Pháp luật quy định về giám hộ theo pháp luật dân sự như thế nào?

trongan1012

Thành viên
Tham gia
20/7/2021
Bài viết
5

Pháp luật quy định về giám hộ theo pháp luật dân sự như thế nào?​

Có thể nói chế định về người giám hộ trong pháp luật dân sự là một trong những hình thức bảo vệ pháp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chế định này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước và xã hội với người chưa thành niên, người không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự… Vì vậy, người giám hộ theo Bộ Luật Dân sự 2015 được quy định như thế nào? Dưới đây chúng tôi có đưa ra một số những giải đáp về quy định về người giám hộ trong pháp luật dân sự ngay bài viết bên dưới sau đây.
sach-hay-sinh-vien-luat-nen-doc-cover.png


Xem thêm: luật sư giỏi tphcm

Để trở thành người giám hộ thì cần những điều kiện gì?​

Căn cứ trên quy định tại điều 48 Bộ luật dân sự 2015, người giám hộ sẽ được hiểu là các pháp nhân, cá nhân có đầy đủ các điều kiện để trở thành người giám hộ quy định tại Điều 49, 50 Bộ luật dân sự 2015.

Người giám hộ hay còn gọi là một bên chủ thể trong quan hệ giám hộ. Hoặc là có thể là pháp nhân hoặc cá nhân. Để trở thành người giám hộ, các cá nhân, pháp nhân cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

Đối với các cá nhân muốn làm người giám hộ​

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo pháp luật quy định.

– Có tư cách đạo đức tốt và có các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

– Người không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, danh dự của người khác.

Đối với pháp nhân mong muốn làm người giám hộ​

– Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự phù hợp với công việc giám hộ.

– Có các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người giám hộ.

– Một pháp nhân, cá nhân có thể làm giám hộ cho nhiều người.

Phân loại người giám hộ theo pháp luật hiện hành​

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người giám hộ có thể được chia thành người giám hộ đương nhiên và người giám hộ được ủy quyền theo pháp luật.

Người giám hộ đương nhiên​

Người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân theo pháp luật. Dựa vào nhân thân của người được giám hộ mà chia người giám hộ đương nhiên thành 2 loại là: người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự và người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên.

Người giám hộ được ủy quyền theo pháp luật​

Người giám hộ được cử là các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện giám hộ theo trình tự nhất định do pháp luật quy định. Một người giám hộ có thể có vai trò giám hộ cho nhiều người nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ. Tuy nhiên, trừ các trường hợp người giám hộ là cha, mẹ, ông, bà theo quy định pháp luật trước đó quy định tại Khoản 2 Điều 47 Bộ luật dân sự 2015.

Xem thêm: https://everest.org.vn/dich-vu-phap-ly-dat-dai/

Người giám hộ có quyền và nghĩa vụ gì?​

Pháp luật đã quy định về quyền, nghĩa vụ của người giám hộ nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp cũng như nâng cao trách nhiệm của họ trong việc giám hộ các cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc chưa đầy đủ năng lực hành vi. Nghĩa vụ của cả 2 loại người giám hộ đại diện được quy định tại các Điều 55, 56, 57, 58, 59 Bộ luật dân sự 2015. Đồng thời căn cứ theo quy định của những điều luật này, đồng thời người giám hộ có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

– Đối với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi thì sẽ được hưởng các quyền lợi sau đây:

+ Giáo dục, chăm sóc cho người được giám hộ

+ Đại diện đặc trưng cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự. Tuy nhiên trừ các trường hợp pháp luật đã quy định trước đỏ khi người chưa đủ 15 tuổi có thể tự mình xác lập hay thực hiện giao dịch dân sự.

+ Được quản lý các tài sản của người được giám hộ.

+ Bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật của người được giám hộ.

– Đối với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi căn cứ Điều 56 Bộ luật dân sự 2015:

+ Đại diện, thay mặt cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, trừ các trường hợp pháp luật đã quy định người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình thực hiện, xác lập các giao dịch dân sự.

+ Quản lý thay các loại tài sản của người được giám hộ, trừ các trường hợp đã được pháp luật có quy định khác trước đó.

+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người đã được giám hộ.

– Đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ( Điều 57 BLDS năm 2015):

+ Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;

+ Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;

+ Quản lý tài sản của người được giám hộ

+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

+ Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi pháp luật cho phép.

Xem thêm: tư vấn luật lao động miễn phí cho tập đoàn
 

Đính kèm

  • court-and-trial-vocabulary-english-for-everyone-1567589214108172730096.jpg
    court-and-trial-vocabulary-english-for-everyone-1567589214108172730096.jpg
    147,1 KB · Lượt xem: 0
Quay lại
Top Bottom