Bean
Thành viên
- Tham gia
- 23/2/2009
- Bài viết
- 199
Cơ thể con người vừa phải chịu sự chi phối của quy luật sinh học, vừa phải chịu sự chi phối của những quy luật tâm lý học và xã hội học. Nghiên cứu xã hội học hiện đại chứng minh, áp lực gia đình và xã hội có liên quan mật thiết đến sức khỏe tâm lý của chúng ta.
Sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhịp sống nhanh đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương mới có thể thích ứng được.
Những đột phá về khoa học kỹ thuật đòi hỏi chúng ta phải liên tục học tập, tiếp nhận những kiến thức mới, đây cũng là một áp lực. Sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi con người phải cố gắng đạt được những thành tựu cao hơn với khát vọng thành công trong sự nghiệp. Tốc độ đô thị hóa, mật độ dân cư cao, ô nhiễm tiếng ồn, nhà cửa chật hẹp, đường sá đông đúc... đều kích thích tinh thần, khiến con người hiện đại dễ bị căng thẳng. Những sự việc căng thẳng trong đời sống hàng ngày như thiên tai, mất người thân, thất bại trong sự nghiệp, hôn nhân đổ vỡ... cũng tạo nên những áp lực tâm lý khiến cơ thể phát sinh những phản ứng kích thích tâm lý, làm tổn hại đến sức khỏe.
Sự mệt mỏi của con người hiện đại được chia làm hai loại: Một là do lao động chân tay, hai là lao động trí óc. Lao động thể lực là hoạt động thiên về sinh lý, lao động trí óc là hoạt động thiên về tâm lý. Sự mệt mỏi tâm lý không những làm giảm hiệu quả học tập, làm việc mà còn ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe tâm lý. Nếu tâm lý mệt mỏi trong thời gian dài sẽ khiến tâm trạng bạn trầm uất, lười biếng, tâm thần rối loạn, từ đó phát sinh bệnh tật như suy nhược thần kinh, đau đầu chóng mặt, rối loạn trí nhớ, mất ngủ, sợ ánh sáng, sợ âm thanh... Để ngăn ngừa sự mệt mỏi tâm lý, phụ nữ cần chú ý điều tiết đến những yếu tố sau:
1. Bồi dưỡng niềm say mê trong công việc: Nếu chúng ta có hứng thú trong khi làm việc thì sẽ khó phát sinh mệt mỏi, nếu làm việc không hứng thú rất dễ làm cho chúng ta chán chường.
2. Khi lao động trí óc cần tập trung tinh thần, chú ý kết hợp chế độ làm việc và nghỉ ngơi, tích cực coi trọng thư giãn. Bạn nên làm việc trong môi trường không bị quấy nhiễu bởi tiếng ồn, có ánh sáng hợp lý. Mặt khác, phải thường xuyên tập thể dục thể thao để giảm bớt mệt mỏi tâm lý.
3. Đảm bảo giấc ngủ ngon: Nếu ban ngày thường xuyên ngủ gà ngủ gật, ban đêm bạn nên ngủ nhiều hơn 1 tiếng, đừng cố chịu đựng để nâng cao năng suất làm việc. Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi sẽ hình thành vòng tuần hoàn ác tính, làm tăng bực bội.
4. Làm việc với tinh thần phấn chấn: Khi gặp công việc nan giải, bạn càng phải chuẩn bị tinh thần, xoay chuyển cục diện nhằm tăng cường sự hưng phấn và lòng tự tin nhất định để xua tan mệt mỏi.
5. Học cách nghỉ ngơi: Dù công việc căng thẳng bạn cũng không nên làm việc liên tục. Cần phải có thời gian thư giãn, hoạt động chân tay và đi dạo bộ ngắm cảnh thiên nhiên để thư giãn tinh thần.
6. Nghe những bản nhạc êm dịu: Những bản nhạc vui tươi êm dịu có thể điều tiết chức năng đại não và toàn bộ hệ thống thần kinh. Âm nhạc có hiệu quả rất tốt trong điều trị tâm lý mệt mỏi do căng thẳng. Tiết tấu nhẹ nhàng, du dương, ca từ trong sáng truyền cảm, khiến cho tâm trạng con người được thư thái.
7. Tăng cường khả năng tự điều chỉnh: Khi cơ thể bạn khỏe mạnh thì luôn có khả năng tự điều chỉnh. Nếu tinh thần thường xuyên bị kích thích sẽ phá vỡ chức năng sinh lý bình thường của cơ thể, gây ra bệnh tật. Chúng ta cần phải hiểu rõ quy luật hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, tránh tâm trạng tiêu cực, không để nó tồn tại lâu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phaidep.info [Theo Sô cô la].
Sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhịp sống nhanh đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương mới có thể thích ứng được.
Những đột phá về khoa học kỹ thuật đòi hỏi chúng ta phải liên tục học tập, tiếp nhận những kiến thức mới, đây cũng là một áp lực. Sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi con người phải cố gắng đạt được những thành tựu cao hơn với khát vọng thành công trong sự nghiệp. Tốc độ đô thị hóa, mật độ dân cư cao, ô nhiễm tiếng ồn, nhà cửa chật hẹp, đường sá đông đúc... đều kích thích tinh thần, khiến con người hiện đại dễ bị căng thẳng. Những sự việc căng thẳng trong đời sống hàng ngày như thiên tai, mất người thân, thất bại trong sự nghiệp, hôn nhân đổ vỡ... cũng tạo nên những áp lực tâm lý khiến cơ thể phát sinh những phản ứng kích thích tâm lý, làm tổn hại đến sức khỏe.
Ảnh minh họa. Nguồn: Inmagine.com
Sự mệt mỏi của con người hiện đại được chia làm hai loại: Một là do lao động chân tay, hai là lao động trí óc. Lao động thể lực là hoạt động thiên về sinh lý, lao động trí óc là hoạt động thiên về tâm lý. Sự mệt mỏi tâm lý không những làm giảm hiệu quả học tập, làm việc mà còn ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe tâm lý. Nếu tâm lý mệt mỏi trong thời gian dài sẽ khiến tâm trạng bạn trầm uất, lười biếng, tâm thần rối loạn, từ đó phát sinh bệnh tật như suy nhược thần kinh, đau đầu chóng mặt, rối loạn trí nhớ, mất ngủ, sợ ánh sáng, sợ âm thanh... Để ngăn ngừa sự mệt mỏi tâm lý, phụ nữ cần chú ý điều tiết đến những yếu tố sau:
1. Bồi dưỡng niềm say mê trong công việc: Nếu chúng ta có hứng thú trong khi làm việc thì sẽ khó phát sinh mệt mỏi, nếu làm việc không hứng thú rất dễ làm cho chúng ta chán chường.
2. Khi lao động trí óc cần tập trung tinh thần, chú ý kết hợp chế độ làm việc và nghỉ ngơi, tích cực coi trọng thư giãn. Bạn nên làm việc trong môi trường không bị quấy nhiễu bởi tiếng ồn, có ánh sáng hợp lý. Mặt khác, phải thường xuyên tập thể dục thể thao để giảm bớt mệt mỏi tâm lý.
3. Đảm bảo giấc ngủ ngon: Nếu ban ngày thường xuyên ngủ gà ngủ gật, ban đêm bạn nên ngủ nhiều hơn 1 tiếng, đừng cố chịu đựng để nâng cao năng suất làm việc. Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi sẽ hình thành vòng tuần hoàn ác tính, làm tăng bực bội.
4. Làm việc với tinh thần phấn chấn: Khi gặp công việc nan giải, bạn càng phải chuẩn bị tinh thần, xoay chuyển cục diện nhằm tăng cường sự hưng phấn và lòng tự tin nhất định để xua tan mệt mỏi.
5. Học cách nghỉ ngơi: Dù công việc căng thẳng bạn cũng không nên làm việc liên tục. Cần phải có thời gian thư giãn, hoạt động chân tay và đi dạo bộ ngắm cảnh thiên nhiên để thư giãn tinh thần.
6. Nghe những bản nhạc êm dịu: Những bản nhạc vui tươi êm dịu có thể điều tiết chức năng đại não và toàn bộ hệ thống thần kinh. Âm nhạc có hiệu quả rất tốt trong điều trị tâm lý mệt mỏi do căng thẳng. Tiết tấu nhẹ nhàng, du dương, ca từ trong sáng truyền cảm, khiến cho tâm trạng con người được thư thái.
7. Tăng cường khả năng tự điều chỉnh: Khi cơ thể bạn khỏe mạnh thì luôn có khả năng tự điều chỉnh. Nếu tinh thần thường xuyên bị kích thích sẽ phá vỡ chức năng sinh lý bình thường của cơ thể, gây ra bệnh tật. Chúng ta cần phải hiểu rõ quy luật hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, tránh tâm trạng tiêu cực, không để nó tồn tại lâu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phaidep.info [Theo Sô cô la].