- Tham gia
- 20/7/2015
- Bài viết
- 1.309
Đề bài: Phân tích tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Thạch Lam xuất thân từ một gia đình công chức gốc quan lại. Ông là một cây bút đắc lực của báo Phong hóa và Ngày nay. Ông sáng tác không nhiều nhưng đủ để tạo nên phong cách riêng trong sáng, giản dị, đậm chất trữ tình. Thạch Lam có đóng góp đáng quý cho sự nghiệp văn xuôi trước Cách mạng tháng Tám, đặc biệt trong thể loại truyện ngắn. “Hai đứa trẻ” một “tác phẩm thơ mang y phục văn xuôi” đã để lại một niềm cảm thương sâu sắc trong lòng người đọc về hai đứa trẻ: Liên và An.
Phân tích tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Liên và An là hai đứa trẻ từng sống ở Hà Nội, rồi gia đình sa cơ thất thế nên trở về quê, một phố huyện nghèo hẻo lánh. Hai chị em trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu. Một gian hàng thuê lại của bà lão móm, ngăn ra bằng phên nứa dán giấy nhật trình. Liên chừng khoảng chín tuổi còn An khoảng bảy, tám tuổi. Tuy còn nhỏ nhưng Liên đã có những toan tính cho cuộc sống. Có lẽ vì thế mà trong sâu thẳm tâm hồn cô bé này đã có những xúc cảm hết sức tinh vi về mọi vật, mọi việc ở phố huyện này.
Bức tranh thiên nhiên trong phố huyện khi ngày tàn được hiện lên qua điểm nhìn nhạy cảm, tinh tế của Liên. Đó là “Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gío nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve.” Trong bức tranh ấy có sự hòa trộn giữa hai loại hình ảnh : hình ảnh êm đềm, lãng mạn và hình ảnh gợi sự nghèo khổ, bần cùng. Phải chăng do cảnh chiều tàn mà gợi cho Liên nỗi buồn: “ Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đoi mắt chị bónh tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.” Thật khó để phân định rạch ròi nỗi buồn ngoại cảnh thấm vào tâm cảnh haynỗi buồn tâm cảnh lan tỏa ra, nhuốm vào ngoại cảnh. Ta chỉ thấy ở đay là một nỗi buồn sâu sắc trong tâm trạng. Chỉ có sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm như Liên mới thấu hiểu nó.
Không gian phố huyện còn đựoc hiện lên qua hình ảnh : “Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này” , “đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mông và yên lặng”. Đó chính là mùi riêng của quê hương. Vậy là đủ thấy tình yêu quê hương trong Liên như một mạch nguồn len lỏi trong tâm hồn. Có lẽ bắt nguồn từ đó mà trong Liên luôn có sự xót thương những kiếp người nghèo khổ tròn phố huyện.
Liên thực sự có một tấm lòng thương cảm vô hạn đối với những con người nghèo khổ, lam lũ, tù túng của phố huyện. Liên thương những đứa trẻ con nhà nghèo nhưng chính chị cũng chẳng có tiền cho chúng. Hình ảnh những đứa trẻ đã gợi sự xót thương của Liên đối với cảnh sống nghèo khó của chúng. Liên thương cho chị Tí, bởi vì cuộc sống của chị cũng khó khăn: “sỡm với muộn mà có ăn thua gì? “. Dường như trong lời hỏi thăm ân cần của Liên có một tiếng nấc khe khẽ. Liên thương cho cụ thi hơi điên, “chị lẳng lặng rót đầy cút rượu ti” và “hai chị em Liên đứng sững nhìn theo cụ đi lần vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”. Nhịp sống ở phố huyện cứ lặp đi, lặp lại, quanh quẩn, đơn điệu, tẻ nhạt. Những cảnh đời bế tắc, cuộc sống của những con người tàn. Họ đang gồng mình lên để sống nói cách khác họ đang sống leo lắt hay chỉ đang tồn tại. Dường như tất cả cảnh phố huyện đều được cô bé thu vào tầm mắt. Với trái tim đa cảm giàu lòng thương xót, Liên đã có những cảm nhận tinh tế về cuộc đời mờ nhạt, quanh quẩn, cái ao đời phẳng lặng trong phố huyện nghèo. Chính sự quan tâm, niềm cảm thương ấy của Liên đã làm nên tình người bàng bạc khắp thiên truyện. Tình người trong Liên không ồn ào mà dịu nhẹ, sáng trong lắng dần trên trang sách. Cái nhìn nhân hậu cùng niềm xót thương đã tạo nên giá trị nhân văn cho “Hai đứa trẻ”. Những kiếp người xuất hiện trong đêm tối, từ bóng tối đi ra rồi lại đi lần vào bóng tối chỉ được gợi lên qua cái nhình của Liên hay chính Thạch Lam? Bởi theo Thế Lữ nhận xét : “Thạch Lam là người sống hết cả từng ý văn, từng câu văn anh đã viết ra trên trang giấy. Sự thực của tâm hồn mà Thạch Lam diễn trong văn chương phức tạp, nhiều hình vẻ, nhưng bao giờ cũng đằm thắm, cũng nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương.”
Hai đứa trẻ dù cho già dặn trong suy nghĩ thì vẫn chỉ là hai đứa trẻ, là hai mầm cây mới nhú trên mảnh đất cằn cỗi, khắc nghiệt cảu không gian nơi phố huyện. Chúng vẫn thèm hòa nhập vào những cuộc chơicủa bao đứa trẻ khác ở “thềm hè” nhưng cả hai đều sợ “trái lời mẹ dặn” và “đành ngồi trên chõng”. Hai chị em Liên lũ trẻ đang chơi ở thềm hè với con mắt thèm muốn và một chút nuối tiếc. Đó là điều hết sức tự nhiên trong tâm hồn trẻ thơ. Tuổi thơ của chúng sớm phải chia tay với những buổi dạo chơi trên phố, sớm quên đi bao niềm vui để phải già dặn, toan tính. Rồi liên và An ngồi ở chõng mà ngước mắt lên bầu trời để khám phá, “vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ”. Chính sự khám phá tự nhiên ấy đã “làm mỏi trí nghĩ” của cả hai đứa trẻ. Thạch Lam hơn ai hết thấu cái bi kịch lớn của tình thương, muốn được san sẻ cùng mà chỉ có thể nâng đỡ về tinh thần. Hai đứa trẻ cũng như ấp ủ bao hi vọng mơ ước của nhà văn được thay đổi thực tại tù túng kia, để những đứa trẻ như liên và An được hưởng trọn vẹn trong vòng tay yêu thương, đùm bọc của cuộc đời.
Hai đứa trẻ-hai niềm hi vọng được nhen nhóm lên như ánh sáng của đoàn tàu làm bừng sáng cả không gian phố huyện, ánh lên nỗi khao khát về sự thay đổi. Sự khao khát, hi vọng mãnh liệt của Liên về sự thay đổi được thể hiện trong cảnh Liên và An cố thức để đợi chuyến tàu đêm. Đoàn tàu hiện ra trong bóng tối với “ngọn lửa xanh biếc”, với tiếng còi kéo dài, với “làn khói bừng sáng”. Con tàu hiện lên bằng một thứ ánh sáng khác hẳn với ngọn đèn leo lắt của chị Tí, của bác phở Siêu. Âm thanh “rầm rộ” làm xáo động cả không gian phố huyện. Trong sâu thẳm tâm hồn những con người nơi đây, đoàn tàu còn mang lại ánh sáng giàu sang, no ấm, hạnh phúc, ánh sáng mà “chừng ấy người trong bóng tối “ đang chờ đợi chăng? Đoàn tàu xuất hiện chỉ làm thay đổi không gian phố huyện trong khoảnh khắc nhưng cũng để mọi người thèm khát. Đặc biệt là Liên, Liên đã càng hiểu thấu sự khao khát đó do chính cô bé cũng từng là người Hà Nội, từng có cuộc sống ấm no như thế. Khi tàub tới “Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực rỡ vui vẻ và huyên náo”. Con tàu như đã đem đén một chút thế giới khác, một thế giới khác hẳn đối với Liên, một thế giới hạnh phúc, giàu sang khác xa với cuộc sống nghèo khổ, tù túng hiện giờ nơi phố huyện. Đoàn tàu đi từ kí ức tới hiện tại, mang đến ước mơ và khát vọng và đem chúng đi trong sự nuối tiếc của Liên. Phố huyện lại trở về với sự yên tĩnh, tịch mịch và sự bủa vây của bóng tối, nguyên vẹn một cuộc sống tù túng, nghèo khó của bao kiếp người. Dù có khó khăn nhưng họ vẫn khao khát, vẫn mơ ước về một tương lai tươi sáng. Đó chính là niềm tin sâu sắc của Thạch Lam, là giá trị nhân đạo của tác phẩm. Nhưng đó chỉ là ý niệm mà không thể thay đổi được thực tế. Đoàn tàu đến, đi qua nhưng chỉ làm Liên thanh thản, yên tĩnh chứ không thể thay đổi được thực tại về cuộc sống “tịch mịch và đầy bóng tối” của Liên. Không thấm được một tấm lòng nhân ái sâu xa, không hiểu lòng con trẻ, không có một tâm hồn nhạy cảm thì thạch Lam không thể diễn tả tinh tế đến thế nỗi thèm khát ánh sáng của những con người trong bóng tối mà đặc biệt là hai đứa trẻ. Quả thực thạch Lam là một hệ thống dây tơ nhạy bén đến mức có thể cảm nhận được sự biến chuyển tinh vi trong tâm trạng mỗi nhân vật.
Dòng suối mát lành ấy cứ thấm dần rồi thẩm thấu vào trái tim mỗi người đọc về sự xót thương, về tình yêu nồng nàn đối với những con người nghèo khổ. Thạch Lam rất đỗi tinh tế trong việc miêu tả sự biến đổi của cảnh vật và nhân vật mà cụ thể ở đây là cô bé Liên. Một cô bé mới 9 tuổi nhưng đã phải già dặn trong cuộc sống khó khăn, vất vả, tù túng, biết cảm thương cho những mảnh đời khốn khổ khiến người đọc xúc động. Với truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã làm được giá trị đích thực của văn chương, giá trị thanh lọc tâm hồn con người, cho nó sức sống ngàn đời bất diệt.
Bài làm
Những trang văn Thạch Lam như những dòng suối ngọt lành nồng nàn tình yêu thương. Sáng tác của Thạch Lam mang màu sắc hiện thực song lại không để cho người đọc thấy được những mảnh vá trên vai áo của những con người nghèo khổ. “Hai đứa trẻ”, một truyện ngắn thấm thía niềm xót thương, một trái tim giàu lòng trắc ẩn của Thạch Lam đã gợi ra tính nhân văn cao cả. Cả truyện ngắn bao trùm là cuộc sống quẩn quanh, cơ cực, tối tăm ở phố huyện nghèo, nhưng dừng như ở đó ta vẫn thấy những điểm sáng đó là hình ảnh hai chị em Liên và An. Hai đứa trẻ là hai nhân vật chính của câu chuyện, mọi biến chuyển tinh vi của vạn vật đều hiện lên qua ánh nhìn nhạy cảm của cô bé Liên. Không gian phố huyện được xuất hiện qua tâm trạng Liên và đến với người đọc qua tâm trạng Liên. Thạch Lam xuất thân từ một gia đình công chức gốc quan lại. Ông là một cây bút đắc lực của báo Phong hóa và Ngày nay. Ông sáng tác không nhiều nhưng đủ để tạo nên phong cách riêng trong sáng, giản dị, đậm chất trữ tình. Thạch Lam có đóng góp đáng quý cho sự nghiệp văn xuôi trước Cách mạng tháng Tám, đặc biệt trong thể loại truyện ngắn. “Hai đứa trẻ” một “tác phẩm thơ mang y phục văn xuôi” đã để lại một niềm cảm thương sâu sắc trong lòng người đọc về hai đứa trẻ: Liên và An.
Phân tích tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Liên và An là hai đứa trẻ từng sống ở Hà Nội, rồi gia đình sa cơ thất thế nên trở về quê, một phố huyện nghèo hẻo lánh. Hai chị em trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu. Một gian hàng thuê lại của bà lão móm, ngăn ra bằng phên nứa dán giấy nhật trình. Liên chừng khoảng chín tuổi còn An khoảng bảy, tám tuổi. Tuy còn nhỏ nhưng Liên đã có những toan tính cho cuộc sống. Có lẽ vì thế mà trong sâu thẳm tâm hồn cô bé này đã có những xúc cảm hết sức tinh vi về mọi vật, mọi việc ở phố huyện này.
Bức tranh thiên nhiên trong phố huyện khi ngày tàn được hiện lên qua điểm nhìn nhạy cảm, tinh tế của Liên. Đó là “Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gío nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve.” Trong bức tranh ấy có sự hòa trộn giữa hai loại hình ảnh : hình ảnh êm đềm, lãng mạn và hình ảnh gợi sự nghèo khổ, bần cùng. Phải chăng do cảnh chiều tàn mà gợi cho Liên nỗi buồn: “ Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đoi mắt chị bónh tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.” Thật khó để phân định rạch ròi nỗi buồn ngoại cảnh thấm vào tâm cảnh haynỗi buồn tâm cảnh lan tỏa ra, nhuốm vào ngoại cảnh. Ta chỉ thấy ở đay là một nỗi buồn sâu sắc trong tâm trạng. Chỉ có sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm như Liên mới thấu hiểu nó.
Không gian phố huyện còn đựoc hiện lên qua hình ảnh : “Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này” , “đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mông và yên lặng”. Đó chính là mùi riêng của quê hương. Vậy là đủ thấy tình yêu quê hương trong Liên như một mạch nguồn len lỏi trong tâm hồn. Có lẽ bắt nguồn từ đó mà trong Liên luôn có sự xót thương những kiếp người nghèo khổ tròn phố huyện.
Liên thực sự có một tấm lòng thương cảm vô hạn đối với những con người nghèo khổ, lam lũ, tù túng của phố huyện. Liên thương những đứa trẻ con nhà nghèo nhưng chính chị cũng chẳng có tiền cho chúng. Hình ảnh những đứa trẻ đã gợi sự xót thương của Liên đối với cảnh sống nghèo khó của chúng. Liên thương cho chị Tí, bởi vì cuộc sống của chị cũng khó khăn: “sỡm với muộn mà có ăn thua gì? “. Dường như trong lời hỏi thăm ân cần của Liên có một tiếng nấc khe khẽ. Liên thương cho cụ thi hơi điên, “chị lẳng lặng rót đầy cút rượu ti” và “hai chị em Liên đứng sững nhìn theo cụ đi lần vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”. Nhịp sống ở phố huyện cứ lặp đi, lặp lại, quanh quẩn, đơn điệu, tẻ nhạt. Những cảnh đời bế tắc, cuộc sống của những con người tàn. Họ đang gồng mình lên để sống nói cách khác họ đang sống leo lắt hay chỉ đang tồn tại. Dường như tất cả cảnh phố huyện đều được cô bé thu vào tầm mắt. Với trái tim đa cảm giàu lòng thương xót, Liên đã có những cảm nhận tinh tế về cuộc đời mờ nhạt, quanh quẩn, cái ao đời phẳng lặng trong phố huyện nghèo. Chính sự quan tâm, niềm cảm thương ấy của Liên đã làm nên tình người bàng bạc khắp thiên truyện. Tình người trong Liên không ồn ào mà dịu nhẹ, sáng trong lắng dần trên trang sách. Cái nhìn nhân hậu cùng niềm xót thương đã tạo nên giá trị nhân văn cho “Hai đứa trẻ”. Những kiếp người xuất hiện trong đêm tối, từ bóng tối đi ra rồi lại đi lần vào bóng tối chỉ được gợi lên qua cái nhình của Liên hay chính Thạch Lam? Bởi theo Thế Lữ nhận xét : “Thạch Lam là người sống hết cả từng ý văn, từng câu văn anh đã viết ra trên trang giấy. Sự thực của tâm hồn mà Thạch Lam diễn trong văn chương phức tạp, nhiều hình vẻ, nhưng bao giờ cũng đằm thắm, cũng nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương.”
Hai đứa trẻ dù cho già dặn trong suy nghĩ thì vẫn chỉ là hai đứa trẻ, là hai mầm cây mới nhú trên mảnh đất cằn cỗi, khắc nghiệt cảu không gian nơi phố huyện. Chúng vẫn thèm hòa nhập vào những cuộc chơicủa bao đứa trẻ khác ở “thềm hè” nhưng cả hai đều sợ “trái lời mẹ dặn” và “đành ngồi trên chõng”. Hai chị em Liên lũ trẻ đang chơi ở thềm hè với con mắt thèm muốn và một chút nuối tiếc. Đó là điều hết sức tự nhiên trong tâm hồn trẻ thơ. Tuổi thơ của chúng sớm phải chia tay với những buổi dạo chơi trên phố, sớm quên đi bao niềm vui để phải già dặn, toan tính. Rồi liên và An ngồi ở chõng mà ngước mắt lên bầu trời để khám phá, “vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ”. Chính sự khám phá tự nhiên ấy đã “làm mỏi trí nghĩ” của cả hai đứa trẻ. Thạch Lam hơn ai hết thấu cái bi kịch lớn của tình thương, muốn được san sẻ cùng mà chỉ có thể nâng đỡ về tinh thần. Hai đứa trẻ cũng như ấp ủ bao hi vọng mơ ước của nhà văn được thay đổi thực tại tù túng kia, để những đứa trẻ như liên và An được hưởng trọn vẹn trong vòng tay yêu thương, đùm bọc của cuộc đời.
Hai đứa trẻ-hai niềm hi vọng được nhen nhóm lên như ánh sáng của đoàn tàu làm bừng sáng cả không gian phố huyện, ánh lên nỗi khao khát về sự thay đổi. Sự khao khát, hi vọng mãnh liệt của Liên về sự thay đổi được thể hiện trong cảnh Liên và An cố thức để đợi chuyến tàu đêm. Đoàn tàu hiện ra trong bóng tối với “ngọn lửa xanh biếc”, với tiếng còi kéo dài, với “làn khói bừng sáng”. Con tàu hiện lên bằng một thứ ánh sáng khác hẳn với ngọn đèn leo lắt của chị Tí, của bác phở Siêu. Âm thanh “rầm rộ” làm xáo động cả không gian phố huyện. Trong sâu thẳm tâm hồn những con người nơi đây, đoàn tàu còn mang lại ánh sáng giàu sang, no ấm, hạnh phúc, ánh sáng mà “chừng ấy người trong bóng tối “ đang chờ đợi chăng? Đoàn tàu xuất hiện chỉ làm thay đổi không gian phố huyện trong khoảnh khắc nhưng cũng để mọi người thèm khát. Đặc biệt là Liên, Liên đã càng hiểu thấu sự khao khát đó do chính cô bé cũng từng là người Hà Nội, từng có cuộc sống ấm no như thế. Khi tàub tới “Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực rỡ vui vẻ và huyên náo”. Con tàu như đã đem đén một chút thế giới khác, một thế giới khác hẳn đối với Liên, một thế giới hạnh phúc, giàu sang khác xa với cuộc sống nghèo khổ, tù túng hiện giờ nơi phố huyện. Đoàn tàu đi từ kí ức tới hiện tại, mang đến ước mơ và khát vọng và đem chúng đi trong sự nuối tiếc của Liên. Phố huyện lại trở về với sự yên tĩnh, tịch mịch và sự bủa vây của bóng tối, nguyên vẹn một cuộc sống tù túng, nghèo khó của bao kiếp người. Dù có khó khăn nhưng họ vẫn khao khát, vẫn mơ ước về một tương lai tươi sáng. Đó chính là niềm tin sâu sắc của Thạch Lam, là giá trị nhân đạo của tác phẩm. Nhưng đó chỉ là ý niệm mà không thể thay đổi được thực tế. Đoàn tàu đến, đi qua nhưng chỉ làm Liên thanh thản, yên tĩnh chứ không thể thay đổi được thực tại về cuộc sống “tịch mịch và đầy bóng tối” của Liên. Không thấm được một tấm lòng nhân ái sâu xa, không hiểu lòng con trẻ, không có một tâm hồn nhạy cảm thì thạch Lam không thể diễn tả tinh tế đến thế nỗi thèm khát ánh sáng của những con người trong bóng tối mà đặc biệt là hai đứa trẻ. Quả thực thạch Lam là một hệ thống dây tơ nhạy bén đến mức có thể cảm nhận được sự biến chuyển tinh vi trong tâm trạng mỗi nhân vật.
Dòng suối mát lành ấy cứ thấm dần rồi thẩm thấu vào trái tim mỗi người đọc về sự xót thương, về tình yêu nồng nàn đối với những con người nghèo khổ. Thạch Lam rất đỗi tinh tế trong việc miêu tả sự biến đổi của cảnh vật và nhân vật mà cụ thể ở đây là cô bé Liên. Một cô bé mới 9 tuổi nhưng đã phải già dặn trong cuộc sống khó khăn, vất vả, tù túng, biết cảm thương cho những mảnh đời khốn khổ khiến người đọc xúc động. Với truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã làm được giá trị đích thực của văn chương, giá trị thanh lọc tâm hồn con người, cho nó sức sống ngàn đời bất diệt.
Nguồn Vanmau