- Tham gia
- 20/7/2015
- Bài viết
- 1.309
Đề bài: Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng giang của Huy Cận
Đọc "Tràng giang" – bài thơ trang trọng, cổ kính, đậm đà cốt cách Đường thi mà giản dị mới lạ, độc đáo in rõ dấu ấn của thơ lãng mạn đương thời – mới thấy nhận định trên là đúng.
Là Tràng Giang khổ nào cũng dập dềnh sóng nước,
Là tâm trạng, khổ nào cũng lặng lẽ u buồn.
(Lê Vy)
Hai khổ cuối của bài thơ đã góp phần tạo nên điều ấy:
…Bèo dạt về đâu hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ; bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời non nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Âm hưởng trầm trầm, chất ngất u buồn của những câu thơ đầu tiên lan rộng đến hai khổ cuối. Từ một cành củi khô ở trước đến hình ảnh "bèo dạt" vô định vô phương ở sau đều gợi lên sự chia li "tan" mà không "hợp".
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Trước cảnh "mênh mông" sông dài trởi rộng, cánh bèo xanh nổi như nét điểm xuyết gợi lên cả kiếp người: bé nhỏ và vô định. Hình ảnh không phải mới, vốn dĩ đã xuất hiện khá nhiều trong ca dao và thơ cổ nhưng đặt trong dòng "Tràng giang" vẫn đủ sức khiến người thưởng thức cảm nhận rõ rệt thêm cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian, cái vô cùng của thiên nhiên tạo hóa.
Cảnh bao la nhưng vắng bặt bóng dáng con người. Điệp từ "không" như điểm nhấn cho sự vắng ở đây. Song nhưng không có "đò", không hề có cảnh "cô chu trấn nhật các sa miên" hãy "bến My Lăng nàm không thuyền đợi khách". Cả dáng cầu nghiêng nghiêng, "cầu bao nhiêu nhịp thương mình bấy nhiêu" cũng không hề xuất hiện, tất cả đều "lặng lẽ", chỉ có thiên nhiên "bờ xanh" nối tiếp thiên nhiên (bãi vàng).
Gam màu lạnh. Cảnh quạnh quẽ càng thêm quạnh quẽ, u buồn càng chất ngất u buồn hơn. Cánh bèo trôi hay chính con người đang lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian?
Huy Cận là một nhà thơ mới, ảnh hưởng khá nhiều dòng thơ lãng mạn Pháp. Thế nhưng, ông còn là người thuộc nhiều, ảnh hưởng nhiều phong cách trang trọng, cố kính của thơ Đường. Cốt cách ấy được thể hiện rõ nét trong khổ thơ cuối:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Bậc thánh thi Đỗ Phủ đời Đường thường có câu:
Giang giang ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
(Thu hứng)
và đã được Nguyễn Công Trứ dịch một cách tài hoa rằng:
Lưng trời sóng lượn lòng sông thẳm
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
Ý thơ của Đỗ Phủ đã được tái hiện độc đáo qua ngòi bút của Huy Cận:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc.
Từ láy "lớp lớp" khiên mây dày đặc thêm, nhiều tầng nhiều lớp thêm, nên khiến núi ánh lên sắc bạc huyền hoặc như trong mộng. Tứ thơ cao nhã lắm thay!
Trong cái tĩnh gần như tuyệt đối của trang thơ, cánh chim có lẽ là chút hồn động nhất.
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Đã là "cánh nhỏ" mà lại chao nghiêng nên nét thanh mảnh của cánh chim càng nâng thêm một bậc. Sắc hoàng hôn bát ngát trên trang thơ, cánh chim bé bỏng nghiêng chao gợi lên niềm xúc cảm? Sẽ chẳng bao giờ ta quên được ý thơ…
Giữa không gian cô tịch, ngẩng nhìn lên cao rồi lại cúi trông mặt nước:
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Tư thế ấy có khiến ta liên tưởng đến Lý Bạch:"Cửa đầu vọng minh nguyệt – Đê đầu tư cố hương"?
Âm hưởng hai câu thơ Đường thi tuyệt tác của Thôi Hiệu phảng phất ở đây:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Thế nhưng Thôi Hiệu phải có "khói sóng" mới "buồn lòng ai". Còn nhà thơ của chúng ta "không khói hoàng hôn" mà "lòng quê" vẫn "dợn dợn vời con nước"! Từ láy "dợn dợn" và từ "vời" khiến nỗi buồn triền miên, xa xôi, dàn trải mãi đến vô tận, đến khôn cùng!
Nhận xét về Huy Cận, nhà phê bình Hoài Thanh từng viết: "Huy Cận có lẽ đã sống một cuộc đời rất bình thường, nhưng ông luôn lắng nghe mình sống để ghi lấ cái nhịp nhàng lặng lẽ của thế giới bên trong." Đọc những vần thơ của Thi nhân, chỉ mong cảm nhận và hiểu thêm một chút vè con người thơ ấy. "Tràng giang" sẽ còn mãi trôi, lấp lánh trên thi đàn Việt Nam, mãi trôi để nhớ để thương trong lòng người đọc…
Bài làm
Có nhà phê bình nào đó đã tinh tế nhận xét rằng: Thơ Huy Cận không phải rượu rót vào chén (tức là không say nồng) mà là men đang lên; không phải hoa trên cành (tức không khoe sắc rực rỡ) mà là nhựa đang chuyển. Đúng thế! Cái hồn thơ bề ngoài tưởng lặng lẽ mà rất cao, rất rộng trong thơ ông không dễ gì nắm bắt.Đọc "Tràng giang" – bài thơ trang trọng, cổ kính, đậm đà cốt cách Đường thi mà giản dị mới lạ, độc đáo in rõ dấu ấn của thơ lãng mạn đương thời – mới thấy nhận định trên là đúng.
Là Tràng Giang khổ nào cũng dập dềnh sóng nước,
Là tâm trạng, khổ nào cũng lặng lẽ u buồn.
(Lê Vy)
Hai khổ cuối của bài thơ đã góp phần tạo nên điều ấy:
…Bèo dạt về đâu hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ; bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời non nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Âm hưởng trầm trầm, chất ngất u buồn của những câu thơ đầu tiên lan rộng đến hai khổ cuối. Từ một cành củi khô ở trước đến hình ảnh "bèo dạt" vô định vô phương ở sau đều gợi lên sự chia li "tan" mà không "hợp".
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Trước cảnh "mênh mông" sông dài trởi rộng, cánh bèo xanh nổi như nét điểm xuyết gợi lên cả kiếp người: bé nhỏ và vô định. Hình ảnh không phải mới, vốn dĩ đã xuất hiện khá nhiều trong ca dao và thơ cổ nhưng đặt trong dòng "Tràng giang" vẫn đủ sức khiến người thưởng thức cảm nhận rõ rệt thêm cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian, cái vô cùng của thiên nhiên tạo hóa.
Cảnh bao la nhưng vắng bặt bóng dáng con người. Điệp từ "không" như điểm nhấn cho sự vắng ở đây. Song nhưng không có "đò", không hề có cảnh "cô chu trấn nhật các sa miên" hãy "bến My Lăng nàm không thuyền đợi khách". Cả dáng cầu nghiêng nghiêng, "cầu bao nhiêu nhịp thương mình bấy nhiêu" cũng không hề xuất hiện, tất cả đều "lặng lẽ", chỉ có thiên nhiên "bờ xanh" nối tiếp thiên nhiên (bãi vàng).
Gam màu lạnh. Cảnh quạnh quẽ càng thêm quạnh quẽ, u buồn càng chất ngất u buồn hơn. Cánh bèo trôi hay chính con người đang lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian?
Huy Cận là một nhà thơ mới, ảnh hưởng khá nhiều dòng thơ lãng mạn Pháp. Thế nhưng, ông còn là người thuộc nhiều, ảnh hưởng nhiều phong cách trang trọng, cố kính của thơ Đường. Cốt cách ấy được thể hiện rõ nét trong khổ thơ cuối:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Bậc thánh thi Đỗ Phủ đời Đường thường có câu:
Giang giang ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
(Thu hứng)
và đã được Nguyễn Công Trứ dịch một cách tài hoa rằng:
Lưng trời sóng lượn lòng sông thẳm
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
Ý thơ của Đỗ Phủ đã được tái hiện độc đáo qua ngòi bút của Huy Cận:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc.
Từ láy "lớp lớp" khiên mây dày đặc thêm, nhiều tầng nhiều lớp thêm, nên khiến núi ánh lên sắc bạc huyền hoặc như trong mộng. Tứ thơ cao nhã lắm thay!
Trong cái tĩnh gần như tuyệt đối của trang thơ, cánh chim có lẽ là chút hồn động nhất.
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Đã là "cánh nhỏ" mà lại chao nghiêng nên nét thanh mảnh của cánh chim càng nâng thêm một bậc. Sắc hoàng hôn bát ngát trên trang thơ, cánh chim bé bỏng nghiêng chao gợi lên niềm xúc cảm? Sẽ chẳng bao giờ ta quên được ý thơ…
Giữa không gian cô tịch, ngẩng nhìn lên cao rồi lại cúi trông mặt nước:
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Tư thế ấy có khiến ta liên tưởng đến Lý Bạch:"Cửa đầu vọng minh nguyệt – Đê đầu tư cố hương"?
Âm hưởng hai câu thơ Đường thi tuyệt tác của Thôi Hiệu phảng phất ở đây:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Thế nhưng Thôi Hiệu phải có "khói sóng" mới "buồn lòng ai". Còn nhà thơ của chúng ta "không khói hoàng hôn" mà "lòng quê" vẫn "dợn dợn vời con nước"! Từ láy "dợn dợn" và từ "vời" khiến nỗi buồn triền miên, xa xôi, dàn trải mãi đến vô tận, đến khôn cùng!
Nhận xét về Huy Cận, nhà phê bình Hoài Thanh từng viết: "Huy Cận có lẽ đã sống một cuộc đời rất bình thường, nhưng ông luôn lắng nghe mình sống để ghi lấ cái nhịp nhàng lặng lẽ của thế giới bên trong." Đọc những vần thơ của Thi nhân, chỉ mong cảm nhận và hiểu thêm một chút vè con người thơ ấy. "Tràng giang" sẽ còn mãi trôi, lấp lánh trên thi đàn Việt Nam, mãi trôi để nhớ để thương trong lòng người đọc…
Nguồn Edufly