- Tham gia
- 16/11/2011
- Bài viết
- 14.548
Em nhiễm HIV đang điều trị ngoại trú, phát hiện từ khoảng cuối năm ngoái, lần xét nghiệm CD4 gần nhất của em cho kết quả gần 750.
Hiện em vẫn chưa được điều trị thuốc kháng virus - ARV. Hiện em chỉ được cho uống thuốc dự phòng lao chứ không có ARV. Em phải làm gì ạ? Em đang rất lo lắng, gia đình vẫn chưa biết em bị nhiễm HIV - (Hoàng).
Chào em,
Thuốc kháng virus gọi tắt là ARV, mắt xích quan trọng trong điều trị cho người nhiễm HIV. ARV có công dụng ức chế sự tăng sinh của HIV, do vậy khống chế tiến trình tự nhiên của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa tất cả người nhiễm đều được khởi phát điều trị ARV, mà cần có một số tiêu chuẩn về phương diện lâm sàng và cận lâm sàng.
Theo Hướng dẫn chăm sóc và điều trị của Bộ Y tế Việt Nam ban hành năm 2011, tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV cho người nhiễm HIV bao gồm:
- Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 3 và 4, không phụ thuộc số lượng tế bào CD4.
- Người nhiễm HIV với CD4
Tình huống của em, nếu em chưa từng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội thuộc nhóm phân độ lâm sàng 3 hay 4, thì với mức CD4 hiện tại, em chưa cần phải điều trị ARV. Chắc em cũng biết về các giai đoạn của diễn tiến tự nhiên trên bệnh nhân nhiễm HIV, trong đó giai đoạn đầu gọi chung là giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng, giai đoạn này kéo dài trung bình 5-10 năm mà không có bất kỳ nhiễm trùng cơ hội nào.
Về nguyên tắc điều trị người nhiễm HIV, điều trị ARV là một bộ phận trong tổng thể các dịch vụ bao gồm chăm sóc điều trị (ARV, điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội,…), dinh dưỡng, xã hội và tâm lý.
Ở người nhiễm HIV, diễn tiến của bệnh là sự đấu tranh giữa hệ miễn dịch mà kể đến là tế bào lympho T CD4 với sự tăng sinh và hủy hoại hệ miễn dịch của virus HIV. Tùy theo cán cân này nghiêng về phía nào mà diễn tiến của bệnh có thể nhanh hay chậm, nặng nề hay ít… Công dụng chính của ARV là khống chế cán cân tăng sinh của virus HIV, củng cố cán cân còn lại, giúp cải thiện hệ miễn dịch bao gồm chế độ sinh dưỡng và tập luyện, tâm lý và xã hội.
Trước mắt, em chưa cần điều trị kháng virus bằng ARV. Điều đó không đồng nghĩa với việc em không được điều trị, mà trái lại em vẫn đang nằm trong sự chăm sóc và theo dõi của các bác sĩ, bằng chứng là việc điều trị dự phòng lao, một bệnh nhiễm trùng cơ hội rất phổ biến trên người nhiễm HIV. Về điều trị dự phòng lao, em cần uống đúng liều INH hàng ngày, vào mỗi buổi sang, lúc bụng đói, trong thời gian đủ 6 tháng liên tục, như vậy mới đạt được hiệu quả cao nhất của điều trị này.
Bên cạnh đó, như đã chia sẻ, em cũng nên ổn định tâm lý, dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, kèm tập luyện thể dục thể thao thích hợp. Các yếu tố này sẽ giúp em cải thiện sức khỏe chung. Em có thể tìm đến các nhóm tự lực hay nhóm những người có H. Sự đồng cảm, sẻ chia và hỗ trợ của họ cũng giúp ích cho em rất nhiều trong cuộc sống, nhất là kinh nghiệm sống với HIV và những biện pháp dự phòng hiệu quả nhằm bảo vệ cho những người bên cạnh mình.
Điều cuối cùng tôi muốn chia sẻ với em là việc bộc lộ tình trạng nhiễm với gia đình. Với đa số người có H, đặc biệt là ở quốc gia có truyền thống gia đình như nước ta, gia đình là chỗ dựa và nguồn hỗ trợ quan trọng giúp người có H có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Do vậy, em nên nghĩ đến việc bộc lộ tình trạng nhiễm với gia đình mình, hay một người họ hàng thân thiết nào đó vào một thời điểm thích hợp.
Em cũng có thể nhờ sự giúp đỡ của chuyên viên tư vấn trong việc góp ý kiến hay trực tiếp đến gặp người nhà mình. Đây hoàn toàn là sự lựa chọn của em, không ai có quyền ép buộc em phải bộc lộ tình trạng nhiễm với bất kỳ ai khác.
Chúc em nhiều sức khỏe.
Hiện em vẫn chưa được điều trị thuốc kháng virus - ARV. Hiện em chỉ được cho uống thuốc dự phòng lao chứ không có ARV. Em phải làm gì ạ? Em đang rất lo lắng, gia đình vẫn chưa biết em bị nhiễm HIV - (Hoàng).
Ảnh minh họa
Trả lời:Chào em,
Thuốc kháng virus gọi tắt là ARV, mắt xích quan trọng trong điều trị cho người nhiễm HIV. ARV có công dụng ức chế sự tăng sinh của HIV, do vậy khống chế tiến trình tự nhiên của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa tất cả người nhiễm đều được khởi phát điều trị ARV, mà cần có một số tiêu chuẩn về phương diện lâm sàng và cận lâm sàng.
Theo Hướng dẫn chăm sóc và điều trị của Bộ Y tế Việt Nam ban hành năm 2011, tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV cho người nhiễm HIV bao gồm:
- Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 3 và 4, không phụ thuộc số lượng tế bào CD4.
- Người nhiễm HIV với CD4
Tình huống của em, nếu em chưa từng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội thuộc nhóm phân độ lâm sàng 3 hay 4, thì với mức CD4 hiện tại, em chưa cần phải điều trị ARV. Chắc em cũng biết về các giai đoạn của diễn tiến tự nhiên trên bệnh nhân nhiễm HIV, trong đó giai đoạn đầu gọi chung là giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng, giai đoạn này kéo dài trung bình 5-10 năm mà không có bất kỳ nhiễm trùng cơ hội nào.
Về nguyên tắc điều trị người nhiễm HIV, điều trị ARV là một bộ phận trong tổng thể các dịch vụ bao gồm chăm sóc điều trị (ARV, điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội,…), dinh dưỡng, xã hội và tâm lý.
Ở người nhiễm HIV, diễn tiến của bệnh là sự đấu tranh giữa hệ miễn dịch mà kể đến là tế bào lympho T CD4 với sự tăng sinh và hủy hoại hệ miễn dịch của virus HIV. Tùy theo cán cân này nghiêng về phía nào mà diễn tiến của bệnh có thể nhanh hay chậm, nặng nề hay ít… Công dụng chính của ARV là khống chế cán cân tăng sinh của virus HIV, củng cố cán cân còn lại, giúp cải thiện hệ miễn dịch bao gồm chế độ sinh dưỡng và tập luyện, tâm lý và xã hội.
Trước mắt, em chưa cần điều trị kháng virus bằng ARV. Điều đó không đồng nghĩa với việc em không được điều trị, mà trái lại em vẫn đang nằm trong sự chăm sóc và theo dõi của các bác sĩ, bằng chứng là việc điều trị dự phòng lao, một bệnh nhiễm trùng cơ hội rất phổ biến trên người nhiễm HIV. Về điều trị dự phòng lao, em cần uống đúng liều INH hàng ngày, vào mỗi buổi sang, lúc bụng đói, trong thời gian đủ 6 tháng liên tục, như vậy mới đạt được hiệu quả cao nhất của điều trị này.
Bên cạnh đó, như đã chia sẻ, em cũng nên ổn định tâm lý, dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, kèm tập luyện thể dục thể thao thích hợp. Các yếu tố này sẽ giúp em cải thiện sức khỏe chung. Em có thể tìm đến các nhóm tự lực hay nhóm những người có H. Sự đồng cảm, sẻ chia và hỗ trợ của họ cũng giúp ích cho em rất nhiều trong cuộc sống, nhất là kinh nghiệm sống với HIV và những biện pháp dự phòng hiệu quả nhằm bảo vệ cho những người bên cạnh mình.
Điều cuối cùng tôi muốn chia sẻ với em là việc bộc lộ tình trạng nhiễm với gia đình. Với đa số người có H, đặc biệt là ở quốc gia có truyền thống gia đình như nước ta, gia đình là chỗ dựa và nguồn hỗ trợ quan trọng giúp người có H có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Do vậy, em nên nghĩ đến việc bộc lộ tình trạng nhiễm với gia đình mình, hay một người họ hàng thân thiết nào đó vào một thời điểm thích hợp.
Em cũng có thể nhờ sự giúp đỡ của chuyên viên tư vấn trong việc góp ý kiến hay trực tiếp đến gặp người nhà mình. Đây hoàn toàn là sự lựa chọn của em, không ai có quyền ép buộc em phải bộc lộ tình trạng nhiễm với bất kỳ ai khác.
Chúc em nhiều sức khỏe.
BS Nguyễn Tấn Thủ
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Sức khỏe Nam giới
Theo VnExpress
Hiệu chỉnh bởi quản lý: