- Tham gia
- 15/11/2011
- Bài viết
- 30
Ngay từ lúc Thực dân Pháp vừa nổ súng xâm lược bán đảo Sơn Trà- Đà Nẵng(1858), đến lúc triều đình nhà Nguyễn để mất 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ vào tay Pháp sau hiệp ước Nhâm Tuất(1862)... rồi thừa nhận sự bảo hộ của Thực dân Pháp đối với Việt Nam bằng hiệp ước Patơnốt (1884); Thực dân Pháp đã gặp rất nhiều khó khăn do đi đến đâu chúng cũng vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân ta.
Đó là vì lòng yêu nước của nhân ta sâu sắc kết tinh trong 4000 năm lịch sử. Từ lúc nước Việt Nam vẫn còn các bộ tộc Bách Việt của phía nam Trung Hoa, luôn nằm trong đôi mắt tham vọng của người Hán-bộ tộc có khả năng đồng hóa các dân tộc khác cao nhất trên thế giới, muốn biến nước ta thành quận, huyện của chúng nên nhân dân ta đã kiên cường chống trả quyết liệt các cuộc xâm lăng của các thế lực phong kiến phương Bắc. Mở đầu là cuộc kháng chiến chống 15 vạn quân Tần xâm lược của Thục Phán-An Dương Vương (214-208 TCN). Sau khi An Dương Vương kháng chiến chống quân Nam Việt thất bại (179 TCN) nước ta rơi vào ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc hơn 1000 năm. Nhưng người Việt ta cũng không bị đồng hóa hoàn toàn. Thực tiễn cũng chứng minh dân tộc ta có sức sống dẻo dai, bền bỉ có sức đề kháng cao đối với các âm mưu đồng hóa của các dân tộc lớn mạnh trên thế giới. Kế thừa truyền thống đấu tranh bất khuất của các thế hệ đi trước, nhân dân dưới triều Nguyễn cũng nổi dậy đấu tranh chống cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Có thể nói đây là nguyên nhân gốc rễ của các phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ Bắc chí Nam.
Trong giai đoạn đầu, một bộ phận của tầng lớp đại tư sản Pháp đơn phương tiến hành chiến tranh ở Việt Nam, nền chính trị của Pháp cũng nhiều bất ổn nên không thể viện trợ kịp thời, gây tâm lí hoang man cho đạo quân xâm lược Việt Nam. Do vậy, thực dân Pháp tăng cường cướp bóc các nhu yếu phẩm của nhân dân. Nên các phong trào chống pháp nổ ra còn mục đích bảo vệ cuộc sống bình yên vốn có của xóm làng Việt. Các nhóm nguời này hợp lại thành một vài cuộc khởi nghĩa nhỏ trong các phong trào đấu tranh của nhân dân. Các cuộc khởi nghĩa này hầu hết đều thất bại. Cảm động truớc sự hi sinh của nhân dân, Nguyễn Đình Chiểu viết:
“Nhớ linh xưa
Côi cút làm ăn
Toan lo nghèo khó,
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung.
Chỉ biết ruộng trâu, ở theo làng họ”.
(Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc)
Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược bán đảo Sơn Trà, triều đình nhà Nguyễn đã cùng với nhân dân kiên quyết chống trả. Nhưng sau khi chúng chuyển hướng tấn công Gia Định thì triều đình xuất hiện các xu thế hòa hoãn. Phe của Trần Văn Trung, Lâm Duy Hiệp, Truơng Quốc Dũng chủ trương “Chỉ có phòng giữ là đắc sách. Nay muốn quyết chiến với họ, chưa thấy cái cớ tất thắng mà vạn nhất sai đi lại thêm hoang mang, lấy tư tưởng chủ giữ khách, thi hành kế giữ lâu để đợi họ mệt mỏi”; phe Lê Chí Tín, Đoàn Thọ, Tôn Thất Thường “chuyên nói tới hòa. Công, thủ là việc khó; hòa tuy là hạ sách nhưng là lúc nên để cho quân dân nghỉ ngơi, bằng ngược để cho tháng năm trôi đi thế sợ rằng có cái lo ngoài dự tính”; vua Tự Đức chính sự lại không quyết đoán, mọi việc đều ngả theo số đông của quần thần nên cũng lấy chủ trương hòa hoãn làm trọng tâm trong đuờng lối chống Pháp xâm lược lần thứ nhất của triều đình nhà Nguyễn. Các sử gia ngày nay thường phê phán triều đình nhà Nguyễn vì đường lối sai lầm đó. Ngược lại, nhân dân ta với ý chí kiên cuờng, quyết tâm chống ngoại xâm; cùng với sự bất mãn vốn có với nhà Nguyễn nên nhân dân khắp nơi đều chống lại lệnh vua để đứng lên chống Pháp xâm lược.
Đó là vì lòng yêu nước của nhân ta sâu sắc kết tinh trong 4000 năm lịch sử. Từ lúc nước Việt Nam vẫn còn các bộ tộc Bách Việt của phía nam Trung Hoa, luôn nằm trong đôi mắt tham vọng của người Hán-bộ tộc có khả năng đồng hóa các dân tộc khác cao nhất trên thế giới, muốn biến nước ta thành quận, huyện của chúng nên nhân dân ta đã kiên cường chống trả quyết liệt các cuộc xâm lăng của các thế lực phong kiến phương Bắc. Mở đầu là cuộc kháng chiến chống 15 vạn quân Tần xâm lược của Thục Phán-An Dương Vương (214-208 TCN). Sau khi An Dương Vương kháng chiến chống quân Nam Việt thất bại (179 TCN) nước ta rơi vào ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc hơn 1000 năm. Nhưng người Việt ta cũng không bị đồng hóa hoàn toàn. Thực tiễn cũng chứng minh dân tộc ta có sức sống dẻo dai, bền bỉ có sức đề kháng cao đối với các âm mưu đồng hóa của các dân tộc lớn mạnh trên thế giới. Kế thừa truyền thống đấu tranh bất khuất của các thế hệ đi trước, nhân dân dưới triều Nguyễn cũng nổi dậy đấu tranh chống cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Có thể nói đây là nguyên nhân gốc rễ của các phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ Bắc chí Nam.
Trong giai đoạn đầu, một bộ phận của tầng lớp đại tư sản Pháp đơn phương tiến hành chiến tranh ở Việt Nam, nền chính trị của Pháp cũng nhiều bất ổn nên không thể viện trợ kịp thời, gây tâm lí hoang man cho đạo quân xâm lược Việt Nam. Do vậy, thực dân Pháp tăng cường cướp bóc các nhu yếu phẩm của nhân dân. Nên các phong trào chống pháp nổ ra còn mục đích bảo vệ cuộc sống bình yên vốn có của xóm làng Việt. Các nhóm nguời này hợp lại thành một vài cuộc khởi nghĩa nhỏ trong các phong trào đấu tranh của nhân dân. Các cuộc khởi nghĩa này hầu hết đều thất bại. Cảm động truớc sự hi sinh của nhân dân, Nguyễn Đình Chiểu viết:
“Nhớ linh xưa
Côi cút làm ăn
Toan lo nghèo khó,
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung.
Chỉ biết ruộng trâu, ở theo làng họ”.
(Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc)
Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược bán đảo Sơn Trà, triều đình nhà Nguyễn đã cùng với nhân dân kiên quyết chống trả. Nhưng sau khi chúng chuyển hướng tấn công Gia Định thì triều đình xuất hiện các xu thế hòa hoãn. Phe của Trần Văn Trung, Lâm Duy Hiệp, Truơng Quốc Dũng chủ trương “Chỉ có phòng giữ là đắc sách. Nay muốn quyết chiến với họ, chưa thấy cái cớ tất thắng mà vạn nhất sai đi lại thêm hoang mang, lấy tư tưởng chủ giữ khách, thi hành kế giữ lâu để đợi họ mệt mỏi”; phe Lê Chí Tín, Đoàn Thọ, Tôn Thất Thường “chuyên nói tới hòa. Công, thủ là việc khó; hòa tuy là hạ sách nhưng là lúc nên để cho quân dân nghỉ ngơi, bằng ngược để cho tháng năm trôi đi thế sợ rằng có cái lo ngoài dự tính”; vua Tự Đức chính sự lại không quyết đoán, mọi việc đều ngả theo số đông của quần thần nên cũng lấy chủ trương hòa hoãn làm trọng tâm trong đuờng lối chống Pháp xâm lược lần thứ nhất của triều đình nhà Nguyễn. Các sử gia ngày nay thường phê phán triều đình nhà Nguyễn vì đường lối sai lầm đó. Ngược lại, nhân dân ta với ý chí kiên cuờng, quyết tâm chống ngoại xâm; cùng với sự bất mãn vốn có với nhà Nguyễn nên nhân dân khắp nơi đều chống lại lệnh vua để đứng lên chống Pháp xâm lược.