Phiên bản đối lập của biệt thự hoàng hôn, mặt trời đen của tổ chức Karasuma?

hell_angel1795

...
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/7/2014
Bài viết
3.370
Trích trong bài phân tích chap 1035

64413693_420149031874102_5311563781262802944_o.jpg


BIỆT THỰ CỦA TỶ PHÚ AGASA KURISUKE

- Cùng là biệt thự cổ xưa chứa mật mã và những bí ẩn chờ được giải đáp, nhưng biệt thự của Kurisuke và của Renya khác nhau ở nhiều điểm:

+ kiến trúc khác biệt (đương nhiên): về cơ bản, biệt thự của Renya rộng hơn biệt thự của Kurisuke và có kiến trúc đối xứng

+ tình trạng hiện tại (sau khi nhóm truy tìm kho báu ghé thăm): biệt thự của Renya “hiện nguyên hình” là biệt thự dát vàng giá hàng trăm tỷ yên, còn biệt thự của Kurisuke bị phá bỏ.

+ bầu không khí trong biệt thự: biệt thự của Kurisuke khiến bọn trẻ có cảm giác thoải mái, hứng thú và tò mò, là nơi những người tốt bụng và biết tri ân từng sống. Còn biệt thự của Renya lạnh lẽo u ám, máu me, là nơi thảm sát kinh hoàng, chỉ hợp với tội phạm cấp S và những thám tử gan lì.

- Agasa nói: “Bác của ta (Kurisuke) thuộc loại khá giả trong khu này…” => tỷ phú mà bảo là “cũng thuộc loại khá giả” thì cái khu này dứt khoát không nghèo. Tổ chức thường giao dịch với dân giàu có, Kurisuke lại sống cùng thời với dòng họ Karasuma nên độc giả cần chú ý điểm này.

- 1 năm trước khi qua đời, Kurisuke mời họa sĩ tới biệt thự vẽ chân dung cho ông. Họa sĩ đó chính là người phát hiện ra phòng bí mật và là người tạo ra mật mã mặt trời-trăng-sao.

- Kurisuke bị bệnh từ nhỏ, mất ở tuổi 38 (bằng Kogoro), nếu còn sống thì 88 tuổi. Em gái Teiko của ông, 1 trong số ít người được ông ấy tin tưởng được quyền thừa kế biệt thự. Sau khi ông ấy mất, bà Teiko chuyển về quê và cho phép Agasa được làm bất cứ điều gì trong biệt thự tùy ý. Bà Teiko không lấy chồng và qua đời khi được 76 tuổi vào 1 năm trước.

=>2 căn biệt thự với 2 chủ nhân gần như đối lập hoàn toàn.
+ một người tử tế, hào phóng, thân thiện; một người nguy hiểm, tham vọng, ác độc
+ một người chết trẻ đầy tiếc nuối; một người sống dài, sống dai không tưởng

=>Kurisuke và biệt thự của ông là phiên bản đối lập với Renya và “lâu đài Dracula” của ông ta.

MẬT MÃ MẶT TRỜI-TRĂNG-SAO (111-113)

- Là mật mã ưa thích của tác giả Gosho nên được nhắc lại 2 lần:
+ chap 1006: khi vào nhà bà của Maria để tìm cô bé, đội thám tử nhí đã kể cho Ai nghe về mật mã này
+ 1035: nhắc lại mật mã này một lần nữa, cứ như một sự kết nối, gợi nhớ giữa 3 series

- Vụ mật mã này nằm liền trước vụ Tequila bị nổ bom.

- Gợi ý để giải mật mã là bức thư có mật mã được vẽ như đường viền trang trí xung quanh dòng chữ Hiragana.

- Các hình vẽ mặt trời, trăng, sao biểu thị chữ cái trong bảng hiragana. Lấy ý tưởng từ “những hình nhân nhảy múa” trong Sherlock Holmes.
+ hàng a: mặt trời trắng
+ hàng i: sao trắng
+ hàng u: trăng trắng
+ hàng e: sao đen
+ hàng o: trăng đen
+ n: mặt trời đen

- Các đồ vật chứa mật mã được nhắc đến trong các vụ án đặc biệt:
+ đĩa ăn: nằm trong cái hộp được đặt cạnh lọ hoa (chap 1035)
+ lọ hoa: đặt cạnh cái hộp chứa đĩa (chap 1035)
+ chân nến: cũng xuất hiện trong phòng ở biệt thự của Karasuma Renya, ở đó có cái đồng hồ chứa đáp án mật mã về bài tây (299-302)
+ máy bay: gợi liên tưởng đến Yusaku và Hawaii, Shinichi bay sang Mỹ và tình cờ chạm mặt Vermouth, vụ London, và chuyến bay về từ Anh về Nhật của Mary.
+ tranh chân dung: gợi nhớ vụ Sherry xuất hiện lần đầu. Trong vụ đó, một cậu họa sĩ trẻ tuổi bị bắt vẽ tiền giả, cậu ấy vẽ rất nhiều tranh chân dung.
+ đĩa hát: được nhắc đến trong vụ ám sát Domon Yasuteru của tổ chức (khi giải mã từ “DJ”)
+ con rối: liên tưởng đến “bù nhìn chính trị” trong vụ Gin đặt bom trên tàu điện
+ ly rượu: hình ảnh quen thuộc gợi liên tưởng về các thành viên BO và mật danh của họ
+ lá bài: được nhắc đến trong nhiều vụ về BO: vụ biệt thự hoàng hôn, vụ Domon Yasuteru, vụ núi tuyết Nagano,…
+ từ điển tiếng Pháp: (riêng cái này thì mình chưa thấy nhắc tới trong vụ đặc biệt)
+ lò sưởi: xuất hiện trong vụ khách sạn Haido City (hình vẽ cũng khá giống nhau)

- Đáp án mật mã chính là giao điểm các đường nối giữa những đồ vật chứa mật mã. Ám chỉ chiếc đèn chùm ở giữa căn phòng, công tắc để mở cầu thang dẫn đến phòng bí mật. Tại đó, ông nghệ nhân làm ra bản sao của tờ 20 đô. Ông ấy đem lòng mến mộ bác Teiko của Agasa, muốn tặng lại bản in tiền cho bà ấy nên để lại mật mã.

- Mật mã này hay ở chỗ: nếu mới giải được nửa đường thì nó giống một trò chơi khăm “đi một vòng quay về chỗ cũ”. Nếu không vẽ sơ đồ thì khó lòng tìm ra đáp án.

-Khi đọc lại mật mã này, mình chợt phát hiện ra vài điểm thú vị:
+2 màu trắng đen của các hình vẽ trong mật mã cũng là 2 màu đại diện cho phe Conan và tổ chức Karasuma.
+ mặt trời, trăng, sao là biểu tượng thần thánh, thể hiện sự tỏa sáng, cao xa, và đặc biệt. Mặt trời chiếu sáng vạn vật và được xem là nguồn sống của muôn loài.

+ Trong mật mã, mặt trời đen là hình vẽ lạc loài và độc nhất. Nó cũng là tựa đề của chap 112. Mặt trời đen không có ở hiện thực, nó là hình ảnh ẩn dụ cho một người trí tuệ, tỏa sáng, giàu có, quyền uy cao tột, nhưng bản chất đã bị “hắc hóa” hoàn toàn. Nói đơn giản, Karasuma Renya chính là mặt trời của phe đen.
Với chi tiết trùng hợp: căn biệt thự của tỷ phú đã chết vào nửa thế kỷ trước, thì càng có cơ sở để đặt giả thuyết này.

+ mật mã có nhiều mặt trời trắng, giống với tình trạng của phe trắng hiện tại: có nhiều người tài giỏi, song chẳng ai có quyền lực cao nhất. Trong khi, “mặt trời của phe đen” khác biệt với tất cả các thành viên còn lại, ông ta có quyền lực và vị trí độc tôn.

ps: cái khay chim hạc có thể cũng là "phiên bản trắng" của biểu tượng con quạ (biểu tượng của Karasuma)
 
Quay lại
Top Bottom