- Tham gia
- 6/3/2012
- Bài viết
- 4.111
Một nghiên cứu mới cho thấy thói quen tiết kiệm được quy định trong bộ gene của con người.
Đó là kết quả nghiên cứu của hai nhà khoa học Thụy Điển là Henrik Cronqvist và Stephan Siegel. Hai ông cho rằng những bộ gene đặc biệt trong cơ thể người có thể quy định thói quen tiết kiệm tiền của con người.
Cụ thể, Cronqvist và Siegel đã theo dõi nhiều cặp song sinh (cùng trứng và khác trứng) trong 4 năm, từ 2003-2007. Sau khi tổng hợp dữ liệu, hai nhà nghiên cứu thấy rằng các cặp anh em, chị em sinh đôi có thói quen tiêu tiền gần như giống hệt nhau, dù họ giàu hay nghèo, thành công hay thất bại trong công việc.
Gene người quy định cả thói quen chi tiêu (Ảnh: Getty Images)
Có những trường hợp, người em nghèo khó sống rất tiết kiệm thì ông anh giàu nứt đố đổ vách cũng thuộc dạng “vắt cổ chày ra nước”. Tương tự, khi ông anh tiêu pha lãng phí thì cậu em cũng hệt như vậy, dù kẻ giàu người nghèo khác hẳn nhau.
Do những cặp song sinh có nhiều gene giống nhau nên Cronqvist và Siegel nhận định một phần thói quen chi tiêu có thể bắt nguồn từ chính những bộ gene.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học nhận định cha mẹ có thể hình thành thói quen chi tiêu cho con trẻ từ rất sớm, nhưng những thói quen đó sẽ chỉ tồn tại cho tới năm 45 tuổi. Sau mốc thời gian này, chúng ta sẽ chẳng nhớ nổi cha mẹ đã dạy những gì.
Đó là kết quả nghiên cứu của hai nhà khoa học Thụy Điển là Henrik Cronqvist và Stephan Siegel. Hai ông cho rằng những bộ gene đặc biệt trong cơ thể người có thể quy định thói quen tiết kiệm tiền của con người.
Cụ thể, Cronqvist và Siegel đã theo dõi nhiều cặp song sinh (cùng trứng và khác trứng) trong 4 năm, từ 2003-2007. Sau khi tổng hợp dữ liệu, hai nhà nghiên cứu thấy rằng các cặp anh em, chị em sinh đôi có thói quen tiêu tiền gần như giống hệt nhau, dù họ giàu hay nghèo, thành công hay thất bại trong công việc.
Gene người quy định cả thói quen chi tiêu (Ảnh: Getty Images)
Có những trường hợp, người em nghèo khó sống rất tiết kiệm thì ông anh giàu nứt đố đổ vách cũng thuộc dạng “vắt cổ chày ra nước”. Tương tự, khi ông anh tiêu pha lãng phí thì cậu em cũng hệt như vậy, dù kẻ giàu người nghèo khác hẳn nhau.
Do những cặp song sinh có nhiều gene giống nhau nên Cronqvist và Siegel nhận định một phần thói quen chi tiêu có thể bắt nguồn từ chính những bộ gene.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học nhận định cha mẹ có thể hình thành thói quen chi tiêu cho con trẻ từ rất sớm, nhưng những thói quen đó sẽ chỉ tồn tại cho tới năm 45 tuổi. Sau mốc thời gian này, chúng ta sẽ chẳng nhớ nổi cha mẹ đã dạy những gì.
Phunutoday