- Tham gia
- 20/7/2015
- Bài viết
- 1.309
Đề bài: Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong truyện Những đứa con trong gia đình
Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại đặt cho tác phẩm của mình là “Những đứa con trong gia đình”. Nhan đề ấy gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ: phải chăng những đứa con trong gia đình là những người con được sinh ra, lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng, đấu tranh kiên cường. Những đứa con ấy đã sống, chiến đấu để xứng đáng với truyền thống ấy? “Những đứa con trong gia đình” là sự khẳng định, ngợi ca mối liên hệ bền chặt, thiêng liêng giữa các thế hệ trong gia đình.
Tác phẩm trước hết thành công ở nghệ thuật xây dựng tình huống truyện: Việt bị thương và nằm lại chiến trường. Qua dòng hồi tưởng đứt nối của Việt, nhà văn đã mở dần đối tượng miêu tả, đi sâu hơn vào thế giới nội tâm của nhân vật. Cách diễn đạt này mang lại cho tác phẩm tính trữ tình đậm đà, tự nhiên, sống động.
Theo dòng hồi tưởng của Việt, chị Chiến- người chị mà Việt hết sức thương yêu quí trọng- đã xuất hiện trước mắt người đọc với nét trẻ con và cả tính người lớn. Chiến dẫu sao cũng chỉ là một cô gái mới lớn, vẫn thích được khen, tranh công bắt ếch với em. Rồi đến cái ngày hai chị em đăng kí đi bộ đội , Chiến đã tranh đi với em-một lẽ vì thương em còn nhỏ nhưng một lẽ Chiến vẫn còn trẻ con: “Tao lớn tao mới đi, mày còn nhỏ, ở nhà phụ làm với chú Năm, qua năm hãy đi”, “Đề nghị mấy anh xét lại cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành”.
Nhưng ở phương diện khác Chiến lại tỏ ra là một cô gái rất gan góc, đảm đang, tháo vát. Và trong cảm nhận của em, Chiến giống mẹ đến lạ lùng. Chiến lo lắng cho em từng chút, đi đâu Chiến cũng xem chừng em, yêu thương em. Đặc biệt Chiến là một cô gái tháo vát, đảm đang: trước khi lên đường chiến đấu, Chiến đã thu xếp việc nhà chu đáo: “thằng Út sang ở với chú Năm, chú nuôi. Còn cái nhà này ba má làm ra thì cho các anh ở xã mượn mở trường học”. Cả cái gi.ường ván, Chiến cũng cho xã mượn làm ghế để ngồi học. Cái nồi, cái lu, chén, dĩa…Chiến đều gửi cho chú Năm. Nhà có năm công ruộng, Chiến giao lại cho chú Năm và bà con trong xóm làm. Hai công mía thì nhờ chú Năm thu hoạch để giỗ má. Bàn thờ ba má thì hai chị em cũng đem sang chú cho thằng Út trông coi.
Một câu nói giản dị nhưng tâm hồn chiến dường như cũng sáng bừng với câu nói ấy: “Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất…”.Với câu nói ấy, ta có thể hiểu vì sau Chiến đã tham gia cuộc chiến và chiến đấu dũng cảm đến như vậy.
Từ hình ảnh Chiến-một cô gái dễ thương với một tính cách đa dạng đã cho ta thấy vẻ đẹp của người dân Nam bộ: giàu ý chí, lòng căm thù giặc mà lại sâu sắc nghĩa tình.
Cùng với nhân vật Chiến, nhà văn đã khắc họa thành công nhân vật Việt. Việt đúng là một chàng trai mới lớn, hết sức hiếu động: thích bắt ếch, bắn chim, câu cá…và rất vô tư. Trong cái đêm trước ngày lên đường nhập ngũ khi nghe chị bàn việc nhà, Viêt “lăn ra ván cười khì khì”, chụp một con đom đóm trong lòng tay rồi ngủ quên lúc nào không biết. Đến lúc đã thành một người lính, Việt vẫn mang theo cái ná thun bên mình. Khi bị thương giữa chiến trường, thất lạc đồng đội Việt không hề nao núng sợ hãi mà anh lại sợ ma. Việt thương chị mình theo một cách cũng rất trẻ con là giấu chị như giấu của riêng vì sợ mất chị.
Tuy chỉ mới mười tám tuổi nhưng Việt lại chiến đấu rất gan dạ và dũng cảm, kiên cường bởi lẽ dòng máu trong người Việt là dòng máu anh hùng, dòng máu của “những người con trong gia đình” có truyền thống cách mạng. Ngay từ khi còn rất nhỏ, Việt đã dám xông vào thằng giặc đã giết cha mình. Khi chiến đấu Việt lập chiến công là đã hạ được một xe bọc thép của giặc. Dù cận kề cái chết Việt vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu: “đạn đã lên nòng, ngón tay còn lại sẵn sàng chiến đấu”.
Hình ảnh Việt mang vẻ đẹp của người thanh niên mới lớn. Tuy còn đó những nét trẻ con nhưng lại dạt dào tình cảm yêu nước.
Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, Nguyễn Thi đã thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật một cách tinh tế sâu sắc, ngôn ngữ mang đậm sắc thái Nam bộ giàu chất tạo hình, góc cạnh.
Tóm lại, “Những đứa con trong gia đình” đã thành công trong việc khắc họa hình tượng nhân vật Chiến và Việt- những thanh niên một thời hào hùng của dân tộc. Thông qua hai nhân vật này nhà văn đã cho thấy chính sự gan góc, kiên cường đã tạo nên sức mạnh dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược.
Bài làm
Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Nguyễn Thi là một trong những cây bút tiêu biểu cho văn học Việt Nam. Tuy quê ở Nam Định nhưng ông lại được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Trong sáng tác của ông có những tác phẩm tiêu biểu: Trăng sáng, Đôi bạn, Những đứa con trong gia đình…Nhưng tiêu biểu hơn cả là tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt –“Những đứa con trong gia đình”. Qua tác phẩm, nhà văn cho ta thấy được vẻ đẹp, phẩm chất của nhân vật Việt và Chiến: giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. Họ như đi lên từ tuổi thơ đau thương, mất mát mà đến với cuộc chiến.Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại đặt cho tác phẩm của mình là “Những đứa con trong gia đình”. Nhan đề ấy gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ: phải chăng những đứa con trong gia đình là những người con được sinh ra, lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng, đấu tranh kiên cường. Những đứa con ấy đã sống, chiến đấu để xứng đáng với truyền thống ấy? “Những đứa con trong gia đình” là sự khẳng định, ngợi ca mối liên hệ bền chặt, thiêng liêng giữa các thế hệ trong gia đình.
Tác phẩm trước hết thành công ở nghệ thuật xây dựng tình huống truyện: Việt bị thương và nằm lại chiến trường. Qua dòng hồi tưởng đứt nối của Việt, nhà văn đã mở dần đối tượng miêu tả, đi sâu hơn vào thế giới nội tâm của nhân vật. Cách diễn đạt này mang lại cho tác phẩm tính trữ tình đậm đà, tự nhiên, sống động.
Theo dòng hồi tưởng của Việt, chị Chiến- người chị mà Việt hết sức thương yêu quí trọng- đã xuất hiện trước mắt người đọc với nét trẻ con và cả tính người lớn. Chiến dẫu sao cũng chỉ là một cô gái mới lớn, vẫn thích được khen, tranh công bắt ếch với em. Rồi đến cái ngày hai chị em đăng kí đi bộ đội , Chiến đã tranh đi với em-một lẽ vì thương em còn nhỏ nhưng một lẽ Chiến vẫn còn trẻ con: “Tao lớn tao mới đi, mày còn nhỏ, ở nhà phụ làm với chú Năm, qua năm hãy đi”, “Đề nghị mấy anh xét lại cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành”.
Nhưng ở phương diện khác Chiến lại tỏ ra là một cô gái rất gan góc, đảm đang, tháo vát. Và trong cảm nhận của em, Chiến giống mẹ đến lạ lùng. Chiến lo lắng cho em từng chút, đi đâu Chiến cũng xem chừng em, yêu thương em. Đặc biệt Chiến là một cô gái tháo vát, đảm đang: trước khi lên đường chiến đấu, Chiến đã thu xếp việc nhà chu đáo: “thằng Út sang ở với chú Năm, chú nuôi. Còn cái nhà này ba má làm ra thì cho các anh ở xã mượn mở trường học”. Cả cái gi.ường ván, Chiến cũng cho xã mượn làm ghế để ngồi học. Cái nồi, cái lu, chén, dĩa…Chiến đều gửi cho chú Năm. Nhà có năm công ruộng, Chiến giao lại cho chú Năm và bà con trong xóm làm. Hai công mía thì nhờ chú Năm thu hoạch để giỗ má. Bàn thờ ba má thì hai chị em cũng đem sang chú cho thằng Út trông coi.
Một câu nói giản dị nhưng tâm hồn chiến dường như cũng sáng bừng với câu nói ấy: “Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất…”.Với câu nói ấy, ta có thể hiểu vì sau Chiến đã tham gia cuộc chiến và chiến đấu dũng cảm đến như vậy.
Từ hình ảnh Chiến-một cô gái dễ thương với một tính cách đa dạng đã cho ta thấy vẻ đẹp của người dân Nam bộ: giàu ý chí, lòng căm thù giặc mà lại sâu sắc nghĩa tình.
Cùng với nhân vật Chiến, nhà văn đã khắc họa thành công nhân vật Việt. Việt đúng là một chàng trai mới lớn, hết sức hiếu động: thích bắt ếch, bắn chim, câu cá…và rất vô tư. Trong cái đêm trước ngày lên đường nhập ngũ khi nghe chị bàn việc nhà, Viêt “lăn ra ván cười khì khì”, chụp một con đom đóm trong lòng tay rồi ngủ quên lúc nào không biết. Đến lúc đã thành một người lính, Việt vẫn mang theo cái ná thun bên mình. Khi bị thương giữa chiến trường, thất lạc đồng đội Việt không hề nao núng sợ hãi mà anh lại sợ ma. Việt thương chị mình theo một cách cũng rất trẻ con là giấu chị như giấu của riêng vì sợ mất chị.
Tuy chỉ mới mười tám tuổi nhưng Việt lại chiến đấu rất gan dạ và dũng cảm, kiên cường bởi lẽ dòng máu trong người Việt là dòng máu anh hùng, dòng máu của “những người con trong gia đình” có truyền thống cách mạng. Ngay từ khi còn rất nhỏ, Việt đã dám xông vào thằng giặc đã giết cha mình. Khi chiến đấu Việt lập chiến công là đã hạ được một xe bọc thép của giặc. Dù cận kề cái chết Việt vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu: “đạn đã lên nòng, ngón tay còn lại sẵn sàng chiến đấu”.
Hình ảnh Việt mang vẻ đẹp của người thanh niên mới lớn. Tuy còn đó những nét trẻ con nhưng lại dạt dào tình cảm yêu nước.
Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, Nguyễn Thi đã thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật một cách tinh tế sâu sắc, ngôn ngữ mang đậm sắc thái Nam bộ giàu chất tạo hình, góc cạnh.
Tóm lại, “Những đứa con trong gia đình” đã thành công trong việc khắc họa hình tượng nhân vật Chiến và Việt- những thanh niên một thời hào hùng của dân tộc. Thông qua hai nhân vật này nhà văn đã cho thấy chính sự gan góc, kiên cường đã tạo nên sức mạnh dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược.
Nguồn Edufly