộ phim khoa học giả tưởng này khiến khán giả phải tò mò về số phận của các nhân vật và lo lắng cho tương lai của loài người nói chung. Phần tiếp theo của bộ phim "Ghost in the shell" với tiêu đề "Innocence: Ghost in the Shell"đã giải đáp thoả mãn được phần lớn các thắc mắc trên thậm chí còn khai thác thêm được nhiều khía cạnh mới. Tác giả Mamoru Oshii hôm nay sẽ nói chuyện cụ thể cho chúng ta về 2 bộ phim này.
Japanime (J): Bộ phim mới nhất của ông, "Innocence: Ghost in the Shell" đã đề cập đến một xã hội tương lai mà ở đó ranh giới giữa nhân phẩm con người và sự phát triển của khoa học kỹ thuật là rất mong manh, rồi cả những vấn đề mà xã hội ngày nay đang phải đối diện như những gì thuộc bản chất tự nhiên của con người và những gì do trí thông minh con người tạo ra. Ông cho rằng "Innocence" là một bộ phim mang tính khoa học giả tưởng hay ông tin rằng nó sẽ có khả năng trở thành hiện thực.
Oshii (O): Có lẽ vấn đề này tôi sẽ quay trở lại nói đến sau. Do đây là một bộ phim là khoa học giả tưởng nên tất cả được dựng lên theo trí tưởng tượng của tôi. Nhưng tôi tin rằng không vì thế mà khán giả cảm thấy nội dung của bộ phim đi quá xa hiện thực mà họ hoàn toàn có thể hiểu được những gì tôi muốn chuyển tải đến họ.
J: Bộ phim này ông chủ định làm để phục vụ đối tượng khán giả nào?
O: Bộ phim này tôi làm không phải là dành cho học sinh tiểu học. Chúng chưa thể hiểu được hàm ý sâu xa của bộ phim mặc dù nội dung chúng có thể nắm bắt được. Có thể nói "Innocence" là bộ phim tôi làm dành cho người lớn.
J: Xã hội mà ông tưởng tượng ra có khiến ông hãi hùng không?
O: Hoàn toàn không thậm chí tôi còn có cảm giác như mình là một phần của cái xã hội đó. Với những điện thoại di động, những máy móc tối tân hiện đại xã hội loài người chúng ta đang từng bước từng bước một khởi động cái thế giới tuơng lai đó. Thế rồi khi không thích nữa, con người ném chúng đi như. Điều này được phản ánh qua cảnh những nhân vật trong phim vứt bỏ những phát minh mang tính máy móc đó khi mà chúng không còn là hiện đại, là tối tân nữa. Lúc này đây, sự đối lập nằm ở bên trong và bên ngoài bản thân mỗi chúng ta.
J: Vậy là ông đã phát hiện ra những điểm tương tự trong xã hội hiện nay với xã hội tương lai mà ông đã dự đoán trong phim?
O: Vâng, đúng thế. Khi chúng ta quẳng một đồ đạc gì đi thì nó đồng nghĩa với việc chúng ta đang rũ bỏ những ký ức của chúng ta với đồ vật đó và đang tìm cách tìm ra những cái khác hiện đại hơn để thay thế. Nó cũng giống như khi bạn phẫu thuật một bộ phận nào đó trên cơ thể. Điều này sẽ thật là kinh khủng, không thể tưởng tượng nổi đối với một số người bởi vì đối với họ những bộ phận trên cơ thể con người là những thứ bất di bất dịch, không thể thay đổi, họ thực sự gắn bó với nó, còn đối với những ai vô cảm thì điều này chẳng có ý nghĩa gì đối với họ.
J: Tham vọng của con người là bất tận, ông có cho rằng loài người chúng ta cần phải biết trân trọng những phát minh mà chúng ta đang có trước khi chuyển sang thực hiện những tham vọng tiếp theo không?
O: Khi bạn thay đổi một cái gì đó trên cơ thể mình, nó đồng nghĩa với việc bạn đang tự mình làm mới bản thân mình bằng những công nghệ hiện có. Tôi không đề cập đến việc đó tốt hay xấu, nhưng tôi nghĩ hành động đó cũng phù hợp với bản chất con người chúng ta mà thôi, nhu cầu làm mới bản thân luôn là một phần tất yếu của cuộc sống. Mặc dù vậy nhưng con người chúng ta thật là phức tạp khi một mặt thì muốn thay đổi, một mặt lại vẫn muốn giữ những gì thuộc về bản chất tự nhiên của con người.
J: Ông có tin là những thiết bị thông minh do con người tạo ra sẽ sớm có khả năng tự đọc viết được không?
O: Tôi nghĩ sẽ thật khôi hài khi tin rằng rô-bốt sẽ thay thế được con người. Một câu hỏi đặt ra là khi nào thì con người và rô-bốt cùng song song tồn tại? Hay loài người khác rô-bốt ở những đặc điểm gì? Đó mới là điều chúng ta cần quan tâm. Chúng ta đang sống trong một xã hội mà mọi thứ làm ra chỉ dùng một lần, chẳng hạn như khi bạn thấy chán chiếc máy quay camera, bạn vứt nó đi và mua một cái mới.
J: Thông điệp mà tôi nhận được khi xem xong bộ phim của ông là loài người chúng ta cần phải suy nghĩ kỹ trước khi quyết định vứt cái gì đi bởi vì nếu đứng về mặt xã hội nếu bạn dễ dàng vứt bỏ đồ đạc của bạn đi thì cũng sẽ rất dễ dàng vứt bỏ những cá nhân khác những con người khác trong xã hội. Vấn đề ly dị rồi chiến tranh sẽ không còn là vấn đề xa vời nữa. Bộ phim như một lời cảnh tỉnh đúng lúc với những gì đang diễn ra trên thế giới ngày nay.
O: Vứt bỏ những chiếc máy tính cũ hay những thiết bị hiện đại đã lỗi thời,
nâng cấp và cải tiến chúng là các bước khác nhau của quá trình chúng ta thay thế dần dần một phần cơ thể mình. ở Nhật Bản đã có rất nhiều trường hợp cha mẹ bỏ rơi con cái hay thậm chí là giết con cái mình. Do đó tôi cho rằng vấn đề cơ bản là con người không hiểu gì về bản thân mình. ý tôi không phải là về vấn đề thể chất của con người chúng ta mà là cái cách con người tiếp cận thế giới xung quanh mình, về giá trị của sự sống. Nhân văn và nhân đạo, vâng ngay lúc này đây chúng ta cũng đã lạm dụng việc sử dụng những từ ngữ này. Tôi cho rằng chúng ta cần phải hiểu rõ ý nghĩa sâu xa của những tưf ngữ này hơn.
J: Ông chủ định gửi gắm thông điệp của mình đến khán giả Nhật Bản hay đến cả nhân loại trên trái đất này?
O: Tôi không chủ định hướng tới khán giả Nhật Bản hay một quốc gia cụ thể nào cả, thông điệp của bộ phim này đứng trên quan điểm của một người dân Nhật Bản và sống ở Nhật Bản.
J: Những bộ phim trước đây của ông đã từng được công chiếu ở Bắc Mỹ và rất nhiều quốc gia khác, chẳng hạn như , bộ phim "Ghost in the Shell" đã được thuyết minh sang tiếng Anh, do đó chắc chắn rằng những bộ phim đó cũng sẽ giúp ông truyền tải phần nào đó những thông điệp đến khán giả ở nước ngoài. Ông có suy nghĩ gì về sự thịnh hành của thể loại phim manga và phim hoạt hình Nhật Bản hiện nay trên thế giới ?
O: Tôi nghĩ rằng không phải mọi vấn đề đều được thể hiện một cách dễ dnàg trong phim hoạt hình. Phim hoạt hình Mỹ khác với phim hoạt hình châu Âu. Về hình thức có thể giống nhau nhưng chẳng hạn như, một người dân Nhật Bản bình thường hiểu rất ít về chiến tranh ở Việt Nam vậy chúng ta phải làm thế nào để truyền tải được sự khốc liệt của chiến tranh vào phim truyện. Nếu chúng ta gây được ảnh hưởng đối với khán giả thì thật tuyệt vời. ở Bắc Mỹ và châu Âu, những bộ phim của tôi chủ yếu chỉ mang tính giải trí bởi vì dẫu sao văn hoá, lịch sử của họ cũng có nét gì đó tương đồng với chúng ta, họ hiểu những gì tôi nói. Nhưng ở Trung Đông hay ở những quốc gia theo đạo Hồi thì tôi không rõ phản ứng của khác giả sẽ như thế nào khi xem xong phim của tôi. Đó là những trơ ngại tôn giáo mà phim hoạt hình của chúng ta phải vượt qua. Tôi không có ý là chúng ta cần phải xây dựng một nền văn hoá toàn cầu nhưng những nền văn hoá khác nhau với những tín ngưỡng khác nhau thực sự là vấn đề chúng ta không được phép sao nhãng. Thực chất tình hình tại Iraq hiện nay là hậu quả của vấn đề này.
J: Hiện nay ở Mỹ phim hoạt hình Nhật Bản rất ăn khách, đây sẽ là tín hiệu đáng mừng hay sẽ là trở ngại đối với ngành sản xuất phim hoạt hình Nhật Bản bởi đồng nghĩa với nó là sẽ càng ngày có nhiều nàh sản xuất phim hoạt hình của chúng ta tìm kế sinh nhai tại Hollywood?
O: Vấn đề tiền bạc luôn là vấn mấu chốt trong bất kỳ công việc sản xuất nào. Tất nhiên nếu điều này xảy ra ở Iran hay Iraq thì tôi phải băn khoăn chứ nếu phim hoạt hình của chúng ta ăn khách tại thị trường Mỹ thì đó là điều thuận lợi lớn. Chúng ta không làm phim theo yêu cầu, chúng ta không thể nào làm được một bộ phim khi có ai bắt chúng ta phải làm thế này hay làm thế kia. Bất kỳ bộ phim nào muốn đi vào lòng người đọc cũng phải dựa trên ý tưởng và sự đào sâu suy nghĩ của bản thân tác giả. Nhưng tại thời điểm hiện nay, điều đó là không thực tế, khó có khả năng xảy ra. Để thực hiện được những bộ phim như vậy, ngay từ lúc bắt đầu thực hiện việc làm phim, cần phải bàn bạc trao đổi cụ thể về vấn đề tài chính với bạn hàng Mỹ, nhưng những vấn đề liên quan đến dựng cảnh thì chúng ta phải thực hiện tại Nhật. Hollywood là một cái gì đấy khá đặc biệt và khác thường, nó cũng tương tự như đất nước Mỹ vậy: có thể nói nó có sức mạnh và tầm ảnh hưởng to lớn nhưng nó ngần ấy vẫn chưa đáp ứng mọi nhu cầu của người dân. Thế giới Hollywood đó hùng mạnh thật đấy những không thực tế. Điều này không có nghĩa là tôi không muốn hợp tác sản xuất với các nhà làm phim của Hollywood mà tôi chỉ muốn nhắc nhở các nhà làm phim Nhật Bản suy nghĩ về vấn đề này một cách thấu đáo mà thôi.
J: Thưa ông, "Innocence" sẽ được công chiếu ở Bắc Mỹ chứ?
O: Vâng, hãng phim Dreamworks sẽ chịu trách nhiệm phát hành.
J: Và sẽ có lồng tiếng Anh?
O: Tôi nghe nói là họ sẽ ghép phụ đề bởi vì những bộ phim trước lồng tiếng có vẻ không được khán giả đón nhận lắm.
J: Ông hài lòng với việc những bộ phim của mình được công chiếu trong nước phạm vi nước Nhật thôi hay đối với ông điều quan trọng hơn là phải có đuợc những bộ phim đến được với độc giả trên toàn thế giới.
O: Tất nhiên là tôi mong những tác phẩm mình làm ra càng có nhiều người xem càng tốt, những đó không phải là mục đích chính của tôi. Tôi nghĩ bộ phim nào đáng được mọi người trên thế giới biết đến thì tự bản thân nó sẽ tìm cách đến với họ. Chẳng hạn như hãng Dreamworks không dịch phụ đề cho các bộ phim của tôi nhưng nếu mọi người thích nó, họ sẽ tìm cách này hay cách khác để xem nó bằng được, ví dụ như là mua DVD. Nhà sản xuất nên nghiên cứu kỹ về thị trường của mình. Tôi cũng phải có trách nhiệm đối với những đứa con tinh thần mà mình tạo nên và phải biết xem cảm nhận của cũng như suy nghĩ của khán giả như thế nào khi họ xem xong nó. Chúng ta đang sống ở một thời đại mà nghệ thuật không chỉ bó hẹp trong phạm vi biên giới lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào.
J: Là một đạo diễn phim truyện công việc của ông là phải truyển tải những tác phẩm manga ra màn ảnh rộng. Chắc hẳn ông đã từng cộng tác với một vài tác giả rất giỏi trong lĩnh vực này. Cảm giác của ông thế nào khi làm việc cùng họ, chẳng hạn như khi ông truyển tải truyện của Masamune Shirow thành phim thì hai ông đã phải hợp tác như thế nào để có thể thực hiện thành công việc truyển tải một tác phẩm manga thành một bộ phim đến với công chúng?
O: Tác giả Shirow là một người khá khác thường. Trong con mắt công chúng ông có vẻ như không được mến mộ cho lắm. Mặc dù tôi cũng chỉ gặp ông ấy một vài lần nhưng tôi thấy ông ấy là một người sống kín đáo, khá là bí hiểm. Khi chúng tôi gặp nhau để bàn bạc về việc làm phim, ông ấy chỉ bảo với tôi rằng :" Tôi thế nào cũng được, anh cứ thích gì thì làm." hay là "Tôi tin tưởng anh do đó mà tôi cũng tin vào những đề xuất của anh." Tôi rất tôn trọng ý kiến của tác giả nhưng khi làm phim thì không phải hoàn toàn tuân theo y trang kịch bản. Mọi thứ lúc đó dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa tác giả và nhà sản xuất. Người Mỹ, họ thường dựa vào những bản hợp đồng thương mại để tiến hành công việc mà ít khi hiểu được mối liên quan giữa chúng. Do đó mà nhữung vấn đề nảy sinh trong quá trình làm phim tất yếu sẽ xảy ra. Giữa tôi và tác giả Shirow tuy có gặp nhau một vài lần nhưng chúng tôi đã xây dựng được lòng tin ở nhau khá nhanh chóng, do đó chúng tôi không đi vào những tiểu tiết khác biệt miễn là chúng tôi có chung quan điểm trong qua trình thực hiện phim. Thế là được.
J: Một vài hãng phim của Hollywood rất muốn dựng lại những bộ phim hoạt hình cổ điển của Nhật Bản như "Dragon Ball", "Astro Boy", và "Lupin" thành những bộ phim hành động, mang tính hiện đại. Ông có bao giờ hình dung bộ phim "Innocence" của mình sẽ trở thành một bộ phim như thế với sự xuất hiện của những ngôi sao điện ảnh như Arnold Schwarenegger hay Meg Ryan không? (Cười)
O: Tôi cho rằng sẽ rất khó để dựng lại "Innocence" thành phim hành động, không phải là về vấn đề kinh phí, mà nội dung của nó khó mà dựng lại theo cách này được. Chúng ta khó có thể hợp tác với rô-bốt một cách dễ dàng và thành công. Đó là lý do tại sao mà tác phẩm "AI" của (Steven) Speilberg không đi được vào lòng khán giả. Con người và rô-bốt, tôi nghĩ phim hành động không phù hợp để miêu tả được mối quan hệ giữa 2 thực thể này. Nhưng nếu có ai muốn thử xem thì cứ tự nhiên, tôi rất háo hức xem nó sẽ như thế nào.
J: Vậy thì Schwarzenegger sẽ không thủ vai Bateau?
O: Khi Shirow viết truyện này, chắc là ông ấy đã suy nghĩ xem ai sẽ đóng vai rồi, có thể một ai đó không phải Arnold. Ai sẽ là một ngôi sao Aikido với với mái tóc đuôi ngựa? Có thể là Stevev Seagal sẽ đóng vai này, còn Togusa sẽ đóng vai Mel Gibson. Tôi không chắc lắm nếu anh muốn biết ró thêm anh phải hỏi ông Shirow.
Nguồn NXB Kim Đồng