Phát triển du lịch xanh Việt Nam - Sinco Corpartion

cogaithang5

Thành viên
Tham gia
22/11/2016
Bài viết
1
Mặc dù có tiềm năng phát triển, song du lịch xanh ở Việt Nam mới ở giai đoạn khởi đầu. Đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, du lịch xanh còn là loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên phục vụ cho mục đích du lịch. Công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản và quy hoạch phát triển du lịch xanh còn hạn chế. Nhiều địa phương, nhiều công ty lữ hành đã cố gắng xây dựng một số chương trình, tuyến du lịch mang sắc thái của du lịch xanh đã được xây dựng, song quy mô và hình thức còn đơn điệu, mờ nhạt, sản phẩm, Giải pháp thành phố xanh và đối tượng thị trường còn chưa rõ nên ít có khả năng thu hút khách. Mặt khác, việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ điều hành quản lý, hướng dẫn viên du lịch xanh còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Tiềm năng phát triển du lịch xanh ở Việt Nam:

Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 độ vĩ tuyến với ¾ là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3.200 km đường bờ biển, hàng ngàn hòn đảo... Trên lãnh thổ đó là nơi sinh sống của cộng đồng nhiều dân tộc với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và đấu tranh giữ nước với nhiều truyền thống có những nét đặc trưng riêng, nhiều di tích văn hoá lịch sử nên Việt Nam có nhiều điều kiện phát triển du lịch xanh cũng như du lịch sinh thái.

Việt Nam có sự đa dạng sinh học khá cao, cũng như các hệ sinh thái đặc trưng. Về thành phần các loài động thực vật, tại Việt Nam có tới 14.624 loài thực vật thuộc gần 300 họ, trong đó có nhiều loài cổ xưa và hiếm có, ví dụ như Tuế phát triển từ Đại Trung Sinh, các loài có giá trị kinh tế gồm hơn 1000 loài cây thuốc, 100 loài quả rừng ăn được... Về động vật có tới 11.217 loài và phân loài, trong đó có 1.009 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát lưỡng cư, 2000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài tôm, cua, nhuyễn thể và thuỷ sinh vật khác. Về các loài thú, Việt Nam có 10 loài đặc trưng nhiệt đới như: Cheo, Đồi, Chồn bay, Cầy mực, Culi, Vượn, Tê tê, Voi, Heo vòi, Tê giác và đặc biệt trong thế kỉ 20 có 5 loài thú lớn mới được phát hiện thì đều ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ tính đa dạng sinh học của Việt Nam còn khá cao và có thể còn có nhiều loài sinh vật mới có mặt tại Việt Nam.

Cùng với các loài động thực vật tự nhiên, Việt Nam còn là một trung tâm của cây trồng nhân tạo. Trên thế giới có 8 trung tâm cây trồng thì 3 trung tâm tập trung ở Đông Nam Á (Nam Trung Hoa – Hymalaya; Ấn Độ - Miến Điện; Đông Dương – Indonexia) với khoảng 270 loài cây nông nghiệp, riêng ở Việt nam đã có hơn 200 loài cây trồng, trong đó có tới 90% cây trồng thuộc Trung tâm Nam Trung Hoa, 70% cây trồng thuộc trung tâm Ấn, Miến. Đây chính là là tiền đề cho tổ chức du lịch xanh phát triển.

Về hệ sinh thái tự nhiên, Việt Nam có một số hệ sinh thái đặc trưng gồm:

Hệ sinh thái san hô ở Việt Nam khá giầu về thành phần loài, tương đương với các khu vực giầu san hô khác ở Tây Thái Bình Dương, trong đó ở khu vực ven bờ phía Bắc có 95 loài, ở khu vực ven bờ phía Nam có 255 loài. Trong các rạn san hô quần tụ nhiều loài sinh vật khác nhau, nhiều loài có mầu sắc sặc sỡ và có giá trị kinh tế cao.

Hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng có những đặc thù riêng, trong đó nổi bật là các hệ sinh thái ngập mặn ven biển trải dài dọc bờ biển từ Móng Cái đến Mũi Nai. Tiêu biểu nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long phân bổ một diện tích lớn các hệ sinh thái đất ngập nước, chủ yếu là các hệ sinh thái ngập mặn rừng ngập mặn châu thổ sông Cửu Long nuôi dưỡng một số lớn diệc, cò, cò lớn, cò quăm.

Hệ sinh thái vùng cát ven biển của Việt Nam đa dạng với 60 vạn ha, tập trung chủ yếu ở ven biển miền Trung (30% tổng diện tích). Các nhóm hệ sinh thái cát hình thành trên các loại cát khác nhau; hệ sinh thái vùng cồn cát trắng vàng; hệ sinh thái vùng đất cát biển; hệ sinh thái vùng đất cát đỏ...

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới với nét đặc trưng là hệ thống các khu rừng đặc dụng là nơi lưu trữ các nguồn gen quý của nước ta phân bổ ở khắp từ Nam ra Bắc, từ đất liền tới các hải đảo. Tính đến năm 2004, cả nước đã có 107 khu rừng đặc dụng trong đó có 28 vườn quốc gia, 43 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hoá - lịch sử môi trường với tổng diện tích là 2.092,66 ha.

Các tiềm năng nhân văn cho phát triển du lịch xanh ở Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú. Dân tộc Việt Nam có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước với nền văn hoá đa dạng bản sắc của 54 dân tộc anh em, trong đó có nhiều tài nguyên đặc biệt có giá trị. Chỉ tính riêng về các di tích, trong số khoảng 40.000 di tích hiện có thì hơn 2.500 di tích được Nhà nước chính thức xếp hạng. Tiêu biểu nhất là cố đô Huế; thành phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Ngoài các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, nhiều nghề thủ công truyền thống với kỹ năng độc đáo, nhiều lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc cùng với những nét riêng, tinh tế của nghệ thuật ẩm thực được hoà quyện, đan xen trên nền kiến trúc phong cảnh có giá trị triết học phương Đông đã tạo cho Việt Nam sức hấp dẫn về du lịch.


Bài viết liên quan
- Khắc phục những tồn tại của Giải pháp trồng cây xanh trên mái nhà tiết kiệm chi phí nhất.
 
×
Quay lại
Top Bottom