Phòng bệnh ung thư lưỡi trong cuộc sống hiện đại

color4love3

Thành viên
Tham gia
4/6/2012
Bài viết
19
Ung thư lưỡi tuy hiếm gặp nhưng một khi đã bị thì người bệnh sẽ vô cùng khổ sở, từ chuyện ăn uống đến những sinh hoạt khác đều gặp khó khăn.
Hầu hết các trường hợp ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân gây bệnh nhưng người ta thấy rằng có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bao gồm: hút thuốc lá, rượu, nhai trầu, tình trạng vệ sinh răng miệng kém, nhiễm virus HPV, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D, sắt, hoa quả.
Mỗi năm, ở Pháp có khoảng 20.000 ca mới mắc và hơn 5.000 ca tử vong vì ung thư lưỡi. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Muốn phòng bệnh ung thư lưỡi hiệu quả, trước hết bạn cần hiểu về bệnh này: "thủ phạm" gây bệnh cũng như các triệu chứng của bệnh.

"Thủ phạm" gây ra ung thư lưỡi
Trong cuộc sống hiện đại, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng, ung thư lưỡi có liên quan đến các yếu tố nguy cơ như uống rượu, hút thuốc lá, ăn trầu... Hầu hết bệnh nhân ung thư lưỡi có sử dụng thuốc lá và rượu. Những người nghiện rượu hay thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Tuy nhiên, viêm cận răng cũng là nguyên nhân sinh ra tế bào ung thư lưỡi. Loại trừ những nguyên nhân trên, người bệnh vẫn có nguy cơ mắc ung thư lưỡi nếu vệ sinh răng miệng không được đảm bảo.

120709afamilyskungthuluoi_8389d.jpg


Những dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi phát triển thành hai giai đoạn: Giai đoạn đầu và giai đoạn toàn phát.
- Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này, các dấu hiệu bệnh chưa rõ ràng nên người bệnh thường bỏ qua.
Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Ở một số người, lưỡi có thể có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc vết loét nhỏ.
- Giai đoạn toàn phát: Lúc này, người bệnh đau nhiều khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói. Bệnh nhân có thể sốt do nhiễm trùng, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh. Một số biểu hiện kèm theo có thể là:
- Đau tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai
- Tăng tiết nước bọt
- Nhổ ra nước bọt lẫn máu
- Hơi thở hôi thối: do tổn thương hoại tử gây ra
- Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi gây khó nói và nuốt
Có ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi hạn chế vận động, không di động được. Thương tổn thường sùi loét, được tạo thành từ một vết loét không đều ở đáy có mủ máu, bờ nham nhở, chảy máu khi va chạm.
Giai đoạn nặng hơn, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới của lưỡi xuống sàn miệng gây đau đớn dữ dội, bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu thậm chí có thể gây chảy máu nhiều ảnh hưởng đến tính mạng.
Cách phòng tránh ung thư lưỡi
- Vệ sinh răng miệng đều đặn
- Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối để ngừa sâu răng và nhiễm trùng nướu răng
- Hạn chế rượu, đồ uống có cồn và thuốc lá
- Nếu thấy vết loét lâu ngày không khỏi, đặc biệt là có sự hiện diện của các khối u hạch bất thường ở cổ thì phải đi khám để được bác sĩ chẩn đoán kịp thời.


www.Color4love.com - Everything to color your love
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom