- Tham gia
- 26/8/2010
- Bài viết
- 2.078
Nhưng thật sự đằng sau lời phê phán đó là gì?
Theo nhà phân tâm học Carl Jung, trong mỗi con người đều có những khoảng tối không thể nhìn thấy, trong đó che giấu khá nhiều tính xấu (ai mà không có tính xấu!) cho đến khi chúng ta rèn luyện và đạt mức chứng ngộ; và đương nhiên, ta chẳng muốn ai biết vùng tối của mình cả.
Một ngày đẹp trời nào đó, bỗng dưng bạn thấy có người thể hiện những tính xấu mà bạn cực kỳ ghét, họ có những hành vi làm bạn thấy khó chịu vô cùng. Vậy là bạn cảm thấy bực bội không thể kiềm chế được, rồi bạn tuôn ra những lời chỉ trích, phê phán. Kỳ thực, đó cũng chính là những tính xấu nơi vùng tối bên trong bạn mà bạn chẳng hề biết. Bạn muốn che giấu nó, phủ nhận nó, muốn đè nó xuống thì lại có kẻ lại lôi nó ra ngay trước mặt bạn nên bạn phải “to tiếng” để “đàn áp”. Cho đến một ngày, bạn phạm đúng những lỗi đó, bạn vướng vào những hành vi bạn đã lên án, khi ấy bạn mới thấy “gậy ông đập lưng ông”, và cũng là lúc bạn nhận ra vùng tối bên trong mình.
Nguyên nhân khác khiến chúng ta thích chê người là vì ta không muốn công nhận họ hơn mình, bởi họ đạt được những thành tựu mà ta chưa có được, hoặc họ sở hữu những thứ mà ta nằm mơ cũng không thấy. Cách tốt nhất để ta tự yên lòng là chê bai thành quả người khác, phủ chụp lên người khác những hành động xấu xa vì niềm tin giới hạn của ta không cho phép ta thừa nhận có một thành quả như vậy trong đời.
Vì vậy, bạn chỉ thật sự bắt đầu thành công khi bạn biết công nhận thành công của người khác, bạn chỉ bắt đầu giàu có khi bạn không còn phủ nhận sự giàu có của người khác, bạn sẽ tìm được tài năng riêng của mình khi biết ghi nhận tài năng của người khác, và bạn sẽ trở nên tốt hơn khi bạn biết đón nhận tính xấu của con người – trong đó có cả bạn. Khi bạn chung sống hòa bình được với chính mình bạn sẽ hòa nhập được với thế giới những người xung quanh.
Tỉnh ngủ đi
Khi bạn phê phán người khác, cẩn thận kẻo bạn đang “lòi đuôi chuột” của mình đấy.Nguồn trích dẫn : quachtuankhanh.net