- Tham gia
- 23/11/2010
- Bài viết
- 363
Phát hiện ngôi sao lạnh chưa từng thấy Một ngôi sao yếu ớt, cô đơn và mờ tối, có nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận trong lịch sử vừa được phát hiện, cách trái đất chỉ 40 năm ánh sáng.
Vật thể này đặc biệt gây chú ý vì nó nằm giữa ranh giới phân biệt các hành tinh cỡ lớn với những ngôi sao tí hon. Các ngôi sao thuộc loại này về lý thuyết được xếp vào một nhóm sao hoàn toàn mới - được gọi là sao lùn Y.
"Đây là dạng phổ mới nhất nằm giữa các ngôi sao và hành tinh", trưởng nhóm nghiên cứu Loic Albert từ Đài thiên văn Canada France ở Hawaii cho biết.
Vì quá mờ nhạt nên các sao lùn Y rất khó được tìm thấy và xác định. Thực tế chưa có ai thành công trong việc nhận diện chắc chắn một thiên thể như vậy.
"Trong mắt người, nó là vô hình, thậm chí cả trong kính thiên văn", Albert nói. Đó là vì nó không đủ nóng để phát sáng đỏ, và chỉ phát ra ánh sáng hồng ngoại.
Vì thế, nhóm nghiên cứu phải dùng đến các thiết bị hồng ngoại và cận hồng ngoại để tìm ra sao lùn Y này. Chìa khóa để phát hiện ra nó là sự có mặt của amoniac trong khí quyển.
Hai loại sao lùn nâu đã được phân loại trước đây, là sao lùn L và T, có sự khác biệt rõ ràng. Sao lùn L nóng hơn nhiều, đạt tới 1.200 - 2.000 độ C, còn sao lùn T thì lạnh hơn, khoảng 1.200 độ C và giàu methane.
Ngôi sao mờ nhạt mới được tìm thấy. Ảnh: Discovery.
Ngôi sao lùn nâu này có khối lượng khoảng từ 15 đến 30 lần sao Mộc và có nhiệt độ bề mặt chỉ 350 độ C - bằng nhiệt độ bề mặt ở xích đạo của sao Thủy và lạnh hơn nhiều so với bề mặt của sao Kim - hai hành tinh trong hệ mặt trời chúng ta. Vật thể này đặc biệt gây chú ý vì nó nằm giữa ranh giới phân biệt các hành tinh cỡ lớn với những ngôi sao tí hon. Các ngôi sao thuộc loại này về lý thuyết được xếp vào một nhóm sao hoàn toàn mới - được gọi là sao lùn Y.
"Đây là dạng phổ mới nhất nằm giữa các ngôi sao và hành tinh", trưởng nhóm nghiên cứu Loic Albert từ Đài thiên văn Canada France ở Hawaii cho biết.
Vì quá mờ nhạt nên các sao lùn Y rất khó được tìm thấy và xác định. Thực tế chưa có ai thành công trong việc nhận diện chắc chắn một thiên thể như vậy.
"Trong mắt người, nó là vô hình, thậm chí cả trong kính thiên văn", Albert nói. Đó là vì nó không đủ nóng để phát sáng đỏ, và chỉ phát ra ánh sáng hồng ngoại.
Vì thế, nhóm nghiên cứu phải dùng đến các thiết bị hồng ngoại và cận hồng ngoại để tìm ra sao lùn Y này. Chìa khóa để phát hiện ra nó là sự có mặt của amoniac trong khí quyển.
Hai loại sao lùn nâu đã được phân loại trước đây, là sao lùn L và T, có sự khác biệt rõ ràng. Sao lùn L nóng hơn nhiều, đạt tới 1.200 - 2.000 độ C, còn sao lùn T thì lạnh hơn, khoảng 1.200 độ C và giàu methane.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: