- Tham gia
- 21/7/2011
- Bài viết
- 4.657
Phát hiện hành tinh đầy nước
Các nhà thiên văn mới phát hiện một hành tinh bên ngoài Thái Dương Hệ có thể chứa nhiều nước hơn cả trái đất.
BBC cho biết, hành tinh nói trên, có tên GJ 1214b, được phát hiện vào tháng 12/2009 bởi các kính thiên văn dưới mặt đất song hồi đó các nhà thiên văn chỉ biết nó lớn hơn địa cầu và nhỏ hơn sao Mộc. Nó nằm trong chòm sao Ophiuchus và cách trái đất 40 năm ánh sáng. Những dữ liệu mới nhất do kính thiên văn không gian Hubble gửi về cho thấy rất có thể nước chiếm tỷ trọng khá lớn trong thành phần vật chất của GJ 1214b.
"GJ 1214b không giống bất kỳ hành tinh nào mà chúng ta từng biết. Có thể một phần khá lớn trong vật chất của nó là nước", Zachory Berta, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Vật lý thiên văn Smithsonina thuộc Đại học Harvard tại Mỹ, phát biểu.
GJ 1214b xoay quanh một ngôi sao lùn đỏ ở khoảng cách hai triệu km. Ảnh: NASA. Đường kính của GJ 1214b gấp 2,7 lần đường kính trái đất, song khối lượng của nó gấp tới 7 lần địa cầu. Nó xoay quanh một ngôi sao lùn đỏ ở khoảng cách chừng hai triệu km. Với khoảng cách đó nhiệt độ bề mặt của hành tinh có thể lên tới 200 độ C.
Vào năm 2010 các nhà khoa học từng công bố kết quả nghiên cứu bầu khí quyển GJ 1214b. Kết quả cho thấy bầu khí quyển của nó chứa một chất giống như hơi nước. Chất đó có thể là hơi nước hoặc một dạng khói mù.
Berta nói rằng nếu những dự đoán về GJ 1214b được chứng minh là đúng thì hành tinh này có nhiều nước hơn hẳn địa cầu và cấu tạo bên trong của nó cũng khác hẳn hành tinh của chúng ta. Nhiệt độ quá cao và áp suất cực lớn trên đó có thể dẫn tới sự hình thành của những dạng vật chất mà con người chưa từng biết như băng nóng và nước siêu lỏng. GJ 1214b có thể là đại diện của một kiểu hành t.inh hoàn toàn mới đối với loài người.
Do GJ 1214b chỉ cách trái đất 40 năm ánh sáng, nó sẽ trở thành đối tượng quan sát lý tưởng của kính thiên văn không gian James Webb sau khi kính này được phóng trong vài năm tới để thay thế kính thiên văn Hubble.
Sự tồn tại của nước ở dạng lỏng và nhiệt độ bề mặt vừa phải là hai trong số những điều kiện cần thiết để sự sống hình thành và phát triển trên các hành tinh.
Các nhà thiên văn mới phát hiện một hành tinh bên ngoài Thái Dương Hệ có thể chứa nhiều nước hơn cả trái đất.
BBC cho biết, hành tinh nói trên, có tên GJ 1214b, được phát hiện vào tháng 12/2009 bởi các kính thiên văn dưới mặt đất song hồi đó các nhà thiên văn chỉ biết nó lớn hơn địa cầu và nhỏ hơn sao Mộc. Nó nằm trong chòm sao Ophiuchus và cách trái đất 40 năm ánh sáng. Những dữ liệu mới nhất do kính thiên văn không gian Hubble gửi về cho thấy rất có thể nước chiếm tỷ trọng khá lớn trong thành phần vật chất của GJ 1214b.
"GJ 1214b không giống bất kỳ hành tinh nào mà chúng ta từng biết. Có thể một phần khá lớn trong vật chất của nó là nước", Zachory Berta, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Vật lý thiên văn Smithsonina thuộc Đại học Harvard tại Mỹ, phát biểu.
Vào năm 2010 các nhà khoa học từng công bố kết quả nghiên cứu bầu khí quyển GJ 1214b. Kết quả cho thấy bầu khí quyển của nó chứa một chất giống như hơi nước. Chất đó có thể là hơi nước hoặc một dạng khói mù.
Berta nói rằng nếu những dự đoán về GJ 1214b được chứng minh là đúng thì hành tinh này có nhiều nước hơn hẳn địa cầu và cấu tạo bên trong của nó cũng khác hẳn hành tinh của chúng ta. Nhiệt độ quá cao và áp suất cực lớn trên đó có thể dẫn tới sự hình thành của những dạng vật chất mà con người chưa từng biết như băng nóng và nước siêu lỏng. GJ 1214b có thể là đại diện của một kiểu hành t.inh hoàn toàn mới đối với loài người.
Do GJ 1214b chỉ cách trái đất 40 năm ánh sáng, nó sẽ trở thành đối tượng quan sát lý tưởng của kính thiên văn không gian James Webb sau khi kính này được phóng trong vài năm tới để thay thế kính thiên văn Hubble.
Sự tồn tại của nước ở dạng lỏng và nhiệt độ bề mặt vừa phải là hai trong số những điều kiện cần thiết để sự sống hình thành và phát triển trên các hành tinh.